Chất lượng dịch vụ thanh toán nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào trình độ, kỹ năng xử lý công việc của đội ngũ nhân viên. SGD cần nâng cao năng lực chuyên
cấp. Để giảm thiểu tối đa rủi ro trong thanh toán L/C nhập khẩu, cán bộ phòng TTNK phải:
Thứ nhất, thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức về pháp luật quốc gia và quốc tế, nắm vững các quy định quy chế có liên quan đến hoạt động thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng Nhà nước. Bởi vì trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia hoạt động ngoại thương cũng như dịch vụ thanh toán nhập khẩu đều bị chi phối không chỉ bởi các luật lệ, tập quán của riêng mỗi một quốc gia mà còn chịu sự quy định bởi các văn bản pháp quy quốc tế.
Thứ hai, đào tạo cho cán bộ về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và công nghệ, và những am hiểu về ngoại thương và thanh toán nhập khẩu. Nhân viên cần nắm vững các quy trình nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, các thao tác xử lý và vai trò của ngân hàng trong từng giao dịch, thực hiện tuân thủ chặt chẽ các bước trong quy trình nghiệp vụ.
Thứ ba, chủ động tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, phối hợp với các cơ quan tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ có liên quan đến TTNK, gửi cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ tại các ngân hàng lớn trên thế giới. Từ đó giúp SGD trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm xử lý các rủi ro phát sinh trong dịch vụ TTNK để vừa đảm bảo quyền lợi của khách hàng, đồng thời giữ uy tín cho Ngân hàng.
Thứ tư, tiêu chuẩn hóa nhân viên TTNK: bố trí các cán bộ đủ năng lực trình độ chuyên môn và ngoại ngữ phù hợp với công việc. Cần thiết lập cơ sở đánh giá năng lực làm việc của nhân viên một cách rõ ràng, cụ thể, bộ phận nhân sự nên có những chỉ tiêu nhằm đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. Có cơ chế chính sách khuyến khích bằng cách hình thức vật chất hoặc khen thưởng cho cán bộ TTNK tự học để nâng cao trình độ phù hợp với cương vị được giao.