CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI
4.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp
Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân hàng nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà các ngân hàng đã tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu từ đó hoàn trả các chi phí đã huy động vốn từ khách hàng và tạo ra được lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro cao vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sacombank An Giang.
4.6.1 Hệ số thu nợ
Hệ số này nói lên hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của các CBTD phòng Doanh nghiệp, đồng thời phản ánh ý thức và khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này bằng 100% là tối ưu, nói lên nếu cho doanh nghiệp vay 1 đồng vốn thì sẽ thu lại được 1 đồng nợ.
Tuy nhiên với mỗi thời điểm khác nhau sẽ có kế hoạch cho vay và thu nợ khác nhau, nên không thể đơn giản dựa vào sự tăng giảm của hệ số trên mà kết luận công tác thu nợ có hiệu quả hay không, cần phải liên hệ đến tình hình thực tế và so sánh với hệ số thu nợ của Chi nhánh để đánh giá khách quan hơn.
Bảng 4.18 Hệ số thu hợ của doanh nghiệp và Chi nhánh
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chỉ tiêu Doanh
nghiệp Chi
nhánh Doanh
nghiệp Chi
nhánh Doanh
nghiệp Chi nhánh DSTN 45.407 241.726 59.646 429.274 64.290 963.114 DSCV 69.122 458.114 203.069 923.462 334.646 1.093.238 Hệ số thu nợ 65,69% 52,77% 29,37% 46,49% 19,21% 88,10%
Biểu đồ 4.19 Hệ số thu nợ của doanh nghiệp và Chi nhánh
19,21%
29,37%
65,69%
88,10%
46,49%
52,77%
0,00%
20,00%
40,00%
60,00%
80,00%
100,00%
2007 2008 2009
Năm
Hệ số thu nợ (%)
Doanh nghiệp Chi nhánh
Hệ số thu nợ của hoạt động cho vay doanh nghiệp và của Chi nhánh không cao, có diễn biến tăng giảm không ổn định qua từng năm, năm 2007 hệ số thu nợ của doanh nghiệp đạt 65,69% trong khi đó hệ số này của toàn Chi nhánh chỉ có 52,77%. Như vậy, trong năm 2007 hệ số thu nợ doanh nghiệp cao hơn của Chi nhánh, điều này có được là do DSCV doanh nghiệp năm 2007 thấp nên công tác quản lý, thu hồi nợ đã được thực hiện tốt. Nhưng đến năm 2008 tình hình có nhiều thay đổi, hệ số này đều giảm ở cả doanh nghiệp lẫn Chi nhánh, trong đó giảm nhiều nhất là hệ số thu nợ của doanh nghiệp, chỉ còn 29,37% của Chi nhánh là 46,49%. Sang năm 2009 trong khi hệ số thu nợ của Chi nhánh tăng cao, đạt 88,10%
thì hệ số này của doanh nghiệp lại tiếp tục giảm, chỉ còn 19,21%. Đó là do sự gia tăng mạnh trong DSCV của doanh nghiệp trong những năm vừa qua trong khi đó có một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh nên không thu nợ đúng hạn được.
Như vậy, nếu so sánh với Chi nhánh thì hệ số thu nợ của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng thấp hơn. Do đó trong thời gian tới để nâng cao và phát triển bền vững thỡ phũng Doanh nghiệp cần tăng cường cụng tỏc tổ chức, theo dừi quản lý thu hồi nợ của CBTD, thường xuyên đôn đốc khách hàng thực hiện nhiệm vụ trả nợ đúng theo qui định trong hợp đồng để không ngừng nâng cao hệ số thu nợ nhằm đảm bảo an toàn.
4.6.2 Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt, cho thấy vốn tín dụng xoay vòng nhanh, ngân hàng cho vay nhiều hơn tạo ra nhiều lợi nhuận.
