DSTN doanh nghiệp theo thời hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI

4.3 Phân tích thực trạng thu nợ doanh nghiệp

4.3.3 DSTN doanh nghiệp theo thời hạn

Bảng 4.8 DSTN của doanh nghiệp theo thời hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm So sánh

2008/2007

So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu

2007 2008 2009 Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Ngắn hạn 38.285 41.897 41.769 3.612 9,43 -128 -0,31 Trung, dài hạn 7.122 17.749 22.521 10.627 149,21 4.772 26,89 Tổng 45.407 59.646 64.290 14.239 31,36 4.644 7,79

Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp Từ số liệu bảng trên cho thấy, DSTN doanh nghiệp phần lớn tập trung ở các khoản vay ngắn hạn, tuy nhiên DSTN ngắn hạn của doanh nghiệp lại không ổn định trong 3 năm qua. Năm 2008 thu nợ tăng 3.612 triệu đồng, tương đương tăng 9,43% so với năm 2007, tức đạt 41.897 triệu đồng, nhưng tình hình thu nợ ngắn hạn trong năm 2009 thì không được khả quan, theo đó DSTN đã giảm xuống với tốc độ 0,31%. Sự gia tăng DSTN ngắn hạn trong năm 2008 là do Chi nhánh đã đẩy mạnh việc phát vay ngắn hạn từ các năm trước, thời hạn tín dụng dưới một năm nên việc thu hồi nợ được thực hiện nhanh chóng. Còn trong năm 2009 thu nợ ngắn hạn doanh nghiệp giảm nhẹ là do có nhiều khoản vay phát sinh vào những tháng cuối năm 2009 nên chưa đến thời điểm trả nợ gốc và một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả chậm trả nợ cho Chi nhánh đã làm cho DSTN đạt được không cao.

Xét về tình hình thu nợ trung, dài hạn của doanh nghiệp chỉ đạt 7.122 triệu đồng vào năm 2007. Nhưng đến năm 2008, DSTN đã tăng đến 17.749 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng là 149,21% và trong năm 2009 DSTN trung, dài hạn lại tiếp tục tăng, đạt 22.521 triệu đồng, tỷ lệ tăng hơn năm 2008 là 26,89%. Nguyên nhân làm cho thu nợ trung, dài hạn của doanh nghiệp tăng trong những năm qua là do Chi nhánh đã giảm DSCV trung, dài hạn đồng thời tăng cường, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trung, dài hạn, đặc biệt là các khoản vay trung hạn phát sinh từ năm 2006.

Biểu đồ 4.8 Tỷ trọng của DSTN ngắn hạn và trung, dài hạn của doanh nghiệp

84,32% 70,24% 64,97%

35,03%

29,76%

15,68%

0,00%

20,00%

40,00%

60,00%

80,00%

100,00%

120,00%

2007 2008 2009

Năm

Tỷ trọng (%)

Ngắn hạn Trung, dài hạn

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp

Mặc dù DSTN trong ngắn hạn của doanh nghiệp không ổn định từ năm 2008 đến 2009 nhưng tỷ trọng vẫn luôn cao hơn DSTN trung, dài hạn, có thể nhận thấy điều này từ biểu đồ 4.7. Nguyên nhân là do DSCV ngắn hạn của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trung, dài hạn. Nhưng tỷ trọng DSTN trung, dài hạn lại có xu hướng tăng theo thời gian, năm 2007 chỉ chiếm 15,68%, qua năm 2008 tăng lên 29,76% và kết thúc năm 2009 đã là 35,05%.

Như vậy có thể thấy trong 3 năm DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, nguyên nhân là vì cho vay ngắn hạn thường có thời hạn dưới 12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh.

Khi đồng vốn được xoay vòng nhanh Ngân hàng có thể tiếp tục cho vay làm DSCV tăng, từ đó DSTN cũng không ngừng tăng theo. Bên cạnh đó, sở dĩ DSTN trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSTN là do thời hạn cho vay dài, thường là từ 1 đến 5 năm đối với cho vay trung hạn và trên 5 năm đối với cho vay dài hạn, nên vốn thu hồi rất chậm. Thông thường hạn mức tín dụng trong cho vay trung và dài hạn đối với một khách hàng là rất lớn mà trong năm chỉ thu hồi khoảng hai hoặc ba kỳ nên DSTN chiếm tỷ trọng không cao.

Tuy nhiên, việc tỷ trọng DSTN ngắn hạn của doanh nghiệp càng lúc càng giảm sẽ ảnh hưởng không tốt đến tính thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy, phòng Doanh nghiệp cần tăng cường công tác thu nợ ngắn hạn trong những năm tới, không để tỷ trọng của DSTN ngắn hạn giảm như năm 2009.

