7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3. Một số biện pháp quản lý đổi mới đồng bộ PPD Hở các trƣờng THCS
3.3.3. Nhóm giải pháp về chỉ đạo thực hiện kế hoạch
3.3.3.1. Ý nghĩa
Chỉ đạo là quá trình các CBQL dùng ảnh hƣởng của mình tác động đến GV trong nhà trƣờng, làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu để đạt đƣợc mục tiêu đổi mới PPDH. Vai trò của ngƣời CBQL nói chung, hiệu trƣởng nói riêng là phải chuyển đƣợc ý tƣởng của mình vào nhận thức của GV về đổi mới PPDH; hƣớng mọi GV về mục tiêu chung của nhà trƣờng; tổ chức đƣợc các hoạt động cần thiết để đổi mới PPDH ở trƣờng THCS.
3.3.3.2. Nội dung
Nội dung hoạt động chỉ đạo của hiệu trƣởng thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH trong trƣờng THCS bao gồm:
- Tạo nên sự nhận thức đúng đắn về yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng nói chung, đổi mới PPDH nói riêng. Làm cho GV quán triệt sâu sắc rằng, muốn nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quá trình dạy học trong trƣờng THCS thì tất yếu phải đổi mới PPDH. Do vậy, cần làm cho đội ngũ GV thấm nhuần tinh thần xuyên suốt của đổi mới PPDH ở trƣờng THCS là tập trung vào rèn luyện tƣ duy sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu, bồi dƣỡng ý chí phấn đấu vƣơn lên cho HS. Nhận thức đúng đắn về yêu cầu đổi mới PPDH để đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức cao của GV trong công tác dạy học.
- Tổ chức các hoạt động đổi mới PPDH, bao gồm:
+ Nâng cao nhận thức về hoạt động đổi mới PPDH cho đội ngũ CBQL, GV.
- Chỉ đạo và tổ chức cho các nhân tố trong nhà trƣờng tham gia hoạt động đổi mới PPDH.
- Chỉ đạo sử dụng CSVC, TBDH, kinh phí phục vụ yêu cầu đổi mới PPDH. - Tổ chức thao giảng, hội giảng GV giỏi cấp trƣờng; tham gia hội giảng GV giỏi thành phố Cẩm Phả và tỉnh Quảng Ninh.
- Tổ chức học hỏi kinh nghiệm, nêu gƣơng dạy tốt, khích lệ đổi mới; bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV.
3.3.3.3. Tổ chức thực hiện giải pháp
a) Nâng cao nhận thức về hoạt động đổi mới PPDH cho đội ngũ CBQL, GV
Hiệu trƣởng cần làm cho mọi CBQL, GV trong nhà trƣờng nhận thức sâu sắc rằng, đổi mới PPDH là nhiệm vụ chính trị đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, có hiệu quả nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học của nhà trƣờng, kết quả học tập của HS, đem lại hiệu quả giáo dục cao. CBQL, GV phải coi thực hiện đổi mới PPDH vừa là trách nhiệm, tình cảm và hành động tích cực nhất của mỗi ngƣời trong việc thực hiện đổi mới giáo dục THCS. Yêu cầu đổi mới PPDH trong trƣờng THCS trong giai đoạn hiện nay vừa mang tính cấp thiết, vừa là hoạt động lâu dài, thực hiện đồng bộ giữa các yếu tố của quá trình dạy học, làm thay đổi phƣơng pháp giảng dạy của GV và phƣơng pháp học tập của HS.
Để tổ chức bồi dƣỡng nâng cao nhận thức của GV về đổi mới PPDH, hiệu trƣởng trƣờng THCS cần thực hiện các nội dung:
- Tổ chức học tập, quán triệt các chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về đổi mới; chỉ thị, thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và Phòng GDĐT thành phố Cẩm Phả về đổi mới giáo dục phổ thơng; đổi mới chƣơng trình, nội dung giáo dục; về sự cần thiết phải đổi mới PPDH trong các trƣờng THCS trên
- Tổ chức các sinh hoạt chuyên đề về mục đích, yêu cầu, nội dung, phƣơng thức của việc thực hiện đổi mới chƣơng trình, nội dung; đặc biệt là đổi mới PPDH; tăng cƣờng sử dụng hợp lý phƣơng tiện dạy học, CNTT và các điều kiện hiện có; tăng cƣờng làm các đồ dùng dạy học tự làm… nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục trong các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
- Nâng cao nhận thức về vai trị của ngƣời GV, trong đó có những GV đầu đàn - nhân tố quyết định sự thành công và mang lại hiệu quả cho hoạt động đổi mới PPDH. Đồng thời nhận thức đúng vai trị của tổ/nhóm bộ môn, của nhà trƣờng và các lực lƣợng khác trong và ngoài nhà trƣờng đối với hoạt động đổi mới PPDH trong các trƣờng THCS thành phố Cẩm Phả.
b) Chỉ đạo và tổ chức cho các nhân tố trong nhà trƣờng tham gia hoạt động đổi mới PPDH.
