Biện pháp 4: Đổi mới công tác phân công giáo viên giảng dạy theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học dạy học 2 buổi ngày tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 103 - 108)

Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC

3.2 Đề xuất các biện pháp QL HĐDH ở các trường tiểu học dạy học 2buổi/ngày

3.2.4 Biện pháp 4: Đổi mới công tác phân công giáo viên giảng dạy theo

3.2.4.1 Mục đích cần đạt

QL việc phân công giảng dạy cho GV theo hướng chuyên môn hóa nhằm mục đích giúp GV làm việc phát huy tối đa khả năng chuyên môn trong công việc, thúc đẩy công việc giảng dạy của GV thuận lợi, hiệu quả, động viên mọi người có tinh thần, thái độ, động cơ làm việc, hướng tới đảm bảo chất lượng công việc của mình và của nhà trường.

Qua đó, giúp Hiệu trưởng đánh giá chất lượng đội ngũ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng giáo viên trong nhà trường, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những mặt còn yếu kém của giáo viên cũng như công tác QL trong nhà trường.

3.2.4.2 Nội dung biện pháp và cách thực hiện

* Nội dung:

Phân công giảng dạy cho giáo viên thực chất là công tác tổ chức cán bộ; khi phân công Hiệu trưởng phải nắm bắt tình hình đội ngũ, biết được điểm mạnh, điểm yếu, sở trường công tác, hoàn cảnh của từng giáo viên để sử dụng học, tạo cho họ niềm tin nghề nghiệp, thỏa mãn nhu cầu của giáo viên. Mỗi giáo viên sẽ cố gắng để khẳng định mình trong tập thể sư phạm.

Phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên dạy 02 buổi/

ngày một cách hợp lý, phù hợp với chuyên môn và tình hình thực tế nhà trường sẽ góp phần quyết định việc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Phân công phải đi đôi với công tác bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ là nhiệm vụ cần thiết của Hiệu trưởng nhằm ngày càng hoàn thiện tay nghề trong đội ngũ.

CBQL nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) bàn bạc, thống nhất rồi ra quyết định phân công giảng dạy cho GV.

* Hiệu trưởng tổ chức thực hiện

Phân công giáo viên giảng dạy cho phù hợp khi trường chuyển sang dạy học 02 buổi/ ngày: phải căn cứ vào trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo, năng lực sƣ phạm. Căn cứ vào Thông tƣ 28 qui định về chế độ làm việc của nhà giáo là mỗi giáo viên chỉ dạy 23 tiết/tuần.

Ƣu tiên phân công giáo viên tr nhiệt tình năng nổ làm công tác chủ nhiệm, quản lý học sinh trong giờ nghỉ trƣa.

Chú trọng phân công giáo viên có năng lực đảm nhận 2 môn Toán và Tiếng Việt trong 1 ngày (buổi sỏng và buổi chiều) để giỏo viờn cú thời gian theo dừi việc tiếp thu bài vào buổi sáng của mỗi học sinh, buổi chiều sẽ hỗ trợ cho học sinh hiệu quả hơn. Ở trường tiểu học dạy học 02 buổi/ ngày, hình thức phân công giáo viên rất đa dạng và phong phú:

- Các giáo viên đƣợc đào tạo chuyên môn sƣ phạm tiểu học vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa dạy được nhiều môn, thường phân công giảng dạy một khối lớp trong năm học hoặc thường xuyên trong nhiều năm học.

- Những môn học khác nhƣ Ngoại ngữ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trãi nghiệm phân công cho giáo viên chuyên biệt đảm nhận, giáo viên sƣ phạm tiểu học mà không làm công tác chủ nhiệm thì phân công lưu động. Mục đích đảm bảo và nâng cao chất lượng học tập 2 môn Toán và Tiếng Việt, đồng thời phát triển toàn diện cho học sinh.

Tổ chức và QL tốt hoạt động dạy học của giáo viên theo phân công: Thực hiện chương trình, việc soạn bài, chuẩn bị và lên lớp, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, khen thưởng học sinh đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thông tư 30/2014 và Thông tƣ 22/2016 của Bộ GD&ĐT để kịp thời điều chỉnh phân công GV cho phù hợp hơn.

3.2.4.3 Điều kiện thực hiện

CBQL nhà trường phải có sự đồng thuận, nhất quán nhận thức và chỉ đạo thực hiện.

