Rủi ro kỹ thuật

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 67)

Rủi ro kỹ thuật xảy ra liên quan đến trình độ và kinh nghiệm của nhân viên ngân hàng và doanh nghiệp nhập khẩu.

Thứ nhất, những rủi ro phát sinh do nhân viên ngân hàng:

• Khi nhận được bộ chứng từ, nếu NH phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán do không có phát hiện được tính không phù hợp của bộ chứng từ so với L/C, nhưng nhà NK không chấp nhận, thì NH không thể đòi tiền nhà NK.

• Ngân hàng phát hành gặp phải những sai sót trong công tác thẩm định, kiểm tra hồ sơ khách hàng.

• NH phát hành có thể gặp rủi ro do không thực hiện đúng theo UCP 600, ví dụ như là đưa ra quyết định từ chối bộ chứng từ vượt quá 7 ngày làm việc của ngân hàng, theo qui định của UCP 600 là không quá 7 ngày.

Trường hợp 1: Vụ việc diễn ra như sau: tháng 2/2007 SGD VCB mở L/C nhập khẩu mặt hàng thiết bị bán hàng theo yêu cầu của công ty cổ phần Hoa Việt. Người hưởng lợi là công ty TNHH Sam, USA. NH thông báo là Citibank Hoa Kỳ. Trị giá L/C là 50.000 USD.

Sau khi giao hàng, Sam Company lập bộ chứng từ gửi SGD. NH Citibank kiểm tra thấy thiếu Giấy xác nhận xuất xứ của Phòng thương mại Mỹ cấp. Để kịp thời gửi bộ chứng từ cho người mua nhận hàng, Citibank đề nghị gửi giấy chứng nhận xuất xứ còn thiếu qua đường bưu điện tới ngân hàng VCB sau.

Nhận được bộ chứng từ với điều kiện trên, SGD thông báo ngay cho công ty Hoa Việt để chờ ý kiến chấp nhận hay từ chối bộ chứng từ. Ban đầu, công ty Hoa Việt đề nghị NH mở lưu giữ bộ chứng từ đòi tiền cho tới khi hàng về đến cảng Hải Phòng mới thanh toán. Tuy nhiên đến ngày làm việc thứ 8 sau khi nhận được bộ chứng từ, chuyến hàng mới cập bến Hải Phòng. Do bị xây xát trong chuyến hành trình trên biển nên hàng hoá bị tổn thất 1 phần. Thay vì phải chờ công ty bảo hiểm giải quyết, công ty Văn Hoá Việt muốn trừ ngay vào số tiền bồi thường thiệt hại vào tiền thanh toán L/C, công ty yêu cầu ngân hàng gửi điện từ chối trả tiền. Vào

họ ngân hàng đã vi phạm điều 14 UCP 600, đó là “việc từ chối thanh toán phải được thực hiện không quá 7 ngày làm việc”. SGD VCB không thực hiện đúng quy trình trên nên NH mất quyền từ chối thanh toán và vẫn phải thanh toán tiền cho NH Citibank mặc dù bộ chứng từ không hoàn hảo.

Trường hợp 2: Năm 2011, SGD VCB nhận được bộ chứng từ hoàn hảo do người xuất khẩu xuất trình nên ký chấp nhận hối phiếu kỳ hạn. Tuy nhiên khi nhà nhập khẩu nhận bộ chứng từ phát hiện ra có lỗi nên từ chối thanh toán. Đó là lỗi về ngày tháng ghi trên hối phiếu: ngày ký phát hối phiếu quá thời hạn hiệu lực của L/C. Theo UCP 600 khi ngân hàng chấp nhận hối phiếu thì phải thanh toán khi đến hạn vì vậy ngân hàng vẫn phải thanh toán cho người xuất khẩu mà không thể đòi tiền khách hàng. Rủi ro này phát sinh do nhân viên TTNK chủ quan không kiểm tra kỹ nội dung bộ chứng từ.

