8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp
Các biện pháp quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL ở các trƣờng tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đƣợc luận văn đề xuất trên đây có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ, thống nhất với nhau; chúng tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau; mỗi biện pháp phù hợp với một nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý; tuy nhiên tất cả các biện pháp đều nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện.
Trong 5 biện pháp nêu trên, biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, cha mẹ học sinh về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL” là cơ sở để thực hiện biện pháp 2: “Đổi mới lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL”. Bởi ngƣời quản lý vì muốn chỉ đạo hoạt động thực hiện tốt các khâu kiểm tra, đánh giá của GV thì bản thân ngƣời CBQL cũng nhƣ bản thân ngƣời GV phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về hoạt động này trƣớc.
Biện pháp 3: “Chỉ đạo thực hiện đồng bộ đổi mới hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh với đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo định hướng PTNL” là căn cứ cho việc thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá GV, tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện biện pháp 4: “Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL”
Biện pháp 4: “Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL” sẽ giúp ngƣời
CBQL đánh giá đƣợc mức độ nhận thức của đội ngũ GV cũng nhƣ đánh giá đƣợc mức độ thực hiện các khâu trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh do GV tiến hành, để từ đó có những quyết định điều chỉnh, bổ xung, sửa đổi biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, cha mẹ học sinh về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL” cũng nhƣ biện pháp 2: “Đổi mới lập kể hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL ”, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý.
Biện pháp 3: “Chỉ đạo thực hiện đồng bộ đổi mới hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh với đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo định hướng PTNL”, lại đảm bảo cho việc thích nghi với sự thay đổi do cơ chế hay do điều kiện thực tiễn mà hoạt động kiểm tra, đánh giá yêu cầu.
Các biện pháp nêu trên chỉ đƣợc tiến hành một cách thuận lợi và đạt kết quả cao khi đồng thời đƣợc tiến hành với biện pháp 5: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL”. Biện pháp này đóng vai trò kết nối tất cả các hoạt động trong quá trình quản lý kiểm tra, đánh giá lại với nhau, góp phần tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả của các hoạt động quản lý khác.
Vì vậy, nếu sử dụng các biện pháp riêng rẽ, hay chỉ tập trung thực hiện một vài biện pháp thì sẽ không đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả. Thực tế cũng cho thấy, mỗi biện pháp đều có những điểm mạnh và những hạn chế nhất định. Vì thế, khi áp dụng, ngƣời quản lý phải biết lựa chọn để áp dụng biện pháp nào vào điều kiện cụ thể của trƣờng mình. Mặt khác, nhất thiết cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp.