Các giải pháp đã áp dụng để giảm thiểu rủi ro thanh toán nhập khẩu theo

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 72)

theo phương thức tín dụng chứng từ

2.2.2.1. Cải thiện chất lượng công tác thẩm định đánh giá khách hàng nhập khẩu

Việc thẩm định khách hàng xin mở L/C của cán bộ thẩm định nhằm xem xét khách hàng có đủ điều kiện để mở L/C hay không, có đủ uy tín để mở L/C hay không. Để giảm thiểu rủi ro trong dịch vụ thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, Sở giao dịch VCB áp dụng các công tác sau:

Thứ nhất, đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng

SGD VCB quy định khách hàng xin mở L/C phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật đang hiện hành.

Đối với khách hàng xin mở L/C là pháp nhân phải kiểm tra tính pháp lý của “người đại diện pháp nhân” theo quy định của pháp luật. Theo yêu cầu xin mở L/C, phải xem xét khách hàng có thoả mãn các điều kiện hay không

Thứ hai, đánh giá năng lực tài chính của khách hàng

Công tác này nhằm xác định khả năng của khách hàng về tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng hoàn trả nợ. Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng dựa trên nguồn thông tin liên quan đến tình hình tài chính của khách hàng. Cơ sở chính để phân tích, đánh giá là các báo cáo tài chính của khách hàng được lập theo quy định (trong 2 năm gần nhất hoặc những quý gần nhất)

Thứ ba, đánh giá quan hệ khách hàng với các Tổ chức Tín dụng

Đánh giá quan hệ tín dụng của DN với các tổ chức tín dụng, phân tích các khoản vay, nợ của khách hàng, chủ đầu tư với các tổ chức tín dụng trong và ngoại nước, các khoản vay tín dụng trong và ngoài nước, các khoản vay tín dụng ngắn hạn, trung hạn, bảo lãnh. SGD thường dựa trên doanh số cho vay, thu nợ, dự nợ, đánh giá mức tín nhiệm trong quan hệ tín dụng của khách hàng.

Thứ tư, đánh giá về kinh nghiệm, năng lực quản lý, tư cách của lãnh đạo doanh nghiệp (Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng). Việc đánh giá này nhằm hạn chế mức thấp nhất rủi ro do chủ quan khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm để từ đó phát hiện những âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng.

• Tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm lãnh đạo.

• Kết quả hoạt động của DN từ sau khi Ban lãnh đạo đảm nhiệm chức vụ so với trước đây.

• Tư cách lãnh đạo, các mối quan hệ của Lãnh đạo doanh nghiệp. • Tác phong, cách thức điều hành, tính chuyên nghiệp trong quản lý.

• Sự am hiểu và biết cách đánh giá, dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường của Ban lãnh đạo.

Thứ năm, uy tín của khách hàng:

• Mối quan hệ với các ngân hàng: đánh giá về mức độ tín nhiệm trong quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

• Thực trạng công nợ, thanh toán của khách hàng với các bạn hàng.

• Năng lực cạnh tranh của khách hàng trên thị trường: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm của khách hàng ở mức độ cao trên thị trường, các mức độ chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm.

2.2.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn và đào tạo nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ thanh toán nhập khẩu

SGD Vietcombank chú trọng đến việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực và coi đây là chìa khóa đem lại sự thành công của ngân hàng. Chất lượng nhân viên được kiểm soát với chính sách tuyển dụng nghiêm túc. Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng chú trọng việc xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo cho nhân viên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hằng năm, phòng thanh toán quốc tế Vietcombank đã cử gần 100 lượt nhân viên tham gia các chương trình đào tạo có ý nghĩa thiết thực. Năm 2011, hoạt động nghiên cứu khoa học của phòng thanh toán quốc tế đã được quan tâm và đẩy mạnh. Nhiều đề tài được đưa vào ứng dụng và mang lại hiệu quả kinh doanh cho phòng thanh toán quốc tế.