(1) Chỉ đạo tổ/nhóm chun mơn thống nhất định hƣớng và lộ trình đổi mới PPDH:
Ở trƣờng THCS, tổ hoặc nhóm chun mơn ln là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là nơi quản lý trực tiếp việc bồi dƣỡng cho GV về nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của từng GV trong việc thực hiện các mục tiêu đổi mới PPDH. Tổ hoặc nhóm chun mơn cũng là nơi thực hiện các hoạt động chia sẻ đồng nghiệp về chuyên mơn, nghiệp vụ nói chung, đổi mới PPDH nói riêng.
Hiệu trƣởng trƣờng THCS cần xác định tổ, nhóm chun mơn là đơn vị cơ sở trực tiếp tổ chức, quản lý hoạt động đổi mới PPDH của GV. Vì vậy, hoạt động chỉ đạo đổi mới PPDH của hiệu trƣởng cần luôn luôn gắn chặt với chỉ đạo hoạt động của tổ, nhóm chun mơn. Vì vậy, hiệu trƣởng cần quan tâm các vấn đề sau đây khi chỉ đạo hoạt động của tổ/nhóm chun mơn:
- Duy trì nề nếp sinh hoạt của tổ, nhóm chun mơn
+ Duy trì việc tổ/nhóm chun mơn họp 2 lần/tháng theo qui định của điều lệ nhà trƣờng. Ngoài các thảo luận các vấn đề phục vụ dạy học, quản lý HS, bồi dƣỡng chun mơn, nghiệp vụ nói chung, phần lớn thời gian còn lại của các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn tập trung bàn về đổi mới PPDH:
-> Tổ chức bàn bạc, xây dựng kế hoạch của tổ thực hiện những mục tiêu chuyên môn về đổi mới PPDH mà hiệu trƣởng đã giao cho tổ, nhóm. Chẳng hạn nhƣ phát huy tính tích cực của HS trong giảng dạy mơn học; sử dụng thiết bị dạy học, tăng cƣờng thực hành thí nghiệm đối với các mơn Lý, Hóa, Sinh, Tin học; sử dụng CNTT một cách hợp lý và hiệu quả; tổ chức các hoạt động tham quan thực tế để gắn lý luận với thực tiễn; tăng cƣờng các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cảm thụ nghệ thuật, cảm nhận xã hội cho HS ở các bộ môn khoa học xã hội - nhân văn;...
-> Tổ chức sinh hoạt theo nhóm GV dạy cùng khối lớp nhằm trao đổi trọng tâm dạy các chƣơng, các bài khó, trọng tâm từng bài; định hƣớng phƣơng pháp dạy từng bài, từng kiểu bài nhƣ bài lý thuyết, bài thực hành, bài tích hợp. Cùng nhau phân tích các mặt mạnh, yếu của từng PPDH để mỗi GV xem xét khả năng vận dụng vào lớp mình dạy cho phù hợp với mỗi đối tƣợng HS; bàn các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, kết hợp với nhau nhƣ: dạy trong lớp, ngồi lớp, thực hành thí nghiệm, tham quan, hoạt động ngoại khóa;
-> Trao đổi về đổi mới PPDH, xây dựng ma trận đề kiểm tra; thống nhất trọng tâm và hình thức ra đề kiểm tra theo định hƣớng đổi mới phƣơng pháp học của HS.
-> Tổ, nhóm chuyên môn tổ chức hƣớng dẫn và giám sát các khâu soạn, giảng, chấm, sửa bài, đánh giá của GV một cách thƣờng xuyên, có chất lƣợng theo tinh thần đổi mới cách đánh giá. Căn cứ vào điều kiện từng trƣờng tăng cƣờng tối đa việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả, sử dụng
- Chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH.
