Cần phải thu thập chính xác thông tin về doanh nghiệp vay vốn như: trụ sở, loại hình doanh nghiệp, người đại diện, tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, tình hình tài chính của đơn vị vay vốn đến thời điểm đi vay, phương án sản xuất kinh doanh có khả thi hay không, thu thập thêm thông tin khách hàng của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng (CIC) tại Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn.
Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong qui trình cho vay, thẩm định tốt sẽ nâng cao được chất lượng các khoản cho vay, hạn chế được nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín dụng vững chắc. Thẩm định đầy đủ về tính pháp lý của tài sản bảo đảm và quyền sở hữu của khách hàng đối với tài sản bảo đảm, định giá đúng giá trị của tài sản bảo đảm theo đúng quy định của Sacombank và của pháp luật.
Khuyến khích các doanh nghiệp nhận tiền vay thông qua tài khoản của Sacombank, hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, vừa hạn chế được rủi ro vừa tăng thu dịch vụ cho Chi nhánh. Sau khi giải ngân thì CBTD phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách
hàng nhằm có giải pháp giúp đỡ doanh nghiệp khi cần thiết cũng như kịp thời xử lý các khoản vay sử dụng không đúng mục đích.
Mỗi năm CBTD đề nghị doanh nghiệp gửi các báo cáo tài chính cho ngân hàng để kiểm tra lại tình hình sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng nhằm hạn chế sai sót, giảm rủi ro đến mức tối đa và nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh.
Khi xảy ra nợ quá hạn cán bộ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân nếu là các yếu tố khách quan thì CBTD nên cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng đó. Nếu thấy họ cần nguồn vốn mà có thể khôi phục lại hoạt động thì tìm hiểu kỹ và cấp cho họ thêm số vốn để có thể trả số tiền cũ và đồng thời giúp cho họ không đi đến con đường phá sản. Còn nhận định không có khả năng trả nợ thì phía ngân hàng nên lấy tài sản mà khách hàng đảm bảo đem ra phát mãi để thu tài sản của ngân hàng về.
Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban để cung cấp các danh sách khách hàng để cán bộ tín dụng biết để đôn đốc khách hàng trả nợ.
Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải định ra kỳ hạn trả nợ phù hợp và kiên quyết không cho gia hạn nợ đối với các khách hàng không có ý thức trả nợ tốt cho ngân hàng. Tuỳ theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu nhập của khách hàng mà định ra kỳ hạn trả nợ cho phù hợp.
Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa trong công tác tổ chức, theo dõi quản lý tình hình đôn đốc thu nợ của cán bộ tín dụng; ngoài các biện pháp như: nhắc qua điện thoại, gửi thư thông báo…cần phải lập biên bản cụ thể đối với trường hợp quá hạn trong đó ghi nhận các cam kết trả nợ của khách hàng, để tiện theo dõi và có biện pháp xử lý thích hợp tiếp theo nhằm hạn chế thấp nhất nợ quá hạn vừa mới phát sinh.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