CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI
4.4 Phân tích thực trạng dư nợ doanh nghiệp
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Dư nợ của Ngân hàng sẽ tỷ lệ nghịch với DSTN và tỷ lệ thuận với DSCV, điều đó có nghĩa là công tác thu nợ đạt hiệu quả bao nhiêu thì số dư nợ càng ít bấy nhiêu. Dư nợ cho chúng ta biết được Ngân hàng còn phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng vay vốn. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng như thế nào.
4.4.1 Dư nợ doanh nghiệp so với tổng dư nợ toàn Chi nhánh Bảng 4.11 Dư nợ doanh nghiệp và tổng dư nợ của Chi nhánh
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm So sánh
2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Tuyệt
đối Tương
đối (%) Tuyệt
đối Tương đối (%) Doanh nghiệp 39.228 182.660 453.016 143.432 365,64 270.356 148,01 Tổng dư nợ 403.510 897.698 1.033.588 494.188 122,47 135.890 15,14
Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Hỗ trợ Từ bảng 4.6 cho thấy, trong 3 năm qua, cùng với sự gia tăng dư nợ của toàn Chi nhánh thì dư nợ của doanh nghiệp cũng tăng theo và có phần tăng trưởng cao hơn. Cụ thể là từ năm 2007 đến 2008 dư nợ doanh nghiệp tăng lên 182.660 triệu đồng và tăng trưởng đến 365,64%, trong khi đó tổng dư nợ tăng đến 897.698 triệu đồng nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 122,47%. Bước sang năm 2009, mặc dù dư nợ của doanh nghiệp lẫn toàn Chi nhánh đều tăng nhưng mức tăng trưởng có xu hướng chậm lại, nếu như dư nợ doanh nghiệp tăng thêm 270.356 triệu đồng, tương đương 148,01%, thì tổng dư nợ của Chi nhánh tăng thêm 135.890 triệu đồng nhưng chỉ tăng trưởng có 15,14%, vẫn thấp hơn gần 10 lần so với dư nợ doanh nghiệp. Sự gia tăng dư nợ trong những năm qua chủ yếu là do nhiều doanh nghiệp vay với doanh số lớn (đa số các doanh nghiệp này đã được Chi nhánh cấp hạn mức) đến nhận nợ vay nhằm bổ sung vốn lưu động chuẩn bị kinh doanh cho mùa vụ mới.
Trong năm 2009 tình hình kinh tế có dấu hiệu hồi phục nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu khá lớn về vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, đối với các khách hàng cũ của Chi nhánh thì họ muốn tăng thêm nguồn vốn để mở rộng việc kinh doanh, còn các khách hàng mới thì cũng đã tạo quan hệ với Chi nhánh, điển hình là trong năm 2009 có 2 công ty cổ phần Nhà nước đến vay vốn với doanh số lớn. Do đó, dư nợ trong năm 2009 đã tăng khá nhanh.
Biểu đồ 4.11 Dư nợ cho vay doanh nghiệp và tổng dư nợ của chi nhánh
453.016 39.228
182.660 403.510
1.033.588 897.698
0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000
2007 2008 2009
Năm
Triệu đồng
Doanh nghiệp Chi nhánh
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo hoạt động tín dụng Phòng Hỗ trợ
Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy xu hướng gia tăng dư nợ của doanh nghiệp lẫn Chi nhánh trong 3 năm qua. Từ năm 2007 đến 2008 đường dư nợ của doanh nghiệp có xu hướng cách xa đường dư nợ của Chi nhánh, nhưng do tỷ lệ tăng trưởng của dư nợ doanh nghiệp cao hơn rất nhiều so với Chi nhánh nên tỷ trọng của dư nợ doanh nghiệp đã tăng hơn trước. Còn từ năm 2008 đến 2009 đường dư nợ của doanh nghiệp và Chi nhánh có xu hướng tiến gần nhau cộng thêm việc tỷ lệ tăng trưởng của dư nợ doanh nghiệp cao hơn của Chi nhánh đã làm cho tỷ trọng của dư nợ doanh nghiệp tăng mạnh (đạt 43,83%).
