Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố liên quan tới đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Trung học cơ sở Thành phố Cẩm Phả , tỉnh Quảng Ninh (Trang 65 - 69)

TT Yếu tố Nhóm Ảnh hƣởng nhiều (%) Ảnh hƣởng ít (%) Khơng ảnh hƣởng (%)

1 Trình độ, năng lực chuyên môn của GV

GV 66.5 22.8 10.7 CBQL 62.5 27.5 12.0 2 Ảnh hƣởng lối dạy truyền thống

lâu đời

GV 58.0 22.0 20.0 CBQL 61.7 27.7 10.6 3 Khơng kiên trì đổi mới GV 50.5 30.5 19.0 CBQL 51.0 30.0 19.0 4 Nội dung, chƣơng trình nặng nề GV 80.1 13.5 6.4

CBQL 74.8 16.2 9.0 5 Mất nhiều thời gian chuẩn bị

giáo án

GV 55.7 33.6 10.7 CBQL 57.9 31.1 11.0 6 Thiếu sự đôn đốc, kiểm tra của CBQL GV 15.5 20.2 64.3 CBQL 20.6 24.8 54.6 7 Thiếu phƣơng tiện, trang thiết bị

dạy học GV 67.0 23.3 9.7 CBQL 60.8 28.9 10.3 8 Cơ sở vật chất, phịng học khơng phù hợp GV 55.0 30.3 14.7 CBQL 55.2 24.0 20.8 9 Sĩ số lớp học quá đông GV 65.1 15.4 19.5 CBQL 72.2 25.4 2.4 10 Hoạt động tổ chuyên môn hạn chế GV 35.6 36.6 27.8

CBQL 36.7 45.6 17.7 11 Bệnh “thành tích” GV 60.1 22.6 17.3 CBQL 66.5 25.7 7.8 12 Ý thức học tập của HS GV 87.5 10.5 2.0 CBQL 80.5 15.5 4.0 13 Năng lực sƣ phạm (nghệ thuật tổ

chức giờ học trên lớp) của GV

GV 40.5 35.7 23.8 CBQL 45.8 27.2 27.0 14 Chƣa có chính sách, biện pháp chế

tài, thi đua

GV 47.5 24.9 27.6 CBQL 35.7 25.2 39.1 15 Khen thƣởng, động viên, khích lệ GV 20.2 25.6 53.2 CBQL 15.1 44.3 40.6

Trong nhóm các câu hỏi liên quan đến chuyên môn (câu 4, 5, 7, 12), CBQL và GV đều nhất trí rằng nội dung chƣơng trình và thi cử cịn nặng nề. Nặng về thành tích ảo và đối phó với chỉ tiêu kết quả HS cũng đƣợc trả lời là ảnh hƣởng nhiều đến đổi mới PPDH. Phƣơng tiện trang thiết bị thiếu và chất lƣợng chƣa cao nhƣng đƣợc đánh giá là không ảnh hƣởng nhiều. Hoạt động tổ chuyên môn CBQL và GV đều nhất trí là ảnh hƣởng ít đến hoạt động đổi mới PPDH.

Cơ sở vật chất không phù hợp và sĩ số HS đông (câu 8,9) đã ảnh hƣởng và ảnh hƣởng nhiều đến đổi mới PPDH. Với PPDH mới, HS phải di động và thảo luận nhóm thì phịng học và trang bị bàn ghế theo lớp học truyền thống là không phù hợp.

Ý thức học tập của HS (câu 12) ảnh hƣởng và ảnh hƣởng nhiều đến đổi mới PPDH. HS chƣa có thói quen học tập theo các phƣơng pháp dạy mới. Theo phƣơng pháp mới, HS phải tự học nhiều nên việc HS chƣa có thói quen tự học sẽ ảnh hƣởng nhiều đến thực hiện đổi mới PPDH.

Trong nhóm các câu hỏi thuộc về cơng tác quản lý (câu 7, 14, 15) sự đôn đốc kiểm tra, bao quát của CBQL thì các biện pháp chế tài, thi đua, kích thích động viên khích lệ khen thƣởng khơng đƣợc GV cho là ảnh hƣởng nhiều đến đổi mới PPDH vì theo GVgiá trị khen thƣởng hiện nay của ngành giáo dục quá ít, mang giá trị tinh thần, chƣa là động lực thúc đẩy làm việc tốt, nhất là trong điều kiện lƣơng cho ngành giáo dục còn thấp, chƣa đủ để trang trải cho cuộc sống thƣờng nhật.

* Nhận xét chung

Hầu hết GV nhận thức đƣợc do mục tiêu giáo dục thay đổi, do bùng nổ và phát triển CNTT nên PPDH cũ khơng cịn phù hợp, vì vậy cần phải đổi mới PPDH. Tuy nhiên, hiểu về PPDH mới thì rất chung chung, họ chƣa thực sự thấy cấp thiết của đổi mới PPDH, vì vậy vẫn còn sử dụng nhiều PPDH cũ nghiêng về giảng dạy một chiều; thầy giảng- trò ghi, thầy đọc -trò chép; thi cử thụ động và nặng về tái hiện kiến thức.

Tuy nhiên, cũng có nơi thì ngƣợc lại, việc nhận thức về đổi mới PPDH có phần lệch lạc, thái quá dẫn tới việc sử dụng TBDH hiện đại bị lạm dụng trở thành hiện tƣợng “nhìn - chép”. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý cần phải chú trọng trong công tác bồi dƣỡng nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV.