4.3.4 DSTN doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 4.9 DSTN doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm So sánh

2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu

2007 2008 2009 Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

DNTN 3.120 5.316 12.452 2.196 70,38 7.136 134,24

Công ty TNHH 14.530 25.644 22.547 11.114 76,49 -3.097 -12,08 Công ty cổ phần 27.757 28.686 29.291 929 3,35 605 2,11

Công ty hợp danh 0 0 0 0 0 0 0

Hợp tác xã 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 45.407 59.646 64.290 14.239 31,36 4.644 7,79 Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp Qua bảng 4.9 cho thấy, phần lớn DSTN của các loại hình doanh nghiệp đều tăng qua các năm. Trong đó, công ty TNHH và công ty cổ phần luôn có DSTN cao hơn các loại hình doanh nghiệp còn lại. DSTN của công ty cổ phần thì tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ lệ tăng lại không cao. Trong năm 2008 thu nợ của công ty cổ phần đạt 28.686 triệu đồng, chỉ tăng hơn năm 2007 là 929 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 3,35%, sang năm 2009 thì đạt 29.291 triệu đồng, tức tăng hơn năm 2008 có 605 triệu đồng nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại thấp hơn năm 2008, ở mức 2,11%. Đa số các công ty cổ phần đều kinh doanh có hiệu quả, luôn giữ uy tín trong việc trả nợ đối với Chi nhánh nên việc thu nợ của công ty cổ phần hiệu quả hơn so với phần còn lại. Ngược lại với sự tăng trưởng liên tục trong thu nợ của công ty cổ phần thì DSTN của công ty TNHH lại không ổn định. Từ năm 2007 đến 2008 thu nợ của công ty TNHH tăng 11.114 triệu đồng, tức là đạt 25.644 triệu đồng vào cuối năm 2008 nhưng con số này lại giảm xuống trong năm 2009 chỉ còn 22.547 triệu đồng, đã giảm 3.097 triệu đồng. Giải

thích cho sự việc này là do năm 2009 có một số công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn nên chậm trả nợ cho Chi nhánh.

Khác hẳn với tình hình thu nợ của 2 loại hình doanh nghiệp trên đó là DNTN. DSTN của DNTN trong các năm qua chẳng những không giảm mà còn tăng mạnh vào năm 2009. Cụ thể, năm 2007 chỉ thu về được 3.120 triệu đồng, nhưng năm 2008 thì tăng lên 5.316 triệu đồng, tăng cao hơn năm 2007 là 2.196 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 70,38%. Cùng với sự gia tăng DSCV đối với DNTN thì DSTN của loại hình doanh nghiệp này trong năm 2009 cũng tăng mạnh, đạt được 12.425 triệu đồng, tăng hơn năm 2008 là 7.136 triệu đồng và tăng trưởng đến 134,24%. Thu nợ của DNTN luôn tăng trong 3 năm qua là do có nhiều DNTN kinh doanh vật tư nông nghiệp thu được nợ của khách hàng nên tất toán nợ với ngân hàng.

Trong các năm qua, công ty hợp danh và hợp tác xã thì không có đến Chi nhánh vay vốn. Vì vậy mà DSTN của 2 loại hình doanh nghiệp này không có.

Biểu đồ 4.9 Tỷ trọng DSTN của các loại hình doanh nghiệp Năm 2007

32,00

% 6,87%

61,13

%

Năm 2008 48,09

%

42,99

% 8,91%

Năm 2009

45,56%

35,07%

19,37%

DNTN Công ty TNHH Công ty cổ phần

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp

Qua biểu đồ 4.9 cho thấy, tuy rằng có sự gia tăng trong DSTN của công ty cổ phần trong giai đoạn 2007 – 2009 nhưng tỷ trọng thu nợ của loại hình doanh nghiệp này lại có xu hướng giảm, năm 2007 chiếm 61,13% sang năm 2008 giảm xuống còn 48,09% và tiếp tục giảm chỉ còn 45,56% trong năm 2009. Mặc dù giảm nhưng tỷ trọng của công ty cổ phần trong tổng DSTN vẫn đạt tỷ lệ cao nhất.

Còn tỷ trọng của công ty TNHH thì lại không ổn định, tăng lên trong năm 2008 nhưng lại giảm xuống vào năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm 2008 tỷ lệ tăng trưởng DSTN của công ty TNHH cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của tổng DSTN doanh nghiệp, còn trong năm 2009 trong khi tổng thu nợ của Phòng Doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng thì thu nợ của công ty TNHH lại giảm. Điều đó đã dẫn đến sự sụt giảm của tỷ trọng thu nợ công ty TNHH trong năm 2009.

Không giống như 2 loại hình doanh nghiệp trên, tuy rằng DSTN luôn thấp nhất trong những năm qua nhưng tỷ trọng thu nợ của DNTN đã có sự gia tăng liên tục theo thời gian. Cụ thể, năm 2007 chỉ chiếm 6,87% nhưng sang năm 2008 đã tăng lên 8,91% và đến hết năm 2009 thì con số này là 19,37%. Tỷ trọng thu nợ của DNTN liên tục tăng là do tốc độ tăng trưởng của thu nợ DNTN luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng DSTN doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)