4.4.2 Dư nợ doanh nghiệp so với dư nợ của các loại hình cho vay khác Bảng 4.12 Dư nợ doanh nghiệp so với dư nợ của các loại hình cho vay khác
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm So sánh
2008/2007
So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%) Doanh nghiệp 39.228 182.660 453.016 143.432 365,64 270.356 148,01 SXKD cá thể 168.792 389.107 288.118 220.315 130,52 -100.989 -25,95 Tiêu dùng 110.300 125.927 130.548 15.627 14,17 4.621 3,67 Nông nghiệp 85.190 200.004 161.906 114.814 134,77 -38.098 -19,05 Tổng 403.510 897.698 1.033.588 494.188 122,47 135.890 15,14
Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Hỗ trợ Cơ cấu dư nợ của các loại hình cho vay thay đổi liên tục theo từng năm, trong đó đạt dư nợ cao nhất là loại hình cho vay SXKD cá thể, tăng từ 168.972 triệu đồng vào năm 2007 lên 389.107 triệu đồng vào năm 2008, tỷ lệ tăng trưởng là 130,52%. Nhưng sang năm 2009 dư nợ đối với cho vay SXKD cá thể có xu hướng giảm và đứng thứ hai (sau dư nợ doanh
nghiệp), chỉ đạt 288.118 triệu đồng, tức giảm 100.989 triệu đồng, tương đương tỷ lệ giảm là 25,95% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là trong các năm gần đây chi nhánh tăng cường công tác tiếp thị về thị trường nông thôn tập trung vào các hộ kinh doanh gạo, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nuôi trồng thủy sản. Còn trong năm 2009 dư nợ giảm là do một số hộ kinh doanh trên đến tất toán nợ vay cho Chi nhánh.
Đối với cho vay tiêu dùng thì dư nợ có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2008 đạt 125.927 triệu đồng, tăng hơn năm 2007 là 15.627 triệu đồng, năm 2009 thì dư nợ tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng đạt 130.548 triệu đồng, có tỷ lệ tăng trưởng là 3,67%. Trong năm 2009 dư nợ tiêu dùng tăng trưởng thấp là do một số khách hàng cầm cố sổ tiền gửi tại Sacombank An Giang đến tất toán trước hạn, trong khi mảng cho vay CBCNV tăng không mạnh, các đơn vị liên kết phát sinh mới không nhiều do thị trường ở đối tượng này hầu như bị bảo hòa.
Còn đối với loại hình cho vay nông nghiệp, tuy dư nợ đạt tương đối không cao nhưng có sự tăng trưởng khá nhanh vào năm 2008. Vào năm 2007, dư nợ chỉ đạt 85.190 triệu đồng đồng, đến cuối năm 2008 dư nợ đã đạt 200.004 triệu đồng, tỷ lệ tăng đạt đến 134,77%. Đến năm 2009 dư nợ ở loại hình này đã có sự sụt giảm chỉ đạt 161.906 triệu đồng, đã giảm 19,05%, nguyên nhân là do DSTN trong năm của nông nghiệp tăng cao.
Dư nợ tín dụng tại Chi nhánh gia tăng chủ yếu bởi sự gia tăng mạnh của DSCV, còn DSTN tuy cũng có tăng lên nhưng vẫn không thể theo kịp tốc độ cho vay. Trong đó, dư nợ doanh nghiệp tăng trưởng cao nhất trong 3 năm qua so với các loại hình còn lại.
Biểu đồ 4.12 Tỷ trọng dư nợ của các loại hình cho vay Năm 2007
21,11
%
27,34
%
9,72
%
41,83
%
Năm 2008
43,34
% 14,03
% 22,28
%
20,35
%
Năm 2009 15,66%
27,88%
12,63% 43,83%
Doanh nghiệp SXKD cá thể Tiêu dùng Nông nghiệp
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Hỗ trợ Từ biểu đồ trên cho thấy tỷ trọng của dư nợ doanh nghiệp đã tăng liên tục theo thời gian, năm 2007 chỉ chiếm 9,72%, tỷ lệ thấp nhất trong các loại hình cho vay, bước qua năm 2008 đã tăng lên 20,35%, cao hơn tỷ trọng cho vay tiêu dùng nhưng vẫn thấp hơn so với 2
loại hình còn lại. Trong năm 2009 đã có sự gia tăng đột biến của tỷ trọng cho vay doanh nghiệp đạt 43,38%, cao nhất tại Chi nhánh.