Đổi mới PPDH trong trƣờng THCS là một quá trình thƣờng xuyên, lâu dài. Vì vậy, hiệu trƣởng cần hƣớng dẫn cụ thể cho tổ, nhóm trƣởng chun mơn xây dựng kế hoạch mang tính ổn định. Kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH của tổ, nhóm phải rất cụ thể, chi tiết, có ƣu tiên các vấn đề quan trọng trong mỗi năm học, mỗi học kỳ; phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng GV, thời gian thực hiện và dự kiến kết quả đạt đƣợc trong từng giai đoạn. Hiệu trƣởng cần quan tâm kiểm tra tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra đánh giá, để kịp thời chỉ đạo cho tổ, nhóm điều chỉnh và bổ sung những điều kiện cần thiết cho việc đổi mới PPDH thực hiện đƣợc thuận lợi hơn.
- Phát huy vai trò của đội ngũ GV đầu đàn trong hoạt động đổi mới PPDH của nhà trƣờng và tổ, nhóm chun mơn.
Đội ngũ GV đầu đàn trong mỗi tổ, nhóm chun mơn có vai trị đầu tàu, dẫn dắt cả tổ, nhóm chun mơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chun mơn nói chung, đổi mới PPDH nói riêng. Trong việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ GV đầu đàn, cần lƣu ý đến các vấn đề sau đây:
-> Tổ, nhóm bộ mơn trên cơ sở thực tiễn giảng dạy, NCKH, sang kiến cải tiến của từng GV để khẳng định năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của họ; từ đó phát hiện, xem xét, đề nghị hiệu trƣởng bồi dƣỡng, bố trí nhiệm vụ để những GV nổi trội về phẩm chất, năng lực tiếp cận với công tác quản lý; tổ chức cho tập thể GV trong tổ, nhóm bộ mơn đẩy mạnh các hoạt động chun mơn, đổi mới PPDH. -> Cần lƣu ý rằng, GV đầu đàn khơng phải tự nhiên mà có, cũng khơng phải chỉ giỏi chuyên môn là đủ. Đội ngũ GV đầu đàn là sự phát hiện, bồi dƣỡng, phải đƣợc thừa nhận, tôn vinh của cả tập thể GV trong tổ, nhóm chun mơn; đồng thời phải có một số kiến thức và kỹ năng quản lý nhất định thì ngƣời GV đầu đàn mới thực sự phát huy vai trị đầu tàu của mình. Việc phát hiện các GV đầu đàn có thể thơng qua dự giờ, hội giảng và dựa vào kết quả đổi mới PPDH của GV.
-> Để thực hiện tốt công tác xây dựng đội ngũ GV đầu đàn, các trƣờng THCS cần tham mƣu với cấp trên hoặc đề ra những chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp nhƣ quyền lợi trong học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, đi tham quan trong và ngoài nƣớc để tiếp cận với các thành tựu khoa học mới, giúp họ có những động lực cần thiết phát huy năng lực của mình.
- Phát triển nhà trƣờng, mỗi tổ, nhóm chun mơn theo tinh thần “Tổ chức biết học hỏi”.
Việc xây dựng nhà trƣờng, mỗi tổ, nhóm chun mơn theo tinh thần “Tổ chức biết học hỏi” sẽ tạo ra môi trƣờng thuận lợi để khuyến khích đổi mới PPDH.
Trong việc xây dựng “Tổ chức biết học hỏi”, học hỏi có tính đồng đội, cần giúp cho GV rèn luyện kỹ năng hƣớng dẫn đồng nghiệp. Mỗi GV phải làm việc hăng hái để giúp cho tổ, nhóm GV đồng thuận và làm việc một cách tập thể để đạt đƣợc tầm nhìn chung, mục tiêu chung chứ khơng chỉ theo đuổi những mục đích cá nhân của mỗi GV. Ở đây rất cần hình thành cho mỗi giáo viên kỹ năng hƣớng dẫn đồng nghiệp. Hƣớng dẫn đồng nghiệp là phƣơng pháp phát triển chuyên nghiệp và hiệu quả để cải tiến việc dạy học và tăng cƣờng quan hệ cộng tác giữa các đồng nghiệp. Đó là q trình trao đổi thơng tin, qua đó GV chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới PPDH của mình với đồng nghiệp, trao đổi ý kiến, hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩ năng mới và/hoặc giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học.
(2) Chỉ đạo GV thực hiện đổi mới PPDH.
