Tình hình nợ quá hạn của doanh nghiệp và Chi nhánh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 67 - 68)

Bảng 4.16 Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ quá hạn Doanh nghiệp Chi nhánh Doanh nghiệp Chi nhánh Doanh nghiệp Chi nhánh Nhóm 2 0 10 785 1.771 655 781 Nhóm 3 0 192 0 215 0 12 Nhóm 4 0 223 0 223 0 1.260 Nhóm 5 0 33 0 33 0 585 Tổng 0 458 785 2.242 655 2.638

Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Phòng Hỗ trợ

Mặc dù Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm nhưng trong công tác thu hồi nợ vẫn gặp không ít khó khăn. Việc xử lý nợ đến hạn chưa nhanh chóng làm phát sinh các khoản nợ quá hạn, điều đó đã làm cho nợ quá hạn chẳng những còn tồn tại mà còn có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 nợ quá hạn chỉ có 458 triệu đồng nhưng đến năm 2008 đã tăng lên 2.242 triệu đồng, tăng 1.784 triệu đồng, tỷ lệ tăng đến 389,52%.

Bước sang năm 2009 do lạm phát quay lại khá sớm làm tình hình thanh khoản của hầu hết các TCTD vào các tháng cuối năm 2009 gặp khó khăn nên công tác cho vay bị thắt chặt và bắt buộc kéo giảm dư nợ nên công tác cho vay cũng gặp không ít khó khăn, nợ quá hạn luôn có xu hướng tăng cao và khó kiểm soát. Tuy nhiên, do chi nhánh thực hiện tốt công tác thương lượng trước khi đến hạn cũng như có kế hoạch làm việc cụ thể với từng khách hàng nên đã hạn chế và kiểm soát được nợ quá hạn. Vì vậy, mặc dù nợ quá hạn năm 2009 có tăng nhưng chỉ tăng 17,66% triệu đồng, tức đạt 2.638 triệu đồng, nhưng phần lớn nợ quá hạn năm 2009 là được chuyển từ năm 2008 sang.

Còn đối với doanh nghiệp thì nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng liên tục theo thời gian, nếu như năm 2007 hoạt động tín dụng doanh nghiệp không có nợ quá hạn thì sang năm 2008 đã phát sinh 785 triệu đồng. Đến năm 2009 trong khi nợ quá hạn của Chi nhánh tiếp tục tăng thì nợ quá hạn của doanh nghiệp lại giảm chỉ còn 655 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 16,56%. Đa phần các doanh nghiệp vay vốn chủ yếu là để thanh toán tiền hàng hóa đã mua nên khi bán được số hàng hóa đó thì các doanh nghiệp này sẽ trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên do trong năm 2008 tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nhiều doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi chậm trả nợ cho Chi nhánh

làm phát sinh nợ quá hạn. Còn trong năm 2009 nợ quá hạn phát sinh chủ yếu là do các doanh nghiệp chế biến thủy sản kinh doanh không hiệu quả.

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, đa số nợ quá hạn của Chi nhánh đều tập trung ở nhóm 2 và 4, còn nợ quá hạn của doanh nghiệp thì chỉ ở nhóm 2. Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh chủ yếu phát sinh ở loại hình cho vay nông nghiệp và tiêu dùng.

Nhìn chung nợ quá hạn của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm và chiếm tỷ trọng ngày càng thấp trong tổng nợ quá hạn của Chi nhánh. Điều này có được là do các CBTD rất tích cực trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ, bằng chứng là khi đến ngày đáo hạn của mỗi giấy nhận nợ thì các CBTD này sẽ gọi điện nhắc nhở khách hàng hoặc thậm chí là đi đến doanh nghiệp thu nợ nếu như các doanh nghiệp này không có thời gian đến Chi nhánh thanh toán. Chính vì vậy mà cho dù nợ quá hạn có phát sinh nhưng chỉ khoảng một tháng sau là thu hồi được, không có khoản nợ nào bị rơi vào nhóm 3.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)