DSTN doanh nghiệp theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 57 - 59)

Bảng 4.10 DSTN doanh nghiệp theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh Chỉ tiêu

2007 2008 2009 Tuyệt đối đối (%) Tương Tuyệt đối đối (%) Tương Nông, lâm nghiệp 24.288 25.008 34.760 720 2,96 9.752 39,00

Chế biến thủy sản 12.332 17.397 9.133 5.065 41,07 -8.264 -47,50

Xây dựng 3.466 7.522 10.632 4.056 117,02 3.110 41,35

TM - DV 3.276 4.255 5.641 979 29,88 1.386 32,57

Khác 2.045 5.464 4.124 3.419 167,19 -1.340 -24,52

Tổng 45.407 59.646 64.290 14.239 31,36 4.644 7,79

Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp

Nhìn chung cơ cấu thu nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế đa số tập trung ở các ngành như: nông, lâm nghiệp, xây dựng và TM – DV. Đây là 3 ngành có DSTN tương đối ổn định trong các năm qua. Trong đó, thu nợ của ngành nông, lâm nghiệp là lớn nhất, năm 2007 đạt 24.288 triệu đồng, đứng tiếp theo là ngành chế biến thủy sản đạt 12.332 triệu đồng. Thứ ba là ngành xây dựng với 3.466 triệu đồng DSTN.

Trong năm 2008 mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng nhờ sự quản lý tốt của Nhà nước nên đa số các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành trên đều kinh doanh khá tốt nên công tác thu nợ được nhiều thuận lợi. Điều đó được thể hiện qua DSTN của các ngành đều tăng trong năm 2008. Trong đó, tăng cao nhất là ngành chế biến thủy sản, đạt 17.397 triệu đồng, tức tăng thêm 5.065 triệu đồng, đứng tiếp theo là ngành xây dựng tăng thêm 4.056 triệu đồng. Mặc dù trong năm 2008 ngành nông, lâm nghiệp chỉ tăng thêm có 720 triệu đồng nhưng DSTN của ngành này vẫn đạt cao nhất (25.008 triệu đồng). Còn thu nợ của các ngành khác tăng thêm 3.419 triệu đồng, đạt 5.464 triệu đồng. Cuối cùng là ngành TM – DV chỉ tăng thêm 979 triệu đồng, đạt 4.255 triệu đồng.

Năm 2009 DSTN ngành nông, lâm nghiệp tiếp tục tăng cao và đạt 34.760 triệu đồng, tăng cao nhất trong tất cả các ngành. Nhưng thu nợ ngành thủy sản lại giảm đến 8.264 triệu đồng so với năm 2008, chỉ còn thu được 9.133 triệu đồng. DSTN của hai ngành xây dựng và TM – DV vẫn tiếp tục tăng, cụ thể ngành xây dựng tăng lên 10.632 triệu đồng, tức tăng thêm 3.110 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 41,35%, còn ngành TM – DV tăng thêm 1.386 triệu đồng.

Như đã phân tích DSTN của ngành nông, lâm nghiệp luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do trong 2 năm qua sản xuất nông nghiệp được nhiều thuận lợi, nông phẩm vừa trúng mùa vừa trúng giá nên việc thu nợ của các

doanh nghiệp được dễ dàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nông, lâm nghiệp này đã có quan hệ tín dụng khá lâu và rất có uy tín với Chi nhánh nên việc thu nợ có nhiều thuận lợi. Còn sự sụt giảm DSTN của ngành chế biến thủy sản trong năm 2009 là do việc xuất khẩu thủy sản của nước ta gặp nhiều khó khăn, nên nhiều doanh nghiệp chậm trả nợ cho ngân hàng.

Cùng với sự gia tăng của DSCV thì DSTN của ngành xây cũng có sự tăng trưởng liên tục theo thời gian. Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều công trình lớn nhỏ được đầu tư, thêm vào đó là nhu cầu nhà ở của người dân cũng không ngừng tăng lên nên nhiều doanh nghiệp xây dựng đã có bước tiến triển mạnh mẽ. Vì vây, mà các doanh nghiệp này đã chủ động tất toán nợ trước hạn với Chi nhánh.

Ngoài ra, công tác thu nợ của ngành TM – DV cũng có nhiều chuyển biến tích cực và tỷ trọng ngày càng tăng chủ yếu là do ngành này đang có tốc độ phát triển cao trong cả nước cung như tại An Giang.

Biểu đồ 4.10 Tỷ trọng DSTN doanh nghiệp theo ngành kinh tế

Năm 2007 4,50% 7,21% 7,63% 27,16 % 53,49 % Năm 2008 29,17 % 7,13% 12,61 % 9,16% 41,93 % Năm 2009 8,77% 16,54% 6,41% 14,21% 54,07%

Nông, lâm nghiệp Chế biến thủy sản Xây dựng

TM - DV Khác

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp

Cũng giống như DSCV, DSTN của ngành nông, lâm nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các ngành còn lại. Nhưng tỷ trọng của ngành này lại không ổn định trong 3 năm qua, giảm xuống vào năm 2008 và tăng trở lại vào năm sau. Trong năm 2008 thu nợ ngành nông, lâm nghiệp chỉ tăng 720 triệu đồng trong khi tổng DSTN của các ngành lại tăng đến 14.239 triệu đồng nên tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp bị giảm. Đến năm 2009 trong khi tổng thu nợ chỉ tăng 4.644 triệu đồng thì ngành nông, lâm nghiệp tăng đến 9.752 triệu đồng đã làm cho tỷ trọng của ngành này tăng lên đáng kể.

Cũng từ biểu đồ 4.10 cho thấy, tỷ trọng thu nợ của ngành chế biến thủy sản đã có xu hướng giảm xuống vào năm 2009, điều này đã phản ánh tình hình thực tế của ngành này là: không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu nên khi có biến động thì công tác thu nợ của Chi nhánh gặp khó khăn. Vì vậy, CBTD cần chú ý thường xuyên theo dõi, kiểm tra sau cho vay một cách cẩn thận đối với ngành này để không làm phát sinh nợ quá hạn.

Bên cạnh đó, tỷ trọng thu nợ của ngành xây dựng cũng tăng liên tục trong 3 năm qua. Điều đó chứng tỏ công tác thu nợ của ngành này ngày càng hiệu quả. Vì vậy, Chi nhánh có thể đẩy mạnh phát vay đối với ngành này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)