Tại trung tâm Đào tạo VCB tập trung đào tạo cho nhân viên mới vào làm và những nhân viên tốt nghiệp chuyên ngành khác những chương trình nghiệp vụ, chương trình chuyên sâu, kiến thức thanh toán nhập khẩu. Với mỗi chuyên đề đào tạo, Trung tâm Đào tạo SGD VCB đều chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi trình Ban lãnh đạo phê duyệt, thẩm định đội ngũ giảng viên, giáo trình tài liệu, nội dung chương trình đến việc lập kế hoạch, quản lý đào tạo, triển khai thực hiện và đánh giá kết

• Giải thích sâu từng bước nghiệp vụ trong thanh toán nhập khẩu: phát hành L/C, sửa đổi L/C, phát hành thư bảo lãnh nhận hàng/uỷ quyền nhận hàng/ký hậu, và thanh toán L/C. Trong từng nghiệp vụ quyền hạn và trách nhiệm của thanh toán viên, kiểm soát viên, lãnh đạo phòng được quy định rõ ràng. Thanh toán viên là người tiếp nhận đầu tiên các hồ sơ của khách hàng và bộ chứng từ từ ngân hàng thông báo. Thanh toán viên kiểm tra hồ sơ, nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu và chuyển lại toàn bộ cho kiểm soát viên. Kiểm soát viên rà soát lại từ đầu bộ hồ sơ cũng như thông tin nếu thấy đảm bảo sẽ ký và chuyển lên lãnh đạo phòng nếu không thì sẽ gửi lại thanh toán viên. Khi nhận hồ sơ lãnh đạo phòng cũng kiểm tra lại và duyệt. Như vậy, từng nghiệp vụ trong quy trình thanh toán nhập khẩu đều có sự tham gia, giám sát và chịu trách nhiệm của nhiều nhân viên. Để tránh sai sót và đỡ tốn thời gian giao dịch, mỗi nhân viên cần am hiểu và thực hiện tốt công việc của mình.

• Các trường hợp khách hàng thường gặp sai sót do thiếu trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu: từ việc ký kết hợp đồng thương mại, viết đơn xin mở L/C nhưng vẫn gặp những sai sót đơn giản như sai tên, địa chỉ, số lượng... những sai sót lớn trong việc kiểm tra bộ chứng từ về số loại chứng từ, chứng từ sai với L/C, hối phiếu hay ghi sai tên người ký phát...

• Hướng dẫn khách hàng về phần điền những thông tin chính xác ở đơn xin mở L/C. Vì những mẫu đơn xin mở thư tín dụng không ở SGD VCB mà ở còn tất cả các ngân hàng thương mại khác đều là bằng tiếng anh. Khách hàng nếu không có vốn từ tiếng anh nhất định sẽ gặp khó khăn trong việc điền đúng thông tin rất dễ nhầm giữa các điều mục với nhau.

• Khả năng chuyên môn về kiểm tra bộ chứng từ hoàn hảo trong đó bao gồm các giấy tờ về: hối phiếu, bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ, số lượng hàng hóa, ngày giao nhận bộ chứng từ với thời hạn hiệu lực của L/C...

2.2.2.3. Tăng cường công tác tư vấn khách hàng nhập khẩu

Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong dịch vụ thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ là do những hiểu biết còn nhiều hạn chế

của doanh nghiệp về lĩnh vực này. Do không hiểu rõ nên vẫn còn hiện tượng sai sót trong khâu làm thủ tục, thanh toán dẫn đến chậm trễ. Nhận thức được sự quan trọng đó, tư vấn khách hàng là việc không thể thiếu trong hoạt động của SGD VCB.

Để thực hiện tốt công tác tư vấn khách hàng, nhân viên thanh toán nhập khẩu cần nắm rõ những sai sót khách hàng thường gặp phải trong quá trình tham gia giao dịch thanh toán với đối tác nước ngoài, ở tất cả các bước quy trình nghiệp vụ như về: các điều khoản ký kết trong hợp đồng, những nội dung viết trong thư mở L/C, cách nhận biết sai sót trong bộ chứng từ, cũng như thế nào là bộ chứng từ hoàn hảo. Bộ chứng từ hoàn hảo là bộ chứng từ không có bất cứ lỗi sai sót, sai lệch nào so với L/C. Nếu biết bộ chứng từ không hoàn hảo nhưng khách hàng vẫn chấp nhận thanh toán thì khi có rủi ro xảy ra ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm.

