Phân tích thực trạng nợ quá hạn doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI

4.5 Phân tích thực trạng nợ quá hạn doanh nghiệp

Nợ quá hạn là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, là một chỉ tiêu cho thấy chất lượng của hoạt động tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn của người đi vay. Nợ quá hạn phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng, nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng lớn điều này cho thấy hoạt động tín dụng không mang lại hiệu quả. Ngược lại nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao và như vậy hoạt động tín dụng càng có hiệu quả. Tuy nhiên chỉ tiêu nợ quá hạn chưa phản ánh chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà nó phụ thuộc vào khả năng thu hồi những món nợ đã phát vay.

4.5.1 Tình hình nợ quá hạn của doanh nghiệp và Chi nhánh Bảng 4.16 Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ quá hạn Doanh nghiệp

Chi nhánh

Doanh nghiệp

Chi nhánh

Doanh nghiệp

Chi nhánh

Nhóm 2 0 10 785 1.771 655 781

Nhóm 3 0 192 0 215 0 12

Nhóm 4 0 223 0 223 0 1.260

Nhóm 5 0 33 0 33 0 585

Tổng 0 458 785 2.242 655 2.638

Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Hỗ trợ Mặc dù Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm nhưng trong công tác thu hồi nợ vẫn gặp không ít khó khăn. Việc xử lý nợ đến hạn chưa nhanh chóng làm phát sinh các khoản nợ quá hạn, điều đó đã làm cho nợ quá hạn chẳng những còn tồn tại mà còn có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 nợ quá hạn chỉ có 458 triệu đồng nhưng đến năm 2008 đã tăng lên 2.242 triệu đồng, tăng 1.784 triệu đồng, tỷ lệ tăng đến 389,52%.

Bước sang năm 2009 do lạm phát quay lại khá sớm làm tình hình thanh khoản của hầu hết các TCTD vào các tháng cuối năm 2009 gặp khó khăn nên công tác cho vay bị thắt chặt và bắt buộc kéo giảm dư nợ nên công tác cho vay cũng gặp không ít khó khăn, nợ quá hạn luôn có xu hướng tăng cao và khó kiểm soát. Tuy nhiên, do chi nhánh thực hiện tốt công tác thương lượng trước khi đến hạn cũng như có kế hoạch làm việc cụ thể với từng khách hàng nên đã hạn chế và kiểm soát được nợ quá hạn. Vì vậy, mặc dù nợ quá hạn năm 2009 có tăng nhưng chỉ tăng 17,66% triệu đồng, tức đạt 2.638 triệu đồng, nhưng phần lớn nợ quá hạn năm 2009 là được chuyển từ năm 2008 sang.

Còn đối với doanh nghiệp thì nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng liên tục theo thời gian, nếu như năm 2007 hoạt động tín dụng doanh nghiệp không có nợ quá hạn thì sang năm 2008 đã phát sinh 785 triệu đồng. Đến năm 2009 trong khi nợ quá hạn của Chi nhánh tiếp tục tăng thì nợ quá hạn của doanh nghiệp lại giảm chỉ còn 655 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 16,56%.

Đa phần các doanh nghiệp vay vốn chủ yếu là để thanh toán tiền hàng hóa đã mua nên khi bán được số hàng hóa đó thì các doanh nghiệp này sẽ trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên do trong năm 2008 tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nhiều doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi chậm trả nợ cho Chi nhánh

làm phát sinh nợ quá hạn. Còn trong năm 2009 nợ quá hạn phát sinh chủ yếu là do các doanh nghiệp chế biến thủy sản kinh doanh không hiệu quả.

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, đa số nợ quá hạn của Chi nhánh đều tập trung ở nhóm 2 và 4, còn nợ quá hạn của doanh nghiệp thì chỉ ở nhóm 2. Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh chủ yếu phát sinh ở loại hình cho vay nông nghiệp và tiêu dùng.

