Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 49 - 52)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA,

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT có ảnh hưởng không nhỏ tới quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS, trong đó có HS tiểu học nói riêng. Năm 2016 Bộ GD&ĐT ban hành Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 về KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học. Năm học 2020-2021, 2021-2022 đánh giá học sinh lớp 1, lớp 2 theo Thông tƣ 27/2020/TT- BGDĐT, ngày 04 tháng 09 năm 2020. Đó là những quan điểm căn bản ảnh hưởng tới quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL ở trường tiểu học.

- Yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất, tài chính có ảnh hưởng lớn tới quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL ở trường tiểu học. Bởi vì mọi hoạt động đánh giá muốn tiến hành có hiệu quả thì phải có điều kiện cơ sở vật chất và môi trường nhất định. Cơ sở vật chất và tài chính đóng vai trò điều kiện, tạo tiền đề để hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS đƣợc diễn ra một cách thuận lợi nhất.

- Yếu tố hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin cũng ảnh hưởng đến quản lý hoạt động KT, ĐG. Hệ thống thông tin giúp người Hiệu trưởng có thể nắm bắt nhanh toàn bộ hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS, qua đó có thể đƣa ra những quyết định kịp thời để điều chỉnh. Việc áp

dụng công nghệ thông tin vào KT, ĐG kết quả học tập của HS là yêu cầu đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL.

- Yếu tố nhận thức của xã hội, của cha mẹ HS về KT, ĐG kết quả học tập của HS ở trường tiểu học theo định hướng PTNL cũng có tác động nhất định. Tâm lý coi trọng điểm số, bằng cấp của xã hội và cha mẹ HS gây sức ép rất lớn cho hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS. Tâm lý này còn là nguyên nhân của các hiện tƣợng chỉ chú trọng kiến thức sách vở, coi nhẹ các năng lực thực hành, ứng dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, vào bối cảnh thực. Để thay đổi điều này cần phải có thời gian, đặc biệt phải có sự chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách đổi mới giáo dục của Nhà nước.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Năng lực và phẩm chất của người CBQL cũng có ảnh hưởng tới quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL ở trường tiểu học. Để hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS trong nhà trường tiểu học đạt hiệu quả cao đòi hỏi người CBQL phải là một nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín chuyên môn và biết cách tổ chức hoạt động KT, ĐG, đồng thời phải am hiểu sâu sắc về đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL.

- Chất lƣợng GV có ý nghĩa quyết định trong hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS hiện nay. GV là yếu tố quan trọng nhất cho chất lƣợng giảng dạy nói chung, và chất lƣợng quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS nói riêng. GV đóng vai trò là người chịu trách nhiệm chính trong việc KT, ĐG kết quả học tập của HS, kết quả HS trong lớp; quản lý hồ sơ đánh giá, nghiệm thu và bàn giao chất lượng HS trong nhà trường.

- Yếu tố chất lƣợng HS có ý nghĩa lớn trong quá trình đánh giá và quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS ở trường tiểu học. Quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS phải đƣợc xét đến kết quả kiến thức, kỹ

năng mà người học tiếp thu được. Mặt khác, kết quả học tập của HS trong quá trình đánh giá còn giúp cho GV điều chỉnh các mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách thức của hoạt động đánh giá. Chính vì vậy yếu tố chất lƣợng HS có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS ở trường tiểu học.

Tiểu kết chương 1

Nội dung cơ bản của chương 1 là làm rừ một số khỏi niệm chớnh liờn quan đề tài; trong đú đặc biệt xỏc định rừ nội hàm cỏc khỏi niệm: năng lực, PTNL, đánh giá theo tiếp cận năng lực…Bên cạnh đó, xác định và luận giải một số nội dung cơ bản về lý luận KT, ĐG HS theo tiếp cận năng lực và lý luận về quản lý hoạt động KT, ĐG HS ở trường tiểu học theo định hướng PTNL. Nội dung quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL bao gồm các công việc về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch.

Ngoài ra, trong chương này còn chỉ ra các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quá trình quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS ỏ trường tiểu học theo định hướng PTNL.

Có thể nói, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, việc quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS ở trường tiểu học theo định hướng PTNL là một đòi hỏi hết sức quan trọng của quá trình dạy học - giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường tiểu học theo định hướng PTNL. Thực hiện tốt hoạt động quản lý này sẽ thúc đẩy đổi mới các thành tố khác của quá trình dạy học nhƣ: nội dung, PPDH, hình thức dạy học,… qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục ở nhà trường tiểu học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)