2.2.3.4. Tiếp tục đổi mới công nghệ thanh toán nhập khẩu

Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, việc ứng dụng công nghệ tin học tạo ra nền tảng vật chất-kỹ thuật cho việc triển khai đa dạng hoá các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng hiện đại, cung cấp những tiện ích mới cho doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm qua SGD VCB cố gắng ứng dụng công nghệ tin học trong nhiều năm qua, đặc biệt là việc triển khai dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán nhập khẩu do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

SGD sử dụng phổ biến máy tính, hầu hết ngân hàng kết nối mạng máy tính trong hệ thống của mình để đảm bảo có thể quản lý tập trung các giao dịch và các dịch vụ. Nhiều ngân hàng tham gia vào hệ thống Thanh toán điện từ Liên ngân hàng trong nước của NHNN do đó tạo điều kiện cho việc luân chuyển vốn, tăng tốc độ thanh toán cũng như mạng SWIFT liên ngân hàng quốc tế để phục vụ tốt cho các giao dịch thanh toán nhập khẩu. Đổi mới công nghệ thanh toán nhập khẩu theo hướng tự động hoá, nhập thông tin về đơn mở L/C và bộ chứng từ để máy tính có thể kiểm tra những nội dung mang tính toán học như: ngày tháng, số lượng... có khớp nhau không. Đồng thời dùng máy tính để hoạch toán tất cả những chi phí phát sinh trong giao dịch của khách hàng.

Công tác quản trị hệ thống được thực hiện từ Hội sở chính đến Sở giao dịch thông qua việc thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động cho vay trợ cấp hoạt động nhập khẩu, mức biến động tỷ giá, thẩm định khách hàng và tuân thủ các quy định, quy chế của ngân hàng, đồng thời tăng cường công tác giám sát từ xa tất cả các chi nhánh, công ty trực thuộc để đưa ra cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn rủi ro. Bên cạnh đó, VCB không ngừng rà soát các văn bản, chế độ, quy trình quy chế các nghiệp vụ, đồng thời tu chỉnh, bổ sung, ban hành mới cho phù hợp với thực tiễn.

SGD VCB quan tâm chú trọng nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN. Công tác quản trị rủi ro tác nghiệp, VCB hỗ trợ chi nhánh đào tạo và đưa các đề xuất rà soát rủi ro kỹ thuật trong các nghiệp vụ, triển khai thực hiện quy chế “Bảo đảm an toàn bảo mật hệ thống công nghệ thông tin” đúc kết các bài học kinh nghiệm để thông báo phòng ngừa rủi ro bị lặp lại... SGD còn nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, chủ động sàng lọc và cơ cấu lại danh mục khách hàng, tập trung quản lý những nhóm khách hàng liên quan.

Tại các cuộc họp của phòng thanh toán quốc tế, các nhân viên trao đổi kinh nghiệm thanh toán nhập khẩu với nhau những rủi ro gặp phải, đưa ra những phân tích vấn đề về nguyên nhân phát sinh, để tìm ra những giải pháp giảm thiểu tổn thất phù hợp.

2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ GIẢM THIỂU RỦI RO THANH TOÁN NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TOÁN NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

2.3.1. Thành công và hạn chế

2.3.1.1. Thành công

Sau một thời gian áp dụng các giải pháp để giảm thiểu rủi ro dịch vụ thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại SGD VCB đạt được những thành công nhất định.

Thứ nhất, doanh số hoạt động thanh toán NK của SGD khá cao luôn giữ

mức thị phần thanh toán giao động của mức 17-20% tổng mức thanh toán NK của cả nước. Trong đó phương thức tín dụng chứng từ vẫn giữ ở mức cao nhất trong tất

trì sự tăng trưởng doanh số của phòng thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó SGD VCB không ngừng mở rộng chất lượng không chỉ phương thức tín dụng chứng từ mà còn ở các phương thức khác như chuyển tiền, nhờ thu.