Nhìn chung nợ quá hạn của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm và chiếm tỷ trọng ngày càng thấp trong tổng nợ quá hạn của Chi nhánh. Điều này có được là do các CBTD rất tích cực trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ, bằng chứng là khi đến ngày đáo hạn của mỗi giấy nhận nợ thì các CBTD này sẽ gọi điện nhắc nhở khách hàng hoặc thậm chí là đi đến doanh nghiệp thu nợ nếu như các doanh nghiệp này không có thời gian đến Chi nhánh thanh toán. Chính vì vậy mà cho dù nợ quá hạn có phát sinh nhưng chỉ khoảng một tháng sau là thu hồi được, không có khoản nợ nào bị rơi vào nhóm 3.

4.5.2 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo thời hạn

Bảng 4.17 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo thời hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm So sánh

2008/2007

So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu

2007 2008 2009 Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Ngắn hạn 0 785 655 785 0 -130 -16,56%

Trung, dài hạn 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 0 785 655 785 0 -130 -16,56%

Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp Qua bảng 4.17 cho thấy toàn bộ nợ quá hạn của doanh nghiệp chỉ tập trung ở cho vay ngắn hạn bởi vì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng DSCV doanh nghiệp.

Còn cho vay trung dài hạn thì có thời gian đáo hạn dài thường là từ 1 đến 10 năm nên việc trả nợ của các doanh nghiệp tương đối thông thoáng. Hơn nữa, các khoản vay trung dài hạn của các doanh nghiệp thì chưa đến hạn trả nợ nên hiện nay chưa phát sinh nợ quá hạn.

Trong năm 2008 do việc hạn chế tăng trưởng tín dụng, cũng như thu hồi vốn vay nhằm kiềm chế lạm phát tăng cao đã tác động mạnh đến công tác thu hồi nợ, một số khách hàng gặp nhiều khó khăn do không chủ động nguồn vốn kinh doanh, bán hàng chưa thu được tiền hoặc chậm tiêu thụ hàng...dẫn đến nợ quá hạn gia tăng.

4.5.3 Nợ quá hạn theo loại hình cho vay

Biểu đồ 4.16 Nợ quá hạn theo loại hình cho vay

0

785

655

0

235 262

267

840 947

191

382

774

0 200 400 600 800 1000

2007 2008 2009

Năm

Triệu đồng

Doanh nghiệp SXKD cá thể Tiêu dùng Nông nghiệp

Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Hỗ trợ Qua phân tích cho thấy nợ quá hạn của các loại hình cho vay có nhiều biến động, trong đó tăng liên tục và chiếm tỷ trọng cao là nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng và nông nghiệp.

Cụ thể, năm 2007 trong khi cho vay doanh nghiệp và SXKD cá thể không phát sinh nợ quá hạn thì toàn bộ nợ quá hạn của Chi nhánh tập trung vào cho vay tiêu dùng và nông nghiệp, trong đó 267 triệu đồng là nợ quá hạn của loại hình tiêu dùng, chiếm tỷ trọng 58.30%, còn nông nghiệp là 191 triệu đồng, chiếm 41,70%. Đến năm 2008 thì nợ quá hạn đã xuất hiện ở tất cả các loại hình cho vay, trong đó tăng cao và chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay tiêu dùng với con số 840 triệu đồng, tức là tăng 573 triệu đồng so với năm 2007.

Với 785 triệu đồng nợ quá hạn trong năm 2008 thì cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng là 35%, cao thứ 2 tại Chi nhánh. Còn cho vay nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng đạt 382 triệu đồng. Nếu như trong năm 2007 các cá thể SXKD có vay vốn của Chi nhánh đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ rất tốt thì trong năm 2008 do một số khách hàng chưa thu hồi vốn kinh doanh kịp nên đã làm nợ quá hạn của loại hình này tăng lên 235 triệu đồng.

Trong năm 2009 góp phần làm cho nợ quá hạn của Chi nhánh tăng lên đó là sự gia tăng nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng, nông nghiệp và SXKD cá thể, ngược lại cho vay doanh nghiệp nợ quá hạn chẳng những không tăng mà còn giảm, chỉ còn 655 triệu đồng.

Nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng tăng liên tục qua các năm là do dư nợ của loại hình này tương đối cao, các đối tượng nằm trong loại hình này cũng khá nhiều mà chủ yếu là cho vay mua đất, nhưng trong những năm qua thị trường bất động sản bị đóng băng và giá đất có xu hướng giảm, việc bán các bất động sản này gặp nhiều khó khăn nên làm mất khả năng thanh toán của khách hàng dẫn đến phát sinh nợ quá hạn.