Một số GV cho rằng cần phải đổi mới và nhận thức đƣợc sự lạc hậu của PPDH cũ, nhƣng thái độ hƣởng ứng và thực hiện việc đổi mới PPDH chƣa đủ mạnh và chƣa thƣờng xuyên. Số GV lâu năm lớn tuổi việc thực hiện đổi mới PPDH khơng tích cực vì đã quá quen với PPDH truyền thống và theo họ dạy nhƣ hiện tại đang có hiệu quả tốt. Hơn nữa, vì có tuổi nên việc phải làm quen với những TBDH hiện đại là một trở ngại rất lớn đối với họ, vì vậy số GV này khơng nhiệt tình hƣởng ứng đổi mới PPDH.

PPDH hiện nay tại các trƣờng THCS thành phố Cẩm Phả đã có những thay đổi nhất định nhƣng chƣa thật đáng kể. Việc đổi mới chỉ là bƣớc đầu còn loay hoay trong việc đổi mới cách thức thực hiện các hình thức dạy học. Vẫn là lo giải quyết chƣơng trình, dạy học đối phó với thi cử nặng nề. Các giờ dạy còn thiếu TBDH, chƣa sử dụng đồ dùng dạy học thƣờng xuyên. Hoạt động chủ yếu của HS chỉ là thụ động lắng nghe hoặc trả lời câu hỏi đặt ra từ phía GV. Kiểm tra bài học của HS đặt yêu cầu về lý thuyết cao hơn vận dụng thực hành.

Mặt khác GV còn nhận thức bản chất của việc đổi mới PPDH theo kiểu thay đổi hình thức giảng dạy. Họ cho rằng có sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình lên lớp, phát vấn HS nhiều hơn, thay đổi một số quy trình thao tác trên lớp thì đã là đổi mới PPDH. Thực tế về cơ bản, họ vẫn dạy theo cách bám sách giáo khoa, thuyết giảng một chiều. Họ chƣa biết dạy HS cách tự học, tự khám phá chiếm lĩnh tri thức, còn hạn chế việc sử dụng phƣơng tiện phục vụ giờ dạy, chƣa kích thích hứng thú và xây dựng lịng say mê học tập cho HS từ đó dẫn đến thái độ nhàm chán, lơ là học tập, kết quả học tập không cao trong bộ mơn do các GV đó phụ trách.

Một số GV có ý thức về tính cấp thiết cần phải đổi mới PPDH trong xu hƣớng phát triển của ngành, nhƣng do năng lực sƣ phạm còn hạn chế và cịn ngại khó, chƣa kiên trì “vận động”, do đó ln ln bị sức ì của cách dạy học theo lối mòn kinh nghiệm, nên cũng chƣa thực hiện thƣờng xuyên đổi mới PPDH.

Số ít GV tâm huyết với nghề, có năng lực sƣ phạm quyết tâm thực hiện đổi mới phƣơng pháp trong quá trình dạy học của mình. Họ chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng, tìm tịi phát triển năng lực, nghệ thuật sƣ phạm của mình. Ở số GV này những giờ dạy của họ thật sự thu hút và phát huy đƣợc tính tự học của HS, họ đã hƣớng dẫn HS biết cách tự học, tự tìm tịi để khám phá và trang bị kiến thức cho mình, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH của ngành.

Có thể thấy rằng, GV chính là lực lƣợng làm nên thành cơng cho việc đổi mới PPDH. Nếu họ có nhận thức đúng và ngƣời quản lý tạo đƣợc động lực, kích thích động viên đội ngũ CBQL, GV tích cực hƣởng ứng thì việc thực hiện đổi mới PPDH sẽ đạt đƣợc yêu cầu mong đợi.

2.3.2. Hoạt động học tập, đánh giá của HS

Yêu cầu của đổi mới PPDH là hình thành cho HS khả năng tự học và khả năng hợp tác với ngƣời khác trong học tập. Việc đổi mới PPDH nếu kết hợp với đổi mới KTĐG sẽ hình thành cho HS biết tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, tiến tới đào tạo lớp ngƣời đủ năng lực, tự tin biết làm việc hợp tác. GV chính là ngƣời giúp HS có đƣợc các kỹ năng này thơng qua đổi mới PPDH. Đối tƣợng để thực hiện đổi mới PPDH là HS cho nên HS là yếu tố rất quan trọng, quyết định thành công hay thất bại của việc đổi mới PPDH.

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài tôi đã tiến hành khảo sát bằng các phƣơng pháp phỏng vấn, dự giờ thăm lớp và phát phiếu khảo sát cho 600 em HS của 5 trƣờng THCS Bái Tử Long, THCS Cẩm Thành, THCS Trọng Điểm, THCS Lý Tự Trọng, THCS Cửa Ông năm học 2012-2013 về sự tiếp cận đổi mới PPDH tập trung vào 2 nội dung:

- Quá trình học tập trên lớp, hoạt động tại trƣờng của HS. - Q trình tự học tự rèn ngồi nhà trƣờng của HS.

Qua khảo sát tìm hiểu để nắm đƣợc những biểu hiện tích cực và chƣa tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện tự học của HS để đề ra các biện pháp phù hợp và có hiệu quả trong chỉ đạo đổi mới PPDH.

Kết quả thu đƣợc từ phiếu thăm dị cùng những thơng tin thu đƣợc qua trao đổi, toạ đàm với GV và HS, những kết luận thu đƣợc qua dự giờ, thăm lớp đã cho thấy những biểu hiện cụ thể về thực trạng hoạt động học của HS tại các trƣờng trên cụ thể nhƣ sau:

2.3.2.1. Hoạt động học tập trên lớp của HS

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Trung học cơ sở Thành phố Cẩm Phả , tỉnh Quảng Ninh (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)