Thứ hai, số lượng giao dịch L/C Sở giao dịch chuyển ra nước ngoài bị từ chối rất thấp do sự đồng bộ, chặt chẽ và chất lượng của các quy trình nghiệp vụ. SGD luôn xem UCP 600 là kim chỉ nang để giải quyết những tranh chấp trong L/C. Bên cạnh đó, đội ngũ thanh toán nhập khẩu của SGD có kỹ năng nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trong việc kiểm tra bộ chứng từ hay tư vấn khách hàng khi gặp khó khăn về lập đơn xin mở L/C hay về bộ chứng từ.

Thứ ba, số lượng những lần thanh toán theo phương thức tín dụng chừng từ gặp phải những rủi ro giảm dần. Các giao dịch thanh toán NK của SGD VCB có khoảng 80% được thực hiện qua mạng Swift và độ chính xác lên đến 95%, thời gian là ngắn nhất và độ an toàn cho khách hàng là cao nhất.

Thứ tư, sau quá trình đổi mới và củng cố, đội ngũ nhân viên thanh toán nhập khẩu dần trang bị được những kỹ năng và kinh nghiệm hữu ích cho quá trình công tác, thực hiện có hiệu quả và chất lượng hơn các nghiệp vụ có liên quan đến thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. Các nghiệp vụ được xử lý lần lượt 2 bước là kiểm tra hồ sơ và xử lý trên máy. Điều đó chứng tỏ hệ thống công nghệ thông tin tại ngân hàng phát triển theo hướng hiện đại hơn, giúp cho dịch vụ cung ứng cho khách hàng mang tính chuyên nghiệp tránh nhiều rủi ro trong thanh toán.

2.3.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành công đạt được thì những giải pháp đã được SGD áp dụng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

Thứ nhất, SGD vẫn gặp phải những thiếu sót trong công tác thẩm định

khách hàng và mặt hàng nhập khẩu. Có thể nói đây là bước nghiệp vụ hết sức quan trọng, thanh toán viên cần đặc biệt lưu ý đến năng lực tài chính của khách hàng. Năng lực tài chính quyết định khả năng khách hàng có thể thanh toán được giá trị

Thứ hai, hệ thống công nghệ hoạt động trong các phương thức thanh toán NK chưa hoàn thiện, trong thời gian qua tuy SGD VCB tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm phục vụ cho dịch vụ thanh toán L/C nhập khẩu tuy nhiên, những công nghệ này tồn tại một số bất cập như lỗi hệ thống, đôi khi nhận tin hay truyền tin còn có lúc trục trặc ...

Thứ ba, các hình thức thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ chưa đa dạng và phong phú: SGD vẫn chủ yếu cung cấp những phương thức L/C truyền thống. Đây có thể nói là hạn chế chung của các ngân hàng thương mại chứ không chỉ riêng SGD VCB. Loại L/C không huỷ ngang có xác nhận là loại hình được sử dụng nhiều nhất đối với hàng hoá nhập khẩu, còn các loại L/C khác như L/C giáp lưng, L/C chuyển nhượng rất ít được sử dụng, ngoài ra các loại văn bản khác như L/C có dấu đỏ, L/C tuần hoàn, L/C dự phòng... thậm chí còn chưa đưa vào khai thác sử dụng, điều này thực sự còn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Những hạn chế tồn tại chưa khắc phục được tại SGD xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nội bộ ngân hàng cố gắng áp dụng nhiều giải pháp để giảm thiểu rủi ro thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nhưng những yếu tố khách quan bên ngoài làm cho những kết quả mà SGD đạt được không được như mong muốn. Những yếu tố đó là những nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở Mỹ và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu làm nền kinh tế bị ảnh hưởng rất lớn. Sự suy sụp của hệ thống ngân

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 72)