Giáo viên trong các trƣờng THCS đƣợc phân bố và tổ chức sinh hoạt theo đơn vị tổ, nhóm chun mơn theo điều lệ nhà trƣờng. Tuy nhiên, để tạo ra sự nhất quán và đồng bộ trong hoạt động PPDH của nhà trƣờng, hàng tháng, hiệu trƣởng cần thiết phải tổ chức họp GV toàn trƣờng để sinh hoạt phổ biến những vấn đề mang tính chất chung nhất, cơ bản nhất để từng GV nắm bắt đƣợc kế hoạch cũng nhƣ mục tiêu chung mà nhà trƣờng cần hƣớng tới; trong đó có việc đổi mới PPDH. Ngồi việc chỉ đạo các tổ/nhóm chun mơn thực
hiện nhiệm vụ của mình đối với các GV trong tổ/nhóm, Hiệu trƣởng phải thƣờng xuyên giúp đỡ GV thực hiện các nhiệm vụ chun mơn của mình, đặc biệt là việc đổi mới PPDH.
Trong chỉ đạo GV thực hiện đổi mới PPDH, hiệu trƣởng cần quan tâm đến các khâu sau:
- Chỉ đạo chuẩn bị giờ dạy của GV theo hƣớng đổi mới PPDH:
+ Việc chuẩn bị các điều kiện phƣơng tiện cho giờ lên lớp là khâu mà giáo viên phải đầu tƣ nhiều thời gian, công sức nhất và đó cũng là khâu quyết định chất lƣợng, hiệu quả giờ lên lớp. Bài soạn có thể xem nhƣ là một bản thiết kế cho giờ lên lớp. Nếu bài soạn của GV hợp lý khoa học sẽ là yếu tố quan trọng tạo sự thành công cho tiết dạy, bài soạn theo hƣớng đổi mới PPDH, phải thể hiện đƣợc cách thức tổ chức cho HS hoạt động để họ có thể học một cách tích cực, tự khám phá, chủ động tìm kiếm kiến thức cho mình.
+ Trên cơ sở hƣớng dẫn của các cấp quản lý, hiệu trƣởng cần tổ chức thảo luận, xây dựng các chuẩn đánh giá một bài soạn theo hƣớng đổi mới, từ đó, qui định thống nhất để mọi GV đều theo đó vận dụng cho phù hợp với từng lớp, từng môn. Trong việc soạn giảng và đánh giá bài giảng, cần bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với HS cấp THCS của Bộ GDĐT. Tùy theo đặc điểm từng bộ môn, đặc điểm đối tƣợng HS, cần phải bổ sung thêm những yêu cầu về thiết kế hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập, phiếu giao bài tập cho từng HS hoặc cho nhóm sẽ tạo điều kiện cho HS tự phát huy quá trình tự rèn luyện mình.
+ Việc chuẩn bị tốt các điều kiện hỗ trợ nhƣ phƣơng tiện, đồ dùng dạy học cũng là yếu tố quan trọng giúp GV có điều kiện đổi mới PPDH một cách tốt nhất cho việc thực hiện tiết dạy trên lớp để đạt yêu cầu mong muốn.
Thực tiễn cho thấy, khi bài soạn đã đƣợc chuẩn bị chu đáo, các phƣơng tiện đồ dùng dạy học hỗ trợ đƣợc chuẩn bị đầy đủ, sẽ giúp ngƣời GV chủ động hơn, có nhiều sáng tạo hơn trong cách thức thực hiện bài dạy; hoạt động của lớp học sôi nổi và sinh động hơn, tạo sự lôi cuốn hứng thú cho HS cùng làm việc và vì vậy, tiết dạy sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Trong quá trình triển khai các giải pháp trên, cần chú ý tới hiện tƣợng khá phổ biến hiện nay tại nhiều trƣờng THCS, đó là giáo viên chƣa hiểu đúng về đổi mới PPDH nên thƣờng lạm dụng việc ứng dụng CNTT để “trình diễn bài giảng” của mình, thậm chí nhiều GV và CBQL cho rằng cứ chia nhóm là đổi mới PPDH… Vì vậy, việc bồi dƣỡng kiến thức về PPDH tích cực và việc vận dụng một cách hợp lý các phƣơng pháp sao cho phù hợp với từng nội dung kiến thức, từng đối tƣợng HS là rất cần thiết.
(3) Chỉ đạo hoạt động dự giờ, đánh giá giờ dạy của GV theo hƣớng đổi mới PPDH.
- Việc tổ chức hoạt động dự giờ thăm lớp:
+ Việc tổ chức hoạt động dự giờ thăm lớp sẽ giúp hiệu trƣởng, tổ/nhóm trƣởng chun mơn quan sát, phân tích cụ thể hoạt động thực tế của GV ở giờ dạy lên lớp, nắm đƣợc việc thực hiện và hiệu quả thực hiện đổi mới