MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 77 - 80)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP

Trong những năm qua tuy phải chịu nhiều áp lực của lạm phát tăng cao và các cơ chế, chính sách kiềm chế lạm phát nhưng với những nổ lực của toàn thể nhân viên Sacombank An Giang nói chung và các CBTD phòng Doanh nghiệp nói riêng cho nên tình hình hoạt động tiếp tục phát triển ổn định. Trong các hoạt động của Chi nhánh thì tín dụng doanh nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là một hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Chính vì thế nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp trong thời gian tới thì Sacombank cần thực hiện các giải pháp sau:

5.1 Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng doanh nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các tổ chức tín dụng đang hoạt động, đặc biệt là các ngân hàng TMCP nên mức độ cạnh tranh là vô cùng khốc liệt. Chính vì thế việc cạnh tranh bằng lãi suất thấp đã không còn hiệu quả mà thay vào đó là chất lượng dịch vụ khách hàng sẽ quyết định tất cả. Để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, đề tài xin đề ra các giải pháp sau:

Thường xuyên đưa các CBTD đi tập huấn các lớp kỹ năng bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng để không ngừng nâng cao công tác chăm sóc khách hàng.

Các doanh nghiệp đến vay vốn của Chi nhánh chủ yếu là để bổ sung vốn kinh doanh nên họ cần được giải ngân nhanh để kịp thời thanh toán tiền hàng hóa. Vì vậy, Chi nhánh cần đơn giản hóa hơn nữa hồ sơ vay vốn, loại bỏ những thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian cho các chủ doanh nghiệp, tuyệt đối không để khách hàng phải chờ lâu.

Chi nhánh cần có một phòng VIP thực sự dành cho các khách hàng doanh nghiệp, bởi vì những khách hàng đến giao dịch thường là các chủ doanh nghiệp hoặc Giám đốc các công ty, là những người có địa vị trong xã hội. Vì vậy phòng này cần được trang trí độc đáo, có phục vụ nước uống trong khi ngồi chờ để giải quyết hồ sơ.

Phòng Doanh nghiệp cần phải thường xuyên quan tâm, thăm hỏi, tặng quà đến các doanh nghiệp vào các dịp lễ, tết như: nón bảo hiểm, bút, hoặc thẻ mua hàng, đặc biệt là cần có chính sách lãi suất ưu đãi đối với các khách hàng thân thiết nhằm thu hút, “giữ chân” những khách hàng này, những khách hàng có uy tín và làm cho họ có mối quan hệ lâu dài với Chi nhánh.

Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo với các khách hàng doanh nghiệp, qua đó vừa tri ân đến những khách hàng đã gắn bó lâu dài với Chi nhánh vừa tìm hiều nhu cầu, nguyện vọng vay vốn của họ, vừa đánh giá được mức độ hài lòng của họ trong thời gian qua. Để từ đó đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới tốt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của các doanh nghiệp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.

5.2 Giải pháp nâng cao doanh số cho vay doanh nghiệp

Tăng cường các hoạt động Marketing nhằm giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới đến tất cả các doanh nghiệp trong tỉnh thông qua các phương tiện như: quảng cáo trên truyền hình, báo chí, phát tờ rơi...Đặc biệt, chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh lúa gạo, vật liệu xây dựng.

Nhằm tạo sự cân bằng và phát triển bền vững trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, Chi nhánh không nên chỉ tập trung vào thu hút các doanh nghiệp vừa và

nhỏ, nhất là trong giai đoạn hiện nay Sacombank An Giang cần quan tâm và đẩy mạnh cho vay đối với các công ty lớn như là các công ty cổ phần.

Bên cạnh việc duy trì cho vay hai loại hình mục tiêu của hệ thống Sacombank là bổ sung vốn lưu động và dự án đầu tư, Sacombank An Giang cần đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp đang hoạt động vào các ngành thế mạnh của tỉnh là nông, lâm nghiệp, xây dựng và TM – DV. Khuyến khích họ sử dụng các dịch vụ khác của Chi nhánh như: thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chuyển tiền...