4.4.3 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thời hạn
Bảng 4.13 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thời hạn
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm So sánh
2008/2007
So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%) Ngắn hạn 26.512 171.961 436.313 145.449 548,62 264.352 153,73 Trung, dài hạn 12.716 10.699 16.703 -2.017 -15,86 6.004 56,12 Tổng 39.228 182.660 453.016 143.432 365,64 270.356 148,01
Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp Trong các hoạt động của Sacombank An Giang thì hoạt động cho vay ngắn hạn là chủ yếu đã đáp ứng nhu cầu vốn vay nhất thời cho các thành phần kinh tế, hơn nữa An Giang là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc dư nợ cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh thường tập trung cho vay ngắn hạn. Theo đó, dư nợ ngắn hạn từ năm 2007 đến 2008 chỉ tăng 145.449 triệu đồng, trong khi từ năm 2008 đến 2009 lại tăng đến 264.352 triệu đồng, nhưng tốc độ tăng trưởng của năm 2008 lại cao hơn năm 2009. Ngược lại với xu hướng tăng của dư nợ tín dụng ngắn hạn, thì dư nợ trung, dài hạn lại không ổn định qua các năm. Từ năm 2007 đến 2008 dư nợ trung, dài hạn đã giảm 15,86%, tức giảm 2.017 triệu đồng, chỉ đạt 10.699 triệu đồng vào năm 2008. Nhưng sang năm 2009 thì dư nợ trung, dài hạn đã có sự gia tăng, tăng thêm 6.004 triệu đồng với tỷ lệ là 56,12%. Sự gia tăng này chủ yếu là do một số khách hàng thân thiết đến nhận nợ vay và do một phần dư nợ của năm trước chuyển sang. Nhưng xét cho cùng thì dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao.
Biểu đồ 4.13 Tỷ trọng dư nợcho vay doanh nghiệp theo thời hạn
96,31%
67,58% 94,14%
3,69%
5,86%
32,42%
0,00%
20,00%
40,00%
60,00%
80,00%
100,00%
120,00%
2007 2008 2009
Năm
Tỷ trọng (%)
Ngắn hạn Trung, dài hạn
Nguồn: tổng hợp báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp
Qua thống kê cho thấy dư nợ đều tăng qua các năm, trong đó tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hứơng tăng dần, trong khi tỷ trọng dư nợ trung dài hạn thì lại có xu hướng giảm xuống.
Điều này cho thấy trong 3 năm qua, Chi nhánh đã giảm hình thức cho vay trung, dài hạn mà tập trung gia tăng dư nợ ngắn hạn để vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, thu tiền nhanh, lợi nhuận cao vừa hạn chế được rủi ro.
4.4.4 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 4.14 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm So sánh
2008/2007
So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%) DNTN 4.212 17.579 36.583 13.367 317,36 19.004 108,11 Công ty TNHH 10.538 35.663 75.360 25.125 238,42 39.697 111,31 Công ty cổ phần 24.478 129.418 341.073 104.940 428,71 211.655 163,54
Công ty hợp danh 0 0 0 0 0 0 0
Hợp tác xã 0 0 0 0 0 0 0
Tổng 39.228 182.660 453.016 143.432 365,64 270.356 148,01 Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp Từ bảng số liệu 4.14 cho thấy, cơ cấu dư nợ của doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng nhanh nhất là dư nợ của công ty cổ phần, trong năm 2008 dư nợ đạt 129.418 triệu đồng, tăng 104.940 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng là 428,71%, qua năm 2009 dư nợ của công ty cổ phần tiếp tục tăng và đạt 341.073 triệu đồng, tăng thêm 211.655 triệu đồng so với năm 2008.
Nguyên nhân là do DSCV của công ty cổ phần luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV doanh nghiệp.
Trong khi đó, dư nợ của công ty TNHH cũng tăng không kém so với công ty cổ phần.
Từ năm 2007 đến 2008 dư nợ tăng khá cao và đạt 35.663 triệu đồng, tăng 238,42%. Đến thời điểm cuối năm 2009 dư nợ của công ty TNHH có phần tăng trưởng mạnh hơn, đạt 75.360 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng là 111,31%. Mặc dù dư nợ tăng cao nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại thấp hơn so với năm 2008. Trong năm 2009 do có một số hợp đồng tín dụng đã đến ngày đáo hạn của các công ty TNHH nên có lúc đã làm cho dư nợ giảm xuống nhưng sau đó do việc kinh doanh tiến triển tốt nên các công ty này đã mở hợp đồng mới, thậm chí còn vay với doanh số lớn hơn nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc kinh doanh.