Trường hợp 3: Ngày 10/11/2008, một công ty nhập khẩu đến SGD nộp đơn xin mở thư tín dụng để thanh toán tiền hàng cho người hưởng lợi là công ty kinh doanh máy di động hãng Apple tại Nhật Bản. Mặt hàng công ty nhập khẩu là máy tính bảng. Sau khi công ty xuất khẩu gửi hàng về cảng Hải Phòng 10 ngày ngân hàng nhận được bộ chứng từ từ ngân hàng thông báo. Ngân hàng kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp của bộ chứng từ, SGD chuyển đến cho khách hàng mình. Nhưng từ khi mở thư tín dụng đến thời điểm đấy là hơn 3 tháng. Là mặt hàng máy tính bảng nên rất dễ bị mất giá sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại. Mặt khác khách hàng chỉ kỹ quỹ 50%, so sánh với mức độ trượt giá của hàng hoá, công ty nhập khẩu quyết định không đi nhận hàng và chịu mất mức tiền đã ký quỹ tại ngân hàng. Trong trường hợp này, ngân hàng phải cầm bộ chứng từ để đi nhận hàng. Tuy nhiên khi bán lại hàng hoá trên thị trường ngân hàng vẫn phải chịu rủi ro do số tiền thu về được không đủ bù những thiệt hại. Bởi máy tính bảng ở Việt Nam được xem là xa xỉ phẩm và có độ co dãn rất lớn theo thời gian.

Thứ hai, những rủi ro phát sinh do nguyên nhân từ khách hàng nhập khẩu, trong các trường hợp:

• DN nhập khẩu không tìm hiểu kỹ bạn hàng.

• DN chưa có kinh nghiệm thanh toán nhập khẩu và những hiểu biết về bản chất của L/C.

Trường hợp 1: Tại SGD, có trường hợp xảy ra vào tháng 7/2008. Công ty thức ăn chăn nuôi Việt Nam ký hợp đồng với một công ty Hồng Kông để nhập khẩu thức ăn cho cá, thống nhất sử dụng L/C làm phương tiện thanh toán. Sau khi hàng đến cảng, DN chấp nhận thanh toán để cầm bộ chứng từ đi nhận hàng. Kết quả kiểm dịch lô hàng tại chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn hàng thuỷ sản Hà Nội cho thấy lô hàng bị nhiễm Melamine vượt mức cho phép và buộc phải tái xuất hay thiêu huỷ. Sau khi kiểm tra lại bộ chứng từ mới phát hiện ra rằng giấy chứng nhận kiểm dịch y tế do cơ quan kiểm dịch y tế Trung Quốc cấp là giả mạo nhưng lúc kiểm tra bộ chứng từ doanh nghiệp Việt Nam không phát hiện được. Điều đó chứng tỏ các DN chưa có kinh nghiệm trong thanh toán nhập khẩu khi việc thanh toán chỉ dựa trên hình thức của bộ chứng từ. Tuy việc cung cấp hàng giả của đối tác sẽ được cả 2 bên thương lượng lại để tìm ra mức xử phạt hợp lý nhưng suy cho cùng việc chấp nhận thanh toán của DN như vậy cũng gây ra những tổn thất do việc trì hoãn nhận hàng, chi phí cơ hội của việc nhận hàng không đúng như trong hợp đồng đã thống nhất, mất cơ hội kinh doanh.

Ví dụ 2: Tháng 10/2007, công ty Khánh Nam ký hợp đồng với công ty Đài Loan mua 10 lô hàng giày dép với trị giá trên 2 tỷ đồng. Hai bên thống nhất sử dụng L/C làm phương thức thanh toán, thanh toán trước 20% tiền hàng. Công ty Nam Khánh đến Sở giao dịch VCB để nộp đơn xin mở thư tín dụng, tiến hành thanh toán nhanh để kịp tiến độ bán hàng. Tuy nhiên, đối tác đã biến mất sau khi nhận được tiền ứng trước hợp đồng. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là công ty của Việt Nam không tìm hiểu kỹ đối tác của mình nên gặp những rủi ro đáng tiếc, mất tiền nhưng hàng hoá lại không nhận được.

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w