Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng cao. Nhìn vào bảng số liệu 2.2 có thể thấy doanh số thanh toán theo phương thức thư tín dụng chứng từ có tốc độ tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2010 thanh toán tín dụng chứng từ đặt 7,75 tỷ USD chiếm 52% tổng doanh số TTNK đến năm 2011 tăng lên 8,16 tỷ USD tăng tương ứng với tốc độ là 9,49%. Nguyên nhân là do đặc điểm của phương thức thanh toán. Tuy không thể là tránh được mọi rủi ro cho các bên tham gia khi thực hiện các giao dich nhưng được đánh giá là phương thức thanh toán an toàn nhất.
Hình 2.1. Tỷ trọng các phương thức thanh toán nhập khẩu năm 2011
Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế
Dựa vào hình 2.1 trên có thể thấy thư tín dụng chứng từ và nhờ thu là hai phương thức thanh toán nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán nhập khấu. Trong đó, thư tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 48,48%, tiếp theo là phương thức nhờ thu với 45,45% và cuối cùng là phương thức chuyển tiền với tỷ lệ không đáng kể 7,7%. Những hợp đồng nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là những nguồn nguyên liệu đầu vào, các trang thiết bị phục vụ sản xuất nên có giá trị cao đồng nghĩa là mức độ rủi ro cũng rất lớn. Để giảm thiểu thiệt hại và tổn thất các doanh nghiệp lựa chọn L/C để thanh toán các hợp đồng thương mại.
Xét theo thời hạn thanh toán thì L/C có 2 loại là L/C trả ngay và L/C trả chậm. DN thanh toán L/C trả ngay thuận tiện hơn nếu mặt hàng nhập khẩu là mặt hàng nông sản, đã qua chế biến hay đang trong lúc cần hàng gấp. L/C trả chậm thì tốt hơn cho nguồn vốn của DN nếu DN đang thiếu vốn và không đủ khả năng chi trả ngay. Vậy nên, khi ký kết hợp đồng, DN cần cân nhắc kỹ để lựa chọn L/C phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình.
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Số lượng Doanh số Số lượng Doanh số Số lượng Doanh số
Phát hành L/C 690 3.00 753 3.15 762 3.23 Thanh toán L/C 645 3.32 741 3.25 890 3.78 Tổng 1335 6.32 1494 6.40 1552 7.90
Nguồn: Báo cáo kinh doanh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Nhìn vào bảng số liệu 2.3 có thể thấy rằng, doanh số phát hành L/C của ngân hàng tăng đều từ năm 2009 đến năm 2011. Doanh số tăng từ 3.0 tỷ USD lên 3.23 tỷ USD tương ứng khoảng 7,67%. Nhìn chung mức tăng trưởng không cao nhưng doanh số phát hành của ngân hàng ở các năm đều rất cao so với các ngân hàng thương mại khác. Đồng thời doanh số thanh toán L/C cũng có xu hướng biến động tương tự như doanh số phát hành. Doanh số thanh toán tăng từ 3.32 tỷ USD lên 4.67 tỷ USD. Tình hình sử dụng L/C trả chậm hay L/C trả ngay phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.