Bên cạnh đó, dư nợ cho vay DNTN cũng tương tự như công ty TNHH, có nghĩa là từ năm 2007 đến 2008 tăng với tốc độ cao nhưng sau đó tăng chậm lại trong năm 2009. Nguyên nhân là do Chi nhánh tăng cường công tác tiếp thị cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ kinh doanh vật tư nông nghiệp, lúa gạo, vật liệu xây dựng. Mặt khác, một số DNTN trả nợ cho Chi nhánh do thu hồi nợ từ hoạt động kinh doanh (phân bón, thuốc trừ sâu…).
Như vậy, trong những năm qua chính sách tín dụng của ngân hàng đã có nhiều thay đổi, không còn bó hẹp trong phạm vi các doanh nghiệp vừa và nhỏ nữa mà đã mở rộng ra đối
với các công ty lớn, điển hình là dư nợ của các công ty cổ phần ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
Biểu đồ 4.14 Tỷ trọng dư nợ của các loại hình doanh nghiệp Năm 2007
26,86
% 10,74
%
62,40
%
Năm 2008
70,85
%
9,63%
19,52
%
Năm 2009
75,28%
8,08%
16,64%
DNTN Công ty TNHH Công ty cổ phần
Nguồn: tổng hợp báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp
Qua phân tích cho thấy dư nợ của các loại hình doanh nghiệp đều tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của các doanh nghiệp này thì không theo xu hướng đó, duy nhất chỉ có tỷ trọng dư nợ của công ty cổ phần là tăng liên tục còn của công ty TNHH và DNTN thì bị giảm rừ rệt. Trong đú, giảm nhiều nhất là tỷ trọng của cụng ty TNHH từ 26,86% năm 2007 xuống còn 16,64% vào năm 2009. Còn tỷ trọng dư nợ của DNTN thì chỉ bị giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất so với các loại hình doanh nghiệp còn lại. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của công ty TNHH và DNTN không theo kịp tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ doanh nghiệp và một phần là do sự gia tăng lớn mạnh của dư nợ công ty cổ phần.
4.4.5 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế
Bảng 4.15 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm So sánh
2008/2007
So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%) Nông, lâm nghiệp 14.786 131.694 351.765 116.908 790,67 220.071 167,11 Chế biến thủy sản 10.631 18.848 26.037 8.217 77,29 7.189 38,14 Xây dựng 5.384 13.573 23.981 8.189 152,10 10.408 76,68 TM - DV 4.612 17.782 49.356 13.170 285,56 31.574 177,56
Khác 3.815 763 1.877 -3.052 -80,00 1.114 146,00
Tổng 39.228 182.660 453.016 143.432 365,64 270.356 148,01 Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp Mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế để sản xuất kinh doanh. Công tác cho vay vốn lưu động tại Sacombank An Giang trong 3 năm qua tập trung cho tài trợ cho các ngành nông, lâm nghiệp, chế biến thủy sản, xây dựng và TM – DV. Đáng chú ý nhất là ngành nông, lâm nghiệp với dư nợ tăng cao liên tục theo thời gian. Từ 14.786 triệu đồng năm 2007 đến năm 2008 đã tăng lên 131.694 triệu đồng, tương đương tăng 790,67% và bước sang năm 2009 thì con số này đã là 351.765 triệu đồng, tăng thêm 220.071 triệu đồng so với năm 2008 và đạt tốc độ tăng trưởng là 167,11%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong 2 năm qua sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, các mặt hàng nông phẩm vừa trúng mùa, vừa trúng giá, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ tăng lên từ đó đã kích thích các doanh nghiệp chế biến nông sản đầu tư vốn phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Hơn nữa, trong năm 2009 có một công ty cổ phần hoạt động trong ngành nông nghiệp và một công ty TNHH chế biến gỗ đến Chi nhánh vay với doanh số lớn.