Hiệu trưởng cần kết hợp chặt chẽ và đồng bộ việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên một cách hợp lý, đúng cách để khơi dậy tình yêu nghề nghiệp, ý thức vươn lên của tập thể.

CBQL cấp trường phải tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện nhiệm vụ nhằm đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày ở TH.

3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường QL hoạt động học của học sinh theo hướng tự học 3.2.5.1 Mục đích cần đạt

Quản lý hoạt động học của học sinh nhằm đƣa các hoạt động học tập của học sinh có nền nếp, nhằm khơi dậy ở học sinh những tiềm năng hiện có và khả năng tìm kiếm, tiếp thu tri thức một cách tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo và vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.

Nhằm giúp khơi gợi hứng thú học tập của HS để trên cơ sở đó HS có ý thức tốt về nhu cầu học tập; giúp HS bước đầu hiểu được mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch học tập; giúp HS tự mình nắm vững nội dung tri thức và tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân.

3.2.5.2 Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp

*Nội dung

Phối hợp QL việc tự học của HS trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD bao gồm các nội dung: Xây dựng động cơ học tập; Xây dựng kế hoạch học tập;

Tự mình nắm vững nội dung tri thức; Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

*Cách thực hiện

- Tăng cường QL xây dựng động cơ học tập:

CBQL cấp trường QL HS tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầu tiên. Bởi vì, thành công không bao giờ là kết quả của một quá trình ngẫu hứng tùy tiện thiếu tính toán, kể cả trong học tập. Có động cơ học tập tốt giỳp cho HS luụn tự giỏc say mờ, học tập với những mục tiờu cụ thể rừ ràng với một niềm vui sỏng tạo bất tận. Vỡ thế, phải giỏo dục học sinh thấy rừ mục đớch của việc học, học để làm gì? Học nhƣ thế nào? Qua dạy học giúp các em hình thành ƣớc mơ và hoài bảo.

Trong rất nhiều động cơ học tập của HS, có thể tách thành hai nhóm cơ bản:

Các động cơ hứng thú nhận thức; Các động cơ trách nhiệm trong học tập.

Thông thường các động cơ hứng thú nhận thức hình thành và đến được với HS một cách tự nhiên khi bài học có nội dung mới lạ, thú vị, bất ngờ và chứa nhiều

những yếu tố nghịch lí, gợi sự tò mò. Động cơ này sẽ xuất hiện thường xuyên khi CBQL cấp trường, GV, PHHS biết tăng cường tổ chức các trò chơi nhận thức, các cuộc thảo luận hay các BP kích thích tính tự giác tích cực từ HS.

Để làm được việc này, Hiệu trưởng có thể tăng cường giáo dục bằng nhiều hình thức thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, các tiết sinh hoạt tập thể, các buổi tham quan, học tập; Đồng thời, thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn lồng ghép vào trong quá trình hoạt động giáo dục trên lớp và phối hợp với tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường và gia đình, cộng đồng xã hội để đạt đƣợc mục đích đề ra.

Động cơ nhiệm vụ và trách nhiệm bắt buộc HS phải liên hệ với ý thức về ý nghĩa của việc học. Từ đó, HS mới có ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi nhiệm vụ học tập, những yêu cầu từ CBQL cấp trường, GV, PHHS.

Củng cố nền nếp, kỷ cương trong học tập: Hiệu trưởng cần làm các nội dung như tổ chức mạng lưới quản lý học sinh theo đơn vị lớp ( giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng, tổ phó bằng hình thức tự quản), so sánh sự tiến bộ ở từng khối lớp trong nhà trường;

Bố trí tương đối về số lượng học sinh đồng đều ở các lớp về các mặt trình độ, học lực, đạo đức, nam, nữ để tạo đƣợc sự điều hòa chất lƣợng và số lƣợng giữa các tổ, các lớp. Giáo viên chủ nhiệm xây dựng và chọn những học sinh năng động, sáng tạo để làm nòng cốt cán bộ lớp, có sự thi đua trong học tập, hoạt động tập thể,…có tinh thần tự quản, giúp đỡ nhau trong học tập. Xây dựng nội quy, quy chế nhà trường và nền nếp học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, các hoạt động giáo dục khác.

Cả hai động cơ trên không phải là một quá trình hình thành tự phát, cũng chẳng đƣợc đem lại từ bên ngoài mà nó hình thành và phát triển một cách tự giác thầm lặng từ bên trong. Do vậy, CBQL cấp trường, GV phải tùy đặc điểm môn học, tùy đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của đối tƣợng HS để tìm ra những BP thích hợp nhằm khơi dậy hứng thú học tập và năng lực tiềm tàng nơi HS. Điều quan trọng hơn là tạo mọi điều kiện để HS tự kích thích động cơ học tập của mình.

- Tăng cường QL xây dựng thời khóa biểu tự học

CBQL cấp trường, GV, PHHS phải hướng HS xây dựng thời khóa biểu tự học với tớnh hướng đớch cao, phải chọn đỳng trọng tõm, cỏi gỡ cốt lừi là quan trọng để ƣu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. Nếu việc học dàn trải

thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác định đƣợc trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí logic về cả nội dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ tự đƣợc thể hiện chi tiết trong thời khóa biểu. Điều đó sẽ giúp quá trình tiến hành việc học đƣợc trôi chảy, thuận lợi.

- Tăng cường QL HS tự nắm vững nội dung tri thức

Đây là giai đoạn quyết định và chiếm nhiều thời gian công sức nhất. Khối lƣợng kiến thức và các kĩ năng đƣợc hình thành nhanh hay chậm, nắm bắt vấn đề nông hay sâu, rộng hay hẹp, có bền vững không… tùy thuộc vào nội lực của chính bản thân HS trong bước mang tính đột phá này. Nó bao gồm các hoạt động:

Tiếp cận thông tin: Trong hoạt động này, HS rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh và linh hoạt. Rèn luyện thói quen đọc sách là một công việc không thể tách rời trong yêu cầu tự học. Ngoài việc tiếp nhận tri thức còn phải biết đối thoại, gợi mở, thắc mắc hay đề xuất những vấn đề cần lưu ý sau khi đọc sách, hoặc chí ít là học cách viết, lối diễn đạt từ những cuốn sách hay. Đó là cách đọc sáng tạo. Khác với sự giải trí đơn giản hay cảm nhận thông thường.

Xử lý thông tin: Việc xử lý thông tin của HS trong quá trình tự học không bao giờ diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lý mới có thể sử dụng đƣợc.

Quá trình này có thể đƣợc tiến hành thông qua việc phân tích, đánh giá, tóm lƣợc, tổng hợp, so sánh…

Vận dụng tri thức, thông tin: Trong việc vận dụng thông tin, tri thức khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan nhƣ thực hành bài tập, thảo luận, xử lý các tình huống, viết bài thu hoạch, … HS thường gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, HS chỉ cần tập trung đào sâu một vấn đề nào đó nhằm phát hiện ra cái mới có giá trị thực tiễn là đáp ứng yêu cầu.

Trao đổi, phổ biến thông tin: Hoạt động này giúp HS có thể hình thành và phát triển kĩ năng trình bày (bằng lời nói hay văn bản), giúp HS chủ động, tự tin trong giao tiếp ứng xử, phát triển năng lực hợp tác và làm việc nhóm tốt.

Tăng cường QL hoạt động tự nắm vững nội dung tri thức tại trường của học sinh, Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo giỏo viờn thực hiện tốt cỏc nội dung như theo dừi sự chuyên cần của học sinh; chủ động phối hợp với gia đình học sinh, khu dân cƣ địa phương, với Đội thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh;

- Tăng cường QL tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

QL việc tự nhìn nhận kết quả học tập của chính HS mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thường xuyên. Thông qua nó, HS tự đối thoại để hiểu được cái gì làm đƣợc, điều gì chƣa thỏa mãn, điều gì cần điều chỉnh nhu cầu học tập để từ đó có hướng khắc phục hay phát huy.

3.2.5.3 Điều kiện thực hiện

CBQL cấp trường phải có sự đồng thuận, nhất quán nhận thức và chỉ đạo về QL hình thành kĩ năng tự học cho HS. CBQL, GV cần có tâm, có năng lực tốt và tầm nhìn xa.

CBQL cấp trường phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hình thành kĩ năng tự học cho HS nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD.

3.2.6 Biện pháp 6: Trang bị CSVC, thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ đáp ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học dạy học 2 buổi ngày tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)