Bảng 4.2 So sánh DSCV Doanh nghiệp với các loại hình cho vay khác
Đơn vị tính: triệu đồng Năm So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Tuyệt đối đối (%) Tương Tuyệt đối đối (%) Tương Doanh nghiệp 69.122 203.078 334.646 133.956 193,80 131.568 64,79 SXKD cá thể 176.234 433.511 500.362 257.277 145,99 66.851 15,42
Tiêu dùng 122.408 69.956 72.985 -52.452 -42,85 3.029 4,33
Nông nghiệp 90.350 216.917 185.245 126.567 140,09 -31.672 -14,60
Tổng 458.114 923.462 1.093.238 465.348 101,58 169.776 18,38
Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Hỗ trợ
Qua bảng 4.2 cho thấy, DSCV thuộc đối tượng SXKD cá thể là cao nhất từ năm 2007 đến 2009. Năm 2008 DSCV thuộc đối tượng này đạt 433.511 triệu đồng tăng 257.277 triệu đồng tương đương 145,99% so với năm 2007, còn đến năm 2009 thì chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 15,42% tức tăng 66.851 triệu đồng. Mặc dù DSCV của đối tượng SXKD cá thể luôn cao hơn DSCV doanh nghiệp nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì cho vay doanh nghiệp luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn và cao hơn các loại hình khác. Cho vay SXKD cá thể chủ yếu tập trung vào các hộ nuôi cá, nuôi tôm và các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp. Do số lượng của các hộ và cơ sở kinh doanh này rất nhiều nên trong 3 năm qua DSCV liên tục tăng và cao hơn các loại hình cho vay khác.
Còn cho vay tiêu dùng và nông nghiệp mặc dù có tăng nhưng không ổn định. Năm 2007 cho vay tiêu dùng đạt 122.408 triệu đồng, nhưng sang năm 2008 thì bị giảm mạnh và giảm đến 42,85% chỉ còn 69.956 triệu đồng, đến cuối năm 2009 chỉ tăng 3.029 triệu đồng tương đương chỉ tăng 4,33% so với năm 2009. Phần lớn cho vay tiêu dùng tập trung vào cho vay mua bất động sản, sửa chữa nhà, xe cộ và CBCNV. Từ đầu năm 2008 thị trường nhà đất không ổn định và tiềm ẩn rủi ro cao nên ngân hàng đã thắt chặt việc cho vay bất động sản, còn cho vay CBCNV thì chỉ tập trung vào các đơn vị: trường học, phòng giáo dục, các cơ sở y tế, kho bạc Nhà nước, bưu điện. Trong năm 2008 do phải đối mặt với tình trạng giá cả hàng hóa tăng cao nên nhiều người dân đã hạn chế tiêu dùng.
Hơn nữa, cho vay CBCNV của Chi nhánh khó cạnh tranh với các ngân hàng quốc doanh vì lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng này chỉ từ 0,9%/tháng đến 1,1%/tháng, trong khi đó tại Sacombank An Giang là 1,2%/tháng đến 1,4%/tháng. Chính từ những yếu tố đó đã làm DSCV tiêu dùng biến động thất thường trong những năm qua.
Trong khi đó cho vay nông nghiệp tăng mạnh vào năm 2008 đạt 216.917 triệu đồng, cao hơn cho vay doanh nghiệp gần 14 tỷ đồng. Khách hàng có nhu cầu vay vốn đối với loại hình này chủ yếu là phục vụ việc trồng lúa, nuôi cá và các loại gia súc khác. Từ cuối năm 2008 bước sang năm 2009 với việc giá cá tra và giá lúa có sự biến động lớn, thị trường tiêu thụ không ổn định thì Chi nhánh đã ngày càng thận trọng hơn, đã hạn chế đáp ứng nhu cầu cho vay này, đặc biệt là vay nuôi cá nên DSCV nông nghiệp trong năm 2009 có xu hướng giảm.
Biểu đồ 4.2 Tỷ trọng DSCV doanh nghiệp so với các loại hình cho vay khác
Năm 2007 26,72% 19,72% 15,09% 38,47% Năm 2008 23,49% 7,58% 46,94% 21,99% Năm 2009 16,94% 6,68% 30,61% 45,77% Doanh nghiệp SXKD cá thể
Tiêu dùng Nông nghiệp
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tình hình tín dụng của phòng Hỗ trợ
Qua so sánh DSCV của các loại hình cho vay từ năm 2007 đến năm 2009 Chi nhánh ưu tiên cho vay đối với các đối tượng SXKD cá thể nên doanh số cho vay đối với các đối
tượng này luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng doanh số cho vay qua các năm, điều này thể hiện rõ qua biểu đồ 4.2 thể hiện tỷ trọng doanh số cho vay theo các loại hình cho vay. Năm 2007 chiếm 46,94%, nhưng năm 2008 giảm còn 38,47% đến năm 2009 thì tăng lên 45,77%. Mặc dù các CBTD phòng Doanh nghiệp đã rất cố gắng đi tiếp thị tìm kiếm khách hàng mới nhưng với số lượng khách hàng ít và nhỏ còn các khách hàng lớn thì đã có quan hệ tín dụng lâu dài với Vietcombank và Vietinbank nên tỷ trọng của cho vay doanh nghiệp vẫn chưa cao. Năm 2007 chiếm tỷ trọng 15,09% thấp nhất trong tổng DSCV so với các loại hình khác. Tính đến thời điểm 31/12/2008 thì tỷ trọng cho vay doanh nghệp trong tổng DSCV của toàn chi nhánh đã tăng đáng kể, chiếm 21,99% nhưng chỉ cao hơn tỷ trọng của cho vay tiêu dùng (chiếm 7,58%) và vẫn thấp hơn so với 2 loại hình còn lại. Do sự sụt giảm DSCV của cho vay tiêu dùng và nông nghiệp nên trong năm 2009 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp đã tăng mạnh đạt 30,61%, đứng thứ hai trong tổng DSCV toàn chi nhánh (sau cho vay SXKD cá thể).
Nhìn chung tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngày càng tăng qua các năm, đây là một tín hiệu tốt để gia tăng DSCV doanh nghiệp trong thời gian tới, phấn đấu đến năm 2015 cho vay doanh nghiệp đạt tỷ trọng 50% của toàn chi nhánh. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phòng Doanh nghiệp cần có các kế hoạch tiếp thị thực sự hiệu quả, tìm hiểu thật kỹ nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhằm làm tăng DSCV doanh nghiệp.