Bảng 4.19 Vòng quay vốn tín dụng của doanh nghiệp và Chi nhánh
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chỉ tiêu Doanh nghiệp
Chi nhánh
Doanh nghiệp
Chi nhánh
Doanh nghiệp
Chi nhánh
DSTN 45.407 241.726 59.646 429.274 64.290 963.114
Dư nợ 39.228 403.510 182.660 897.698 453.016 1.033.588 Vòng quay vốn tín dụng 1,16 0,60 0,33 0,48 0,14 0,93
Biểu đồ 4.20 Vòng quay vốn tín dụng của doanh nghiệp và Chi nhánh
0,33 0,14 1,16
0,93 0,60 0,48
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4
2007 2008 2009
Năm
Vòng
Doanh nghiệp Chi nhánh
Dựa vào biểu đồ 4.21 cho thấy đã có sự đối lập trong vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh và của doanh nghiệp. Trong khi vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh có xu hướng tăng trở lại thì vòng quay vốn tín dụng của doanh nghiệp lại tiếp tục giảm. Nếu như năm 2007 vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh đạt 1,16 vòng, cao hơn rất nhiều lần của Chi nhánh thì sang năm 2008 giảm xuống còn 0,33 vòng thấp hơn của Chi nhánh (0,48 vòng). Đến năm 2009 trong khi vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh tăng lên 0,93 vòng thì chỉ số này của doanh nghiệp vẫn tiếp tục giảm, chỉ còn 0,14 vòng. Như vậy, vòng quay vốn tín dụng của doanh nghiệp luôn ở mức thấp và nó không theo cùng xu hướng chung với Chi nhánh.
Nguyên nhân là do trong những năm qua DSTN tăng rất ít trong khi dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng rất cao nên đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn tín dụng chậm lại. Vì vậy mà phòng khách hàng doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề này, tìm cách nâng cao chỉ số này hơn nữa để mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.
4.6.3 Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Hiện nay, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng
dư nợ không quá 5%, và riêng hệ thống Sacombank là 1,5%, trong đó tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt.
Bảng 4.20 Tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp và Chi nhánh
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chỉ tiêu Doanh nghiệp
Chi nhánh
Doanh nghiệp
Chi nhánh
Doanh nghiệp
Chi nhánh
Nợ quá hạn 0 458 785 2.242 655 2.638
Dư nợ 39.228 403.510 182.660 897.698 453.016 1.033.588 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,00% 0,11% 0,43% 0,25% 0,14% 0,26%
Biểu đồ 4.21 Tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp và Chi nhánh
0,00%
0,43%
0,14%
0,26%
0,25%
0,11%
0,00%
0,10%
0,20%
0,30%
0,40%
0,50%
2007 2008 2009
Năm
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
Doanh nghiệp Chi nhánh
Tại Sacombank An Giang tỷ lệ này liên tục tăng. Cụ thể năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh chỉ có 0,11%, đến năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 0,25% và năm 2009 là 0,26%. Tuy rằng tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh thấp nhưng đang có xu hướng tăng, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài sẽ làm giảm chất lượng tín dụng và gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Vì vậy, các CBTD cần phải nổ lực hạn chế nguy cơ phát sinh nợ quá hạn mới và kiên quyết thu hồi những khoản nợ cũ, phấn đấu nợ quá hạn luôn ở dưới mức 0,5%.
Góp phần làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh trong năm 2008 là nợ quá hạn của doanh nghiệp với tỷ lệ là 0,43%. Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp đã tăng vượt bậc so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009 do công tác quản lý nợ được cải thiện tốt hơn và các doanh nghiệp được cơ cấu lại thời gian trả nợ đã hoàn trả đầy đủ cho Chi nhánh nên tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 0,14%, thấp hơn so với tỷ lệ chung của Chi nhánh.
Qua phân tích cho thấy, kết quả của những chỉ tiêu trên đã phản ánh hoạt động tín dụng doanh nghiệp đã phát triển rất khả quan trong những năm vừa qua. Bằng chứng là DSCV, dư nợ, DSTN không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy, sau 6 năm hoạt động Chi nhánh đã tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngày càng khẳng định thương hiệu Sacombank trong hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
4.7 Một số ưu điểm, hạn chế, cơ hội và thách thức của hoạt động tín dụng doanh nghiệp