Còn đối với cho vay nông nghiệp là do một số khách hàng thiếu kỹ thuật, kinh nghiệm trong canh tác cộng thêm sự ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nên thường xuyên bị thất mùa, không có khả năng trả nợ cho Chi nhánh.

4.5.4 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

0 0 0 0 0

320 465

0 0 0 140

515

0 0 0 0

100 200 300 400 500 600

Triệu đồng

2007 2008 2009

Năm

Biểu đồ 4.17 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

DNTN Công ty TNHH Công ty cổ phần Công ty hợp danh Hợp tác xã Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp Nhìn chung cơ cấu nợ quá hạn doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp phần lớn tập trung vào công ty TNHH và DNTN. Chiếm tỷ trọng cao nhất là công ty TNHH với 465 triệu đồng nợ quá hạn trong năm 2008, con số này đối với DNTN là 320 triệu đồng. Qua năm 2009 trong khi nợ quá hạn của DNTN có xu hướng giảm chỉ còn 140 triệu đồng thì nợ quá hạn của công ty TNHH lại tiếp tục tăng, đạt 515 triệu đồng. Mặc dù dư nợ đạt doanh số rất cao và chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng các công ty cổ phần lại không để phát sinh nợ quá hạn trong 3 năm qua. Đây là một tín hiệu rất tốt bởi vì với dư nợ lớn như vậy nếu các công ty cổ phần này mà chậm trả nợ thì sẽ làm mất khả năng thanh khoản của Chi nhánh ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh. Vì vậy, phòng Doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt đối với dư nợ của loại hình doanh nghiệp này tuyệt đối không để phát sinh nợ quá hạn.

4.5.5 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo nhành kinh tế

0 0 0 0 0 0 245320

220 0 0

515

140 0 0 0

100 200 300 400 500 600

Triệu đồng

2007 2008 2009

Năm

Biểu đồ 4.18 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo ngành kinh tế

Nông, lâm nghiệp Chế biến thủy sản Xây dựng

TM - DV Khác

Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp

Qua biểu đồ trên cho thấy nợ quá hạn chỉ tập trung ở các ngành chế biến thủy sản, xây dựng và TM – DV. Theo đó, trong năm 2008 nợ quá hạn của ngành xây dựng là cao nhất đạt 320 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 40,76% trong toàn bộ nợ quá hạn doanh nghiệp, kế đến là ngành chế biến thủy sản với 245 triệu đồng và cuối cùng là ngành TM – DV với 220 triệu đồng nợ quá hạn. Năm 2008 là một năm khó khăn đối với kinh tế cả nước cũng như của tỉnh An Giang, các mặt hàng liên tục tăng giá, đặc biệt là xăng dầu đã kéo theo giá của các vật liệu xây dựng tăng cao nên nhiều doanh nghiệp xây dựng đã chủ động vay vốn để dự trữ hàng hóa nhưng sau đó lạm phát đã được bình ổn, giá của vật liệu xây dựng liên tục giảm làm cho các doanh nghiệp này kinh doanh thua lỗ nên chậm trả nợ cho Chi nhánh. Hơn nữa, trong năm 2008 các doanh nghiệp phải chịu nhiều áp lực trả nợ do lãi suất cơ bản tăng cao.

Qua năm 2009 trong khi nợ quá hạn của ngành TM – DV không còn nữa và nợ quá hạn của ngành xây dựng giảm xuống thì nợ quá hạn của ngành chế biến thủy sản lại tăng lên, đạt 515 triệu đồng tăng hơn năm 2007 là 270 triệu đồng. Năm 2009 tuy rằng kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng việc xuất khẩu thủy sản lại không được thuận lợi làm cho nhiều doanh nghiệp trong ngành này điêu đứng, hàng hóa thì bị tồn kho quá nhiều dẫn đến nhiều doanh nghiệp chậm trả nợ cho Chi nhánh.

Trong 3 năm qua cũng chứng kiến ngành nông, lâm nghiệp kinh doanh rất có hiệu quả nên đã giữ uy tín với Chi nhánh không làm phát sinh nợ quá hạn. Còn các ngành khác thì dư nợ thấp nên việc trả nợ không có nhiều áp lực nên không có nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)