Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học
năng lực
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp CBQL, GV và cha mẹ HS thay đổi nhận thức về KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL, qua đó tiến hành hoạt động KT, ĐG
kết quả học tập của HS theo đúng chủ trương, chính sách mới về giáo dục của Đảng và Nhà nước, và đúng với các quy định tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016, Thông tƣ 27/2020/TT- BGDĐT, ngày 04 tháng 09 năm 2020 về đánh giá HS tiểu học.
Giúp cho việc KT, ĐG kết quả học tập của HS đi đúng yêu cầu là đánh giá vì sự tiến bộ của HS, không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và cha mẹ HS.
Xây dựng ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác cho đội ngũ CBQL, GV và cha mẹ HS trong khi thực hiện hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS của nhà trường.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
- Tác động vào đối tƣợng CBQL: học tập, nghiên cứu, vận dụng để nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là các quy định, quy chế của ngành giáo dục đối với hoạt động KT, ĐG trong nhà trường. Có ý thức trong việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục nói chung và trong hoạt động quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL nói riêng. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ Cán bộ quản lý đối với hoạt động này.
- Tác động vào đội ngũ GV: nhận diện và thống nhất sự thay đổi quan niệm về KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL và KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng nội dung. Nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực của đội ngũ GV trong việc KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL. Đồng thời quán triệt đội ngũ GV thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá phải theo đúng mục đích đánh giá trong giáo dục là đánh giá để phát triển học tập, đánh giá nhƣ là quá trình học và đánh giá kết quả học tập.
- Tác động vào HS: bồi dƣỡng năng lực nhận thức và khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau thông qua bạn học, nhóm bạn học. Làm cho HS có
năng lực tự học, tự điều chỉnh cách học.
- Tác động vào cha mẹ HS: nâng cao hiểu biết, năng lực nhận thức và ý thức trách nhiệm của họ trong việc KT, ĐG kết quả học tập của HS theo tinh thần của Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016, Thông tƣ 27/2020/TT-BGDĐT, ngày 04 tháng 09 năm 2020 về KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học. Giúp họ hiểu rằng cha mẹ HS cũng tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS để từ đó tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục HS.
3.2.1.3. Cách tiến hành biện pháp
Tổ chức các lớp bồi dƣỡng, tập huấn cho CBQL, GV về lý luận KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học nói chung và KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học theo định hướng PTNL nói riêng. Qua đó giúp CBQL, GV hiểu rừ những điểm thay đổi của Thụng tƣ số 22/2016/TT-BGDĐT so với Thông tƣ số 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, những phẩm chất và năng lực mới đƣợc quy định trong Thông tƣ 27/2020/TT-BGDĐT, ngày 04 tháng 09 năm 2020.
Tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp, kỹ thuật KT, ĐG kết quả học tập của HS trên lớp học; cách sử dụng bộ công cụ để lƣợng hóa kết quả đánh giá giữa và cuối mỗi học kỳ. Qua đó giúp CBQL, GV nâng cao kỹ năng thực hiện KT, ĐG kết quả học tập của HS theo quy định mới Thông tƣ 27/2020/TT-BGDĐT, ngày 04 tháng 09 năm 2020 về KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề có chủ đề về KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học cho đội ngũ CBQL, đội ngũ GV, thông qua đó nâng cao năng lực KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL.
- Mời các chuyên gia, chuyên viên có chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay và về đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học theo định hướng PTNL về các trường để tập huấn
cho GV.
- Tổ chức các buổi giao lưu giữa các trường với nhau, hoặc giữa các GV trong nhà trường về đổi mới kiểm tra, KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học theo định hướng PTNL, qua đó chia sẻ, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc KT, ĐG kết quả học tập của HS.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp cho HS, thông qua đó hướng dẫn HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
- Thông qua các cuộc họp cha mẹ HS định kỳ trong năm học hoặc đột xuất, GV chủ nhiệm và CBQL hướng dẫn cho cha mẹ HS những định hướng đổi mới kiểm tra, KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học đƣợc quy định trong Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016, Thông tƣ 27/2020/TT-BGDĐT, ngày 04 tháng 09 năm 2020 về KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học. Qua đó GV chủ nhiệm và CBQL yêu cầu cha mẹ HS cùng tham gia KT, ĐG kết quả học tập của HS, tích cực phối hợp với GV, nhà trường trong việc giáo dục HS.
* Để thực hiện có hiệu quả biện pháp trên cần bảo đảm các điều kiện sau:
- Phòng GD&ĐT phải chỉ đạo, giám sát hoạt động bồi dƣỡng, tập huấn của nhà trường, đảm bảo mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, tập huấn theo đúng định hướng của ngành giáo dục và phù hợp với thực tế đơn vị.
- Hiệu trưởng, Ban giám hiệu nhà trường phải nắm vững quy trình xây dựng kế hoạch, đồng thời xây dựng đƣợc, thực hiện đƣợc kế hoạch bồi dƣỡng trong hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS tới toàn thể cán bộ, GV, các đối tƣợng liên quan.
- CBQLphải quán triệt những quan điểm chỉ đạo về KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học theo định hướng PTNL đến toàn thể cán bộ, GV, nhân viên, qua đó tạo sự đồng thuận trong toàn trường, đặc biệt trong đội ngũ GV là những người chịu trách nhiệm chính trong KT, ĐG kết quả học tập của HS.
- Các trường tiểu học phải xác định được cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý
về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay và đổi mới kiểm tra, KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học theo định hướng PTNL.
3.2.2. Đổi mới lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh