Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC
3.2 Đề xuất các biện pháp QL HĐDH ở các trường tiểu học dạy học 2buổi/ngày
3.2.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức dạy
3.2.3.1 Mục đích cần đạt
Tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự khám phá của học sinh; giúp HS bước đầu hiểu được mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch học tập; giúp HS tự mình nắm vững nội dung tri thứ, kết quả học tập và tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học của nhà trường, dưới tác động chủ đạo của giáo viên.
Bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH và hình thức dạy học theo hướng tăng cường tự học, tự tổ chức của học sinh, giúp GV luôn tìm tòi những PPDH mới hướng tới tăng cường tự học, tự tổ chức của học sinh
3.2.4.2 Nội dung BP và cách thực hiện * Nội dung và cách thực hiện
Trường học dạy học cả ngày có sự thay đổi rất lớn về mặt tổ chức, QL thực hiện công tác chuyên môn. Hiệu trưởng quản lý đổi mới phương pháp và hình thức dạy học 02 buổi/ ngày cần quán triệt, nâng cao nhận thức cho GV về sự cần thiết phải đổi mới PP và hình thức tổ chức dạy học theo theo hướng tăng cường tự học, tự tổ chức của học sinh. Nội dung gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị lập kế hoạch chỉ đạo đổi mới PP và hình thức dạy học;
Bước 2: Triển khai thực hiện đổi mới PP dạy học 02 buổi/ ngày;
Bước 3: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện;
Bước 4: Tổng kết rút kinh nghiệm để tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của nhà trường.
Hiệu trưởng phải thực hiện các nội dung:
- Tăng cường công tác tập huấn chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy: Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT tổ chức theo kế hoạch của cấp trên. Tổ chức tập huấn sẽ giúp CBQL thực hiện tốt công tác giảng dạy của GV, được trang bị những phương pháp giảng dạy mới phát huy tính tích cực của học sinh.
+ Thành lập Ban chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học gồm: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn làm trưởng ban, các thành viên là tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên nòng cốt.
+ Ban chỉ đạo tiến hành xây dựng kế hoạch tập huấn. Thực hiện vào các thời điểm: sinh hoạt chuyên môn đầu năm học; thao giảng trường, chuyên đề hàng tháng..tại nhà trường; các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn 2 tuần/lần do Ban chỉ đạo thực hiện. Nội dung tập trung các chuyên đề đổi mới PP: Củng cố kiến thức Toán, Tiếng Việt cho các lớp 1, 2, 3, 4, 5. Tập huấn các kỹ thuật dạy học tích cực: kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, động não, tia chớp, lƣợc đồ tƣ duy, chia s nhóm đôi...hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm, vấn đáp, động não...Xây dựng các tiết dạy minh họa.
- Cải tiến các hình thức tập huấn GV về thực hiện đổi mới chương trình và phương pháp dạy học tích cực, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bằng phương pháp tích cực.
- Cải tiến các hình thức tổ chức dạy học: phối hợp hiệu quả các hình thức tổ chức dạy học tuyền thống với các hình thức tổ chức dạy học hiện đại, tuỳ theo nội dung và điều kiện học tập để giáo viên có thể dạy học trong lớp hoặc ngoài môi trương thực tế.
- QL đổi mới PP trong việc chuẩn bị bài lên lớp của GV: So với việc chuẩn bị bài dạy 01 buổi/ ngày thì việc chuẩn bị bài dạy 02 buổi/ ngày tốn nhiều thời gian, phương pháp soạn giảng cũng khác nhau. Dựa vào kế hoạch dạy học, nội dung, chương trình đã duyệt, giáo viên chuẩn bị bài lên lớp theo nội dung, kiến thức từng bài, tuần, chương, học kỳ, năm học một cách cụ thể. Để đổi mới QL việc chuẩn bị
bài lên lớp của giáo viên, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện và chỉ đạo GV thực hiện các nội dung:
+ Chỉ đạo GV tìm hiểu học sinh lớp để đề ra những yêu cầu hợp lý, phù hợp với sự phân hóa đối tượng học sinh; Nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình, tài liệu dạy học để lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp nhất nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.
+ Hiệu trưởng phải tổ chức tập huấn kỹ thuật sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học, các phương tiện phục vụ cho tiết dạy như máy tính, máy chiếu, tiếp cận công nghệ thông tin, khuyến khích giáo viên soạn giáo án điện tử để làm phong phú thêm tiết dạy.
- Về đánh giá kế hoạch bài dạy: yêu cầu giáo viên phải soạn giảng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
+ Phần mở đầu: lôi cuốn sự chú ý của học sinh, thông báo mục tiêu cần đạt, giới thiệu nội dung chính của bài, thông báo các tài liệu cần thiết để thực hiện nội dung, tổ chức các tình huống học tập để hướng dẫn học sinh vào nội dung bài.
+ Phần nội dung: phân chia kiến thức, kỹ năng cần cung cấp của bài dạy đƣợc chia nhỏ theo từng hoạt động, thiết kế các hoạt động, hình thức tổ chức lớp học và chuẩn bị phương pháp để thực hiện nội dung kiến thức cần truyền đạt. bao gồm hoạt động khám phá, hoạt động luyện tập thực hành.
+ Phần kết luận: Hệ thống lại kiến thức, kỹ năng và tạo tình huống vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giao nhiệm vụ cho học sinh học tập.
Trong 03 phần trên, khi dạy 02 buổi/ ngày, giáo viên phải đặt biệt chú ý những nội dung khó để chuẩn bị tốt cho nội dung dạy tăng cường ở buổi thứ hai; Đồng thời linh hoạt phần kết luận ở buổi thứ nhất để bổ sung kịp thời ở buổi tăng cường.
- QL đổi mới phương pháp qua giờ lên lớp của giáo viên: Việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên chỉ mang lại kết quả khi đƣợc giáo viên thực hiện thành công giờ lên lớp. Đây chính là lúc giáo viên thể hiện phương pháp giảng dạy trực tiếp với học sinh, thể hiện kiến thức, hiểu biết, tính cách của mình để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
Để đánh giá hoạt động dạy trên lớp của giáo viên, Hiệu trưởng cần căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT theo yêu cầu đổi mới.
- Hiệu trưởng QL đổi mới PPDH trên lớp thông qua một số mặt sau: tạo điều
kiện tốt nhất cho GV lên lớp có hiệu quả: CSVC, TB, ĐDDH, bàn ghế...Kế hoạch bài dạy trên lớp của giáo viên; Hiệu trưởng dự giờ theo kế hoạch, đột xuất hoặc giao cho tổ trưởng chuyờn mụn tổ chức theo dừi, kiểm tra thực hiện giờ lờn lớp qua đú đánh giá được phương pháp dạy học trên lớp, có giải pháp điều chỉnh phương pháp dạy học theo mô hình 02 buổi/ ngày ở nhà trường.
- Xây dựng thời khóa biểu trong trường dạy học cả ngày cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học và vệ sinh học đường, trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm, vì quyền lợi của học sinh, và căn cứ vào mức độ tập trung, khả năng, nhu cầu học tập của học sinh. Thời khóa biểu phải đƣợc sắp xếp tạo hứng thú và duy trì tính tích cực của học sinh. Không xếp quá 2 tiết của cùng một môn/phân môn liền nhau trong cùng 1 buổi học. Không xếp các tiết ngoài trời và lúc trời nắng (mùa hè) và vào sáng sớm (mùa đông). Việc xếp thời khóa biểu phù hợp sẽ không gây “quá tải” đối với học sinh, đồng thời sẽ phát huy đƣợc kết quả học tập của học sinh.
+ Đảm bảo giáo viên đƣợc dạy đúng chuyên môn đào tạo, phát huy hết sở trường, năng lực chuyên môn, tâm huyết với nghề của giáo viên, nhờ đó chất lượng dạy học nâng lên, kết quả học tập của học sinh sẽ tiến bộ. Đặc biệt chú ý đến điều kiện sức khỏe của giáo viên, địa bàn công tác (điểm dạy, quảng đường đi, thời gian giảng dạy).
+ Đảm bảo có thời gian để học sinh tự học, hoạt động ngoài giờ nhƣ: đọc truyện, đọc sách báo, nghỉ trƣa…, đảm bảo có thời gian để giáo viên sinh hoạt chuyên môn trong tổ khối, sinh hoạt chuyên môn toàn trường.
+ Đảm bảo tính ổn định, chính điều này sẽ làm cho nhịp độ công tác của giáo viên đảm bảo, phát huy hết năng lực, tinh thần thoải mái. Học sinh nắm đƣợc thói quen học tập và sinh hoạt sẽ giúp các em phát triển trí lực và thể lực rất tốt.
+ Xây dựng thời khóa biểu phải dựa trên tỉ lệ giáo viên, tỉ lệ phòng học, chế độ làm việc, làm dự thảo xây dựng thời khóa biểu trình trước tập thể giáo viên để lấy ý kiến, hoàn chỉnh thời khóa biểu chính thức, thông báo đến tất cả giáo viên và phụ huynh để triển khai thực hiện.
- Thông qua Tổ trưởng chuyên môn, Hiệu trưởng QL tốt việc thực hiện thời khóa biểu của giáo viên, kịp thời nắm bắt những khó khăn khi thực hiện, để tìm hướng giải quyết.
- Điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tƣợng học sinh: Dạy học phân hóa đối tượng học sinh, giáo viên phải luôn áp dụng phương pháp phân hóa đối tƣợng học sinh trong tất cả các hoạt động. Cần mạnh dạn điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp để có PP dạy học phát huy tự học với từng đối tƣợng học sinh.
+ Nội dung giảng dạy buổi 2, đối với 2 môn Toán, Tiếng Việt, giáo viên dựa vào yêu cầu thực tế tại lớp mà lựa chọn nội dung phù hợp. Học sinh học tập tốt thì chọn nội dung khó hơn, học sinh chƣa hoàn thành thì rèn luyện lại những kiến thức cần đạt đƣợc.
+ Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Các nội dung sinh hoạt phải có sự chuẩn bị chu đáo từ khâu thiết kế bài học, dạy minh họa, chia s các ý kiến trong tập thể, qua đó GV sẽ học tập lẫn nhau, phát triển đƣợc năng lực chuyên môn của bản thân.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong trường dạy học 02 buổi/ ngày:
Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục nhà trường. Hoạt động trải nghiệm nối tiếp hoạt động giáo dục các môn văn hóa; là con đường quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, nhà trường với xã hội, tạo cơ hội cho học sinh đƣợc thực hành, trải nghiệm những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó củng cố, khắc sâu, mở rộng những kiến thức, kỹ năng các môn học cho học sinh.
Nội dung giáo dục các hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học dạy học cả ngày mang tính tích hợp, bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều mặt giáo dục nhƣ: giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục lao động, giáo dục môi trường, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục truyền thống.
Hình thức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học dạy học cả ngày rất phong phú, đa dạng bao gồm: Hoạt động vui chơi, hoạt động văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao, hoạt động giao lưu, bảo vệ môi trường, đền ơn đáp nghĩa…
Nhà trường cần tổ chức và quản lý hoạt động trải nghiệm hiệu quả. Chỉ đạo cho Tổng phụ trách, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch từng tuần, từng tháng gắn với chủ điểm và tình hình thực tế tại địa phương. Đồng thời phải căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo để thực hiện nhằm phát triển theo định hướng chung của ngành.
Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm: Hoạt động trò chơi, các hoạt động văn hóa – nghệ thuật, hoạt động thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội, hoạt động bảo vệ
môi trường, trải nghiệm học tập lịch sử địa phương, trải nghiệm học tập theo chủ đề.
- Đổi mới và nâng cao chất lƣợng các cuộc thi giáo viên giỏi, phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm và vận dụng các đề tài khoa học theo hướng tích cực vào dạy học.
- Từng tháng, từng kỳ cần tổng kết, phân tích tình hình chất lƣợng giờ lên lớp, thường xuyên đánh giá hiệu quả những BP QL giờ lên lớp đã đề ra để điều chỉnh công tác QL của mình.
3.2.3.3 Điều kiện thực hiện biện pháp
CBQL và đội ngũ GV có chuyển biến thật sự về mặt nhận thức, hiểu đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò của đổi mới PP và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tự học, tự tổ chức hoạt động.
Nhà trường luôn có sự hỗ trợ về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác học tập chuyên môn, hội thảo chuyên môn, đồng thời có sự khen thưởng kịp thời động viên, khích lệ mọi người nỗ lực, phấn đấu học tập.
3.2.4 Biện pháp 4: Đổi mới công tác phân công giáo viên giảng dạy theo hướng