Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 28)

2.6.1 Hệ số thu nợ

Chỉ số này phản ánh công tác thu hồi nợ của ngân hàng và được biểu hiện bằng mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay, hệ số này càng lớn thì độ an toàn càng cao và công tác thu hồi nợ được đánh giá tốt và ngược lại.

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ =

Doanh số cho vay

x 100%

2.6.2 Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng của ngân hàng thông qua tốc độ luân chuyển của nó, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ số này càng lớn thì vòng quay vốn tín dụng càng nhanh điều đó chứng tỏ ngân hàng kinh doanh có hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận.

Vòng quay vốn tín dụng =

Tổng dư nợ Doanh số thu nợ

2.6.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ =

Tổng dư nợ Nợ quá hạn

x 100%

Tỷ số này phản ánh tình trạng nợ tại ngân hàng tốt hay xấu. Tỷ số này càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại tỷ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ SACOMBANK AN GIANG

3.1Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có trụ sở chính đặt tại 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM và được thành lập ngày 21/12/1991 trên cơ sở sáp nhập từ Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp và 3 hợp tác xã tín dụng: Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia tại TP.HCM. Sacombank xuất phát từ một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng chủ yếu hoạt động tại vùng ven TP.HCM.

Qua nhiều năm phát triển ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đến nay, Sacombank đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với vốn điều lệ đạt 6.700 tỷ đồng (tương đương 378 triệu USD), tổng tài sản 98.847 tỷ đồng (tương đương 5.553 triệu USD). Bên cạnh đó, Sacombank còn là ngân hàng TMCP dẫn đầu về mạng lưới hoạt động với 310 điểm giao dịch tại 45/63 tỉnh thành Việt Nam, 1 Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, 1 Chi nhánh tại Lào và 1 Chi nhánh tại Campuchia. Sacombank hiện có hơn 7.000 cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và năng động.

Là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM – HOSE, Sacombank hiện có khoảng 80.000 cổ đông đại chúng, Sacombank đã phát triển quan hệ với 10.978 đại lý của 306 ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đối tác chiến lược của Sacombank là Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) và Ngân hàng ANZ (Australia).

Vào ngày 16/05/2008, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chính thức công bố thành lập Tập đoàn Tài chính Sacombank tạo nên một bước ngoặc mới trong lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng.

3.1.2 Các giải thưởng đã nhận

Với định hướng là một ngân hàng bán lẻ - đa năng – hiện đại, Sacombank đã rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, luôn chú trọng đến hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân. Vì vậy, trong 18 năm hoạt động, Sacombank đã nhận được nhiều bằng khen và giải thưởng như:

- “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn,

- “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam” do Asian Banking and Finance bình chọn; - “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn;

- “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn;

- “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and Finance bình chọn;

- “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn;

- “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007, 2009” do Global Finance bình chọn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỷ niệm 18 năm thành lập (21/12/1991-21/12/2009), Sacombank vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2006 đến năm 2008, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, Sacombank cũng nhận được Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ngành Ngân hàng. Ngoài ra, vào ngày 07/01/2010, Sacombank đã được tổ chức thẻ quốc tế VISA bình chọn là “Ngân hàng nỗ lực đi đầu trong việc phát triển những sản phẩn dịch vụ mới thanh toán qua thẻ VISA tại thị trường Việt Nam” và là “Một trong năm Ngân hàng có doanh số giao dịch thanh toán thẻ VISA lớn nhất tại Việt Nam từ năm 2005-2009”.

Trong giai đoạn này là quyết tâm xây dựng Sacombank trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng – hiện đại nhất Việt Nam, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đồng thời tăng nhanh quy mô nguồn vốn huy động đẩy nhanh nhịp độ phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng phi truyền thống, nhất là các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, đạt mức trung bình tiên tiến trong khu vực, và kỳ vọng trong giai đoạn 10 năm tiếp theo sẽ hình thành một tập đoàn tài chính đa chức năng, đa sở hữu mà trong đó Sacombank là hạt nhân.