Nông nghiệp là một trong những ngành phát tiển mạnh nhất của tỉnh, bên cạnh đó thì ngành chế biến thủy sản cũng phát triển không kém. Hiện nay tại địa bàn của tỉnh việc nuôi và chế biến cá da trơn với số lượng rất lớn. Mặc khác, trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu thủy sản phát triển rất mạnh, kéo theo nhiều nhà đầu tư vào ngành này và nhu cầu vốn bổ sung cho loại hình này càng tăng thêm. Do đó, dư nợ của ngành chế biến thủy sản liên tục tăng qua các năm. Năm 2008 tăng hơn 2007 là 8.217 triệu đồng, năm 2009 hơn 2008 là 7.189 triệu đồng. Dư nợ ngành chế biến thủy sản năm 2009 tăng chủ yếu là do công tác thu nợ của ngành này gặp khó khăn do việc xuất khẩu thủy sản bị trở ngại và phần lớn là do dư nợ của những năm trước chuyển sang.
Bên cạnh đó, việc tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu mà đặc biệt là các mặt hàng phục vụ cho các công trình xây dựng trong năm 2008 nên việc dư nợ ngành xây dựng tăng cao là điều tất yếu. Từ 5.384 triệu đồng năm 2007 đã tăng lên 13.573 triệu đồng vào năm 2008, đạt tỷ lệ tăng trưởng là 152,10%. Bước sang năm 2009 tuy rằng giá của một số vật liệu xây dựng đã giảm xuống nhưng nhu cầu xây nhà của người dân cũng như các công trình xây
dựng không ngừng tăng lên đã kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp xây dựng nên dư nợ của ngành xây dựng vẫn tiếp tục tăng, đạt 23.981 triệu đồng.
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực TM – DV. Chính vì vậy đã thúc đẩy các tổ chức kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này, đã làm cho nhu cầu sử dụng vốn tăng cao, điển hình là dư nợ của ngành xây dựng tại Sacombank An Giang cũng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 chỉ có 3.815 triệu đồng, đến năm 2008 tăng lên 17.782 triệu đồng, tức tăng 13.170 triệu đồng, tăng trưởng 285,56%. Trong năm 2009 dư nợ ngành TM – DV có sự gia tăng đột biến, đạt 49.356 triệu đồng, tăng 31.574 triệu đồng so với năm 2008, nhưng tỷ lệ tăng trưởng chỉ đạt 177,56%.
Còn dư nợ của các ngành khác thì diến biến không ổn định, giảm xuống vào năm 2008 nhưng lại tăng lên vào năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này đã tất toán hợp đồng cũ và tiếp tục vay lại của Chi nhánh.
Biểu đồ 4.15 Tỷ trọng dư nợ của các ngành kinh tế Năm 2007
11,76
% 13,72
% 27,10
%
37,69
% 9,73%
Năm 2008
72,10
% 9,74%
7,43%
0,42%
10,32
%
Năm 2009
5,29% 10,89% 0,41%
77,65%
5,75%
Nông, lâm nghiệp Chế biến thủy sản
Xây dựng TM - DV
Khác
Nguồn: tổng hợp báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Doanh nghiệp
Từ biểu đồ trên có thể thấy, tỷ trọng dư nợ của ngành nông, lâm nghiệp là cao nhất và tăng liên tục, năm 2007 chỉ chiếm 37,69% nhưng đến năm 2008 tăng lên 72,10% và năm 2009 thì tỷ trọng này lại tiếp tục tăng lên đạt 77,65%. Ngược lại với sự gia tăng liên tục của tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp đó là sự giảm mạnh của tỷ trọng ngành chế biến thủy sản. Nếu như năm 2007 dư nợ ngành thủy sản chiếm đến 27,10% thì đến năm 2009 chỉ còn 5,75%. Có cùng xu hướng với ngành chế biến thủy sản đó là ngành xây dựng, tuy rằng dư nợ của ngành này tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ trọng của nó thì lại càng ngày càng giảm. Khác hẳn với các ngành trên đó là ngành TM – DV với tỷ trọng dư nợ giảm đi vào năm 2008 nhưng lại tăng lên vào năm 2009. Còn các ngành khác thì tỷ trọng dư nợ đã bị giảm trầm trọng, xuống dưới 1% trong các năm 2008 và 2009.