DSCV doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI

4.2 Phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp

4.2.4 DSCV doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 4.4 DSCV doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm So sánh

2008/2007

So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu

2007 2008 2009 Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) DNTN 7.258 18.683 31.456 11.425 157,41 12.773 68,37 Công ty TNHH 14.032 50.769 62.244 36.737 261,81 11.475 22,60 Công ty cổ phần 47.832 133.626 240.946 85.794 179,37 107.320 80,31

Hợp tác xã 0 0 0 0 0 0 0

Công ty hợp danh 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 69.122 203.078 334.646 133.956 193,80 131.568 64,79 Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp

Nhìn chung DSCV của các loại hình doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các năm.

Trong đó, cho vay đối với công ty cổ phần là gia tăng cao nhất, nếu như năm 2007 con số này là 47.832 triệu đồng thì đến năm 2008 tăng lên 133.626 triệu đồng, tức là tăng trưởng 179,37%, qua năm 2009 cho vay đối với công ty cổ phần tăng thêm 107.320 triệu đồng, tức đạt 240.946 triệu đồng và có tốc độ tăng trưởng là 80,31%. Các công ty cổ phần vay vốn tại Sacombank An Giang phần lớn là các công ty cổ phần Nhà nước và thường vay với doanh số lớn, nhưng số lượng các công ty cổ phần này thường rất ít chỉ khoảng 2 hoặc 3. Các công ty cổ phần này chịu sự quản lý, điều hành của Nhà nước nên việc cho vay được thông thoáng và rủi ro ít hơn. Hơn nữa, trước khi được cổ phần hóa thì các công ty này đã có nền tảng phát triển tốt. Vì vậy mà việc cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này được ngân hàng chú trọng và doanh số ngày càng cao.

Theo sau công ty cổ phần đó là công ty TNHH, doanh số cho vay năm 2008 đạt 50.769 triệu đồng, tăng 36.737 triệu đồng so với năm 2007. Mặc dù có doanh số thấp hơn nhưng cho vay đối với công ty TNHH lại có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cho vay công ty cổ phần trong năm 2008 (đạt 261,81%), nhưng đến cuối năm 2009 thì tốc độ tăng trưởng đối với công ty TNHH có phần chững lại, chỉ đạt 22,60% (tăng hơn năm 2008 11.475 triệu đồng) và thấp hơn công ty cổ phần. Trong những năm qua, tình hình kinh tế An Giang có nhiều chuyển biến tốt nên số lượng các công ty mới được thành lập là rất lớn, mà đa số là công ty TNHH nên nhu cầu vay vốn kinh doanh là rất lớn. Năm 2008 cho vay đối với công ty TNHH có bước phát triển vượt bậc là do số lượng các công ty này đến vay vốn tại Sacombank An Giang ngày càng nhiều, tuy nhiên mức vay của các công ty này thường không cao (thường từ 1 đến 5 tỷ đồng).

Đứng cuối cùng trong DSCV theo loại hình doanh nghiệp đó là cho vay đối với DNTN, năm 2008 đạt 18.683 triệu đồng, tuy đạt tốc độ tăng trưởng khá cao (157,41%) nhưng vẫn thấp hơn so với công ty cổ phần và công ty TNHH. Năm 2009 cho vay đối với DNTN có tăng nhưng không đáng kể, đạt 31.456 triệu đồng. Cũng giống như công ty TNHH, các DNTN thường vay với doanh số thấp chỉ từ 1 đến 5 tỷ đồng thậm chí là vài trăm triệu đồng.

Hơn nữa, đa số các DNTN thường dùng hàng hóa làm TSĐB cho các khoản vay mà việc quản lý các loại hàng hóa này rất khó khăn và tính thanh khoản không cao nên ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với các đối tượng này.

Từ ngày thành lập đến nay thì không có công ty hợp danh và hợp tác xã đến vay vốn tại Chi nhánh. Bởi vì, loại hình công ty hợp danh thì ít phổ biến ở nước ta cũng như tại An Giang. Còn các hợp tác xã thì được nhiều ưu đãi của Nhà nước nên thường chỉ quan hệ tín dụng với các ngân hàng quốc doanh.

Biểu đồ 4.4 Tỷ trọng DSCV của các loại hình doanh nghiệp Năm 2007

10,50

%

20,30 69,20 %

%

Năm 2008 9,20%

25,00

% 65,80

% Năm 2009

9,40%

18,60%

72,00%

DNTN Công ty TNHH Công ty cổ phần

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp Trong 3 năm qua, mặc dù DSCV của các loại hình doanh nghiệp có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung, tỷ trọng của các loại hình doanh nghiệp này trong tổng DSCV doanh nghiệp không có nhiều biến động. Nhìn vào biểu đồ 4.4 có thể thấy, đứng đầu vẫn là công ty cổ phần, chiếm 69,20% trong năm 2007, bước sang năm 2008 mặc dù DSCV có tăng nhưng tỷ trọng của công ty cổ phần lại có phần giảm xuống, chỉ còn 65,80%. Nguyên nhân là do có sự gia tăng mạnh trong DSCV của công ty TNHH và DNTN. Trong năm 2009, mặc dù DSCV của công ty TNHH và DNTN vẫn tiếp tục tăng nhưng sự gia tăng của công ty cổ phần lại mạnh hơn rất nhiều lần nên tỷ trọng DSCV của các công ty cổ phần này tăng lên đến 72%.

Đứng thứ hai trong các loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH với tỷ trọng trong các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 20,30%, 25% và 18,6%. Như vậy, nếu như DSCV của công ty TNHH tăng liên tục qua các năm thì tỷ trọng của loại hình doanh nghiệp này trong tổng DSCV lại tăng giảm thất thường, tăng 4,7% vào năm 2008 nhưng lại giảm đến 6,6% vào năm 2009. Còn DNTN thì chiếm tỷ trọng thấp nhất, mặc dù có tăng giảm nhưng với tỷ lệ không đáng kể. Nguyên nhân là do số lượng của DNTN vay vốn của Chi nhánh không nhiều và thường vay với doanh số ít.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)