3.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Sacombank An Giang tọa lạc tại số 56B đường Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Sacombank An Giang khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 03/08/2005 trên cơ sở được nâng cấp từ Văn phòng đại diện và Tổ tín dụng An Giang (trực thuộc chi nhánh Cần Thơ). Đến nay, ngoài trụ sở chi nhánh đặt tại TP. Long Xuyên còn 06 phòng giao dịch: PGD Tân Châu, PGD Châu Phú, PGD Núi Sam, PGD Châu Đốc, PGD Chợ Mới và PGD Phú Tân.

Sacombank An Giang là chi nhánh thứ 3 áp dụng hệ thống Corebanking (T24) là một trong những phương tiện hiện đại trong việc quản lý ngân hàng. Hiện nay đã có nhiều chi nhánh áp dụng chương trình này và quản lý rất tốt trong công việc. Sacombank An Giang được bình chọn là chi nhánh trẻ ấn tượng và là một trong hai chi nhánh dẫn đầu của Sacombank tại khu vực miền Tây Nam Bộ. Sacombank An Giang cũng là chi nhánh có doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế đứng đầu khu vực. Đối tượng khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng hệ thống khách hàng cá nhân ổn định, gắn bó hoạt động trong các lĩnh vực nông, ngư nghiệp và sản xuất kinh doanh.

Hòa chung vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS) đã khai trương đại lý giao dịch trực tuyến tại trụ sở Sacombank An Giang.

Qua từng bước chuyển mình phát triển của nền kinh tế xã hội An Giang trong thời gian qua, Sacombank – Chi nhánh An Giang đã tự hào khi có phần đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của tỉnh. Vì thế, trong nhiều năm liền, Sacombank – Chi nhánh An Giang đã vinh dự nhận đón nhận các danh hiệu: Tập thể xuất sắc năm 2007, 2008; UBND tỉnh An Giang tặng cờ thi đua: “Đơn vị xuất sắc năm 2007, 2008 và 2009”; Chủ tịch UBND tỉnh An Giang trao tặng bằng khen “Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2008” và Giám đốc Sacombank – Chi nhánh An Giang được UBND tỉnh bình chọn là “Doanh nhân tiêu biểu năm 2008”. Thương hiệu Sacombank ngày càng được tỏa sáng và trở thành một hạt nhân không thể thiếu của thị trường tài chính An Giang.

3.2.2 Các sản phẩm dịch vụ của Sacombank An Giang

™ Khách hàng cá nhân

- Huy động tiền gửi tiết kiệm ngắn, trung, dài hạn, tiết kiệm tích lũy bằng VND và ngoại tệ, huy động tiền gửi tiết kiệm trung hạn linh hoạt, huy động vàng.

- Dịch vụ tiền gửi thanh toán

- Dịch vụ bán ngoại tệ và chuyển tiền trọn gói ra nước ngoài, chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam.

- Chuyển tiền nhanh trong nước giữa TP.HCM đi Hà Nội, các tỉnh và ngược lại.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ sinh hoạt tiêu dùng, chuyển nhượng bất động sản, xây dựng, sửa chữa nhà…bằng VND và vàng.

- Cho vay tài trợ du học và các dịch vụ hỗ trợ khác. - Tư vấn đầu tư.

- Dịch vụ thẻ thanh toán rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng Sacombank. - Dịch vụ Phone Banking.

™ Khách hàng doanh nghiệp

- Huy động tiền gửi ngắn, trung hạn bằng đồng Việt Nam, đô la Mỹ và các loại ngoại tệ khác.

- Dịch vụ tài khoản thanh toán. - Dịch vụ ngân quỹ.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND, USD, EUR, vàng và các loại ngoại tệ khác đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân.

- Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. - Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.

- Thanh toán quốc tế: chuyển tiền TTR, L/C, nhờ thu D/A, D/P với thủ tục đơn giản. - Chiết khấu bộ chứng từ.

- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ - Chuyển tiền trong và ngoài nước. - Nghiệp vụ cho vay thấu chi. - Tư vấn đầu tư.

- Nhận ủy thác đầu tư và quản lý tài sản. - Dịch vụ định giá bất động sản.

- Dịch vụ Phone Banking.

3.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

Căn cứ quyết định số 654/2007/QĐ-HĐQT về việc ban hành quy chế về tổ chức hoạt động của chi nhánh, sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc. Sơ đồ tổ chức được quy định như sau:

™ Cơ cấu tổ chức của Sacombank An Giang

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Sacombank An Giang

Nguồn: Phòng Hỗ trợ

™ Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

¾ Giám đốc

Trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Tiếp nhận các quyết định từ Hội sở sau đó phổ biến chung cho các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.

¾ Phó giám đốc

Phụ trách kinh doanh và giải quyết các công việc của đơn vị khi Giám đốc đi vắng nhưng phải có sự ủy quyền từ Giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật.

¾ Phòng doanh nghip

- Đối tượng khách hàng là tổ chức

- Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm sóc khách hàng hiện hữu.

- Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh. - Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng.

Giám Đốc

P.Giám Đốc

Phòng Kế toán & Quỹ Phòng Cá nhân Phòng Doanh nghiệp Thẩm định Bộ phận Các Phòng Giao Dịch Phòng Hành chính Phòng Hỗ trợ Bộ phận quản lý TD Bộ phận TTQT Bộ phận Xử lý giao dịch Bộ phận kế toán Bộ phận quỹ

- Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay, bảo lãnh. Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.

- Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của Ngân hàng đến khách hàng. - Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố, thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo.

- Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố.

- Lập chứng thư bảo lãnh đối với nghiệp vụ bảo lãnh nội địa. - Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay. - Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng hạn.

- Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách nhiệm theo quy định của Ngân hàng.

- Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.

¾ Phòng cá nhân

Các chức năng của phòng cá nhân cũng giống như phòng doanh nghiệp, chỉ khác đối tượng khách hàng phục vụ của phòng cá nhân là các cá thể như: cho vay tiểu thương, cho vay phục vụ đời sống, vay nông nghiệp, cho vay cán bộ công nhân viên và góp chợ.

¾ B phn thm định

- Phối hợp với Phòng Doanh nghiệp và Phòng Cá nhân trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách hàng. - Nghiên cứu hồ sơ, phương án vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng.

- Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng. - Báo cáo chất lượng thẩm định tại Chi nhánh và đơn vị trực thuộc Chi nhánh.

- Thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho Phòng doanh nghiệp và Phòng cá nhân.

- Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay.

¾ Phòng h tr

+ Bộ phận quản lý tín dụng

- Thực hiện thủ tục đảm bảo tiền vay. - Tiếp nhận tài sản đảm bảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm soát hồ sơ và phản hồi lại cho Ban lãnh đạo chi nhánh những vấn đề chưa đúng quy định.

- Hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo, giấy nhận nợ, tiếp nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo và các giấy tờ có liên quan.

- Lập thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo, kiểm soát tình hình dư nợ trước khi lập giấy giải chấp, hoàn trả bản chính tài sản đảm bảo cho khách hàng.

- Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo danh mục ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng, …theo chính sách tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ và đề xuất các biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả.

- Theo dõi và báo cáo cho Ban lãnh đạo chi nhánh, thông báo cho Phòng Cá nhân/Doanh nghiệp về tình hình thu vốn, lãi của chi nhánh và diễn biến của từng món vay.

- Kiểm soát chặt chẽ tình hình gia nợ, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm thiểu nợ quá hạn, nợ không thu được lãi.

- Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện.

+ Bộ phận thanh toán quốc tế

- Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế.

- Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông báo L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác.

- Lập thủ tục và thanh toán cho nước ngoài và nhận thanh toán từ nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng.

- Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng.

- Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài.

- Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách.

+ Bộ phận xử lý giao dịch

- Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các giao dịch khác có liên quan đến

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 28)