Chủ động tìm kiếm và tiếp thị khách hàng nhất là các doanh nghiệp tiềm năng sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng như các công ty về thi công xây dựng cầu đường, cơ sở hạ tầng, công trình. Kết hợp cho vay với bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành công trình đối với các doanh nghiệp này. thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất, ưu tiên phục vụ trước đối với đối tượng khách hàng này, đảm bảo mọi giao dịch với ngân hàng luôn nhanh chóng chính xác.

5.3 Giải pháp nâng cao chất lượng CBTD

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của Sacombank và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Bởi vậy, cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh.

Đồng thời phải yêu cầu các CBTD phải thực sự nắm vững bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Sacombank, khen thưởng kịp thời các nhân viên có thành tích nổi trội trong công tác và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Song song đó cần phải có các chính sách về đãi ngộ hấp dẫn, khuyến khích nhân viên giỏi ở lại Chi nhánh. Điều chỉnh cơ cấu lương hợp lí, cân đối giữa trình độ, năng lực, kết quả hoàn thành công việc và thâm niên, tạo động lực để nhân viên làm việc.

Giao chỉ tiêu thi đua hàng tháng cho từng CBTD trên cơ sở có sơ tổng kết và khen thưởng kịp thời.

5.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng

Cần phải thu thập chính xác thông tin về doanh nghiệp vay vốn như: trụ sở, loại hình doanh nghiệp, người đại diện, tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, tình hình tài chính của đơn vị vay vốn đến thời điểm đi vay, phương án sản xuất kinh doanh có khả thi hay không, thu thập thêm thông tin khách hàng của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng (CIC) tại Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn.

Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong qui trình cho vay, thẩm định tốt sẽ nâng cao được chất lượng các khoản cho vay, hạn chế được nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín dụng vững chắc. Thẩm định đầy đủ về tính pháp lý của tài sản bảo đảm và quyền sở hữu của khách hàng đối với tài sản bảo đảm, định giá đúng giá trị của tài sản bảo đảm theo đúng quy định của Sacombank và của pháp luật.

Khuyến khích các doanh nghiệp nhận tiền vay thông qua tài khoản của Sacombank, hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, vừa hạn chế được rủi ro vừa tăng thu dịch vụ cho Chi nhánh.

Sau khi giải ngân thì CBTD phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách

hàng nhằm có giải pháp giúp đỡ doanh nghiệp khi cần thiết cũng như kịp thời xử lý các khoản vay sử dụng không đúng mục đích.

Mỗi năm CBTD đề nghị doanh nghiệp gửi các báo cáo tài chính cho ngân hàng để kiểm tra lại tình hình sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng nhằm hạn chế sai sót, giảm rủi ro đến mức tối đa và nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Khi xảy ra nợ quỏ hạn cỏn bộ cần tỡm hiểu rừ nguyờn nhõn nếu là cỏc yếu tố khỏch quan thì CBTD nên cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng đó. Nếu thấy họ cần nguồn vốn mà có thể khôi phục lại hoạt động thì tìm hiểu kỹ và cấp cho họ thêm số vốn để có thể trả số tiền cũ và đồng thời giúp cho họ không đi đến con đường phá sản. Còn nhận định không có khả năng trả nợ thì phía ngân hàng nên lấy tài sản mà khách hàng đảm bảo đem ra phát mãi để thu tài sản của ngân hàng về.

Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban để cung cấp các danh sách khách hàng để cán bộ tín dụng biết để đôn đốc khách hàng trả nợ.

Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải định ra kỳ hạn trả nợ phù hợp và kiên quyết không cho gia hạn nợ đối với các khách hàng không có ý thức trả nợ tốt cho ngân hàng. Tuỳ theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu nhập của khách hàng mà định ra kỳ hạn trả nợ cho phù hợp.

Chi nhỏnh cần quan tõm hơn nữa trong cụng tỏc tổ chức, theo dừi quản lý tỡnh hỡnh đôn đốc thu nợ của cán bộ tín dụng; ngoài các biện pháp như: nhắc qua điện thoại, gửi thư thông báo…cần phải lập biên bản cụ thể đối với trường hợp quá hạn trong đó ghi nhận các cam kết trả nợ của khỏch hàng, để tiện theo dừi và cú biện phỏp xử lý thớch hợp tiếp theo nhằm hạn chế thấp nhất nợ quá hạn vừa mới phát sinh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)