Quy trình cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI

4.1 Quy trình cho vay doanh nghiệp

™ Bước 1: Tiếp nhận hướng dẫn hồ sơ - Tiếp nhận hồ sơ vay.

- Hướng dẫn các điều kiện, thủ tục, các loại hồ sơ pháp lý cần thiết để vay vốn cho khách hàng.

™ Bước 2: Xác minh, thẩm định

- Xác minh hiện trạng thực tế của bất động sản mới.

- Đối với hồ sơ vay đến dưới 200 triệu đồng do Trưởng phòng Doanh nghiệp kết hợp với Cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định.

- Đối với hồ sơ vay món trên 200 triệu do Bộ phận thẩm định của Chi nhánh kết hợp với Phòng Doanh nghiệp thẩm định.

- Định giá bất động sản

- Đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng.

- Thẩm định các hồ sơ vay vốn.

- Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh hoặc nguồn thu nhập dùng để trả nợ.

- Báo cáo kết quả thẩm định Lập tờ trình

- Sau khi thẩm định xét thấy hồ sơ đủ điều kiện cho vay theo quy định thì CBTD phải tiến hành lập tờ trình ngay kể cả khi khách hàng chưa cung cấp đủ thông tin cho ngân hàng (khi nào cung cấp đủ sẽ bổ sung vào tờ trình) và đề xuất ý kiến trình cho Trưởng phòng Doanh nghiệp xét duyệt.

- Khi nhận được tờ trình thì Trưởng phòng Doanh nghiệp xem và trình Ban Giám đốc ký duyệt.

™ Bước 3: Lập hợp đồng, công chứng thế chấp

- Sau khi tờ trình được duyệt CBTD tiến hành lập hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng trên máy và trên giấy theo T24, và các thủ tục liên quan, sau đó chuyển sang Phòng Hỗ trợ kiểm tra và ký nhấy, nếu hồ sơ hợp lệ thì trình Ban Giám đốc ký, sau đó trả lại cho CBTD tiến hành mở hợp đồng, đánh số hợp đồng, đưa khách hàng đi công chứng thế chấp.

- Trình giải ngân

™ Bước 4: Giải ngân cho vay, lưu trữ hồ sơ tín dụng và TSTC, cầm cố

- Kiểm soát tín dụng của phòng Hỗ trợ kiểm tra lại bộ hồ sơ vay vốn lần nữa, sau đó tiến hành duyệt kiểm soát giải ngân và tiến hành ký biên bản giao nhận TSĐB với CBTD.

- Giao dịch viên sau khi nhận hồ sơ từ Kiểm soát tín dụng thì tiến hành lập phiếu chi giải ngân và trình Ban Giám đốc ký rồi chuyển cho Thủ quỹ chi tiền cho khách hàng. Đồng thời lưu trữ hồ sơ đúng theo quy định.

™ Bước 5, 6: Thu lãi, vốn và tất toán hợp đồng

- Khi khách hàng đến trả lãi, vốn thì Giao dịch viên lập phiếu thu nợ chuyển Kiểm soát tín dụng ký và trình Ban Giám đốc ký, sau đó thu tiền của khách hàng và cập nhật vào bảng lịch thu nợ.

- Nếu khách hàng trả tất toán, Giao dịch viên lập phiếu thu nợ kèm phiếu đề nghị xuất TSĐB chuyển Kiểm soát tín dụng ký và trình Ban Giám đốc ký, sau đó thu tiền khách hàng.

Rút hợp đồng tín dụng và hồ sơ liên quan ra lưu vào hồ sơ tất toán.

- Kiểm soát tín dụng nhận phiếu đề nghị xuất TSĐB từ Giao dịch viên và trình Ban Giám đốc ký giải chấp, sau đó sẽ tiến hành rút TSĐB từ Thủ quỹ trên cơ sở ký giao nhận trên phiếu đề nghị xuất TSĐB và Kiểm soát viên giao lại TSTC cho khách hàng trên cơ sở giao nhận ở mặt sau của Biên bản giao nhận TSĐB.

™ Nhn xét:

- Sacombank An Giang đã tạo nên sự khác biệt về phong cách phục vụ của các CBTD ngân hàng, cách làm việc chuyên nghiệp, thủ tục được đơn giản hóa và đặc biệt Sacombank đã chăm sóc khách hàng rất tốt.

- Thủ tục cho vay của Ngân hàng đã được đơn giản hoá, rút ngắn một khoảng thời gian đáng kể giúp việc giải quyết hồ sơ của ngân hàng nhanh tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng. TSĐB luôn được đánh giá cao, và sau khi kết thúc hợp đồng việc giải chấp của Chi nhánh cũng rất nhanh, không tốn nhiều quỹ thời gian của các khách hàng.

- Tuy nhiên một số hồ sơ tín dụng so với các NHTM khác khác còn khá rườm rà (nhất là việc yêu cầu khách hàng ký từng trang trên hồ sơ tín dụng) và hiện nay một số TCTD (trong đó ACB An Giang) đang áp dụng việc công chứng có thời gian dài (từ 3 đến 5 năm) để hạn chế việc khách hàng phải công chứng lại nhiều lần đối với hồ sơ vay ngắn hạn.

- Khi tiếp xỳc lần đầu với khỏch hàng CBTD đó tận tỡnh hướng dẫn, giải thớch rừ về các loại giấy tờ cần thiết để vay vốn nên khách hàng không phải đến ngân hàng nhiều lần.

Trong khi làm hồ sơ thì CBTD luôn chú ý không để sai sót nên việc kiểm tra lại của phòng Hỗ trợ rất nhanh chóng, đồng thời CBTD còn đi công chứng thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo cho khách hàng. Vì vậy, phòng Doanh nghiệp đã tạo được sự an tâm cho khách hàng.

- Tuy nhiên, hiện nay khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều mà nhân viên kiểm soát tín dụng quá ít nên khâu kiểm tra hồ sơ và giải ngân cho khách hàng còn chậm làm khách hàng phải đợi lâu.

- Bên cạnh đó, khách hàng cũng phải đến ngân hàng để nhận tiền và bàn giao hoặc nhận lại TSĐB mà đa số khách hàng của phòng Doanh nghiệp là Chủ doanh nghiệp hoặc Giám đốc nên họ không có nhiều thời gian.Vì vậy, phòng Doanh nghiệp cần có biện pháp rút ngắn thời gian đi lại của khách hàng.

™ Lưu đồ quy trình cho vay doanh nghiệp

Khách hàng Phòng Doanh nghiệp Phòng Hỗ trợ Ban Giám đốc Chứng từ

1

- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu)

- Hồ sơ pháp lý theo quy định

2

- Tờ trình - Giấy đề nghị vay vốn - Hồ sơ theo quy định

3

- Hợp đồng thế chấp tài sản - Các hồ sơ khác theo quy định

4

- Giấy đề nghị vay vốn

- Hợp đồng thế chấp đã công chứng, đăng ký - Hồ sơ TSĐB bản chính - Hợp đồng tín dụng

- Các hồ sơ khác

5 - Chứng từ nộp

tiền

6

- Chứng từ nộp tiền

- Thông báo giải chấp - Hồ sơ TSĐB bản chính Phối hợp

Công chứng thế chấp, đăng ký

TSĐB

Kiểm soát

Bàn giao

TSĐB Kiểm tra Ký giải ngân

Nhập kho TSĐB, lưu hồ sơ Giải ngân

Nhận tiền vay

Nộp tiền

tất toán nợ Hạch toán, thu nợ Trình giải

chấp Ký giải chấp Xuất kho

TSĐB Nhận lại

TSĐB

Lưu hồ sơ Trình giải ngân

Tiếp nhận, hướng dẫn hồ sơ Nhu cầu vay

Xác minh, thẩm định Tổng hợp

lập tờ trình duyệt Ký

Thu lãi, vốn định kỳ

Thông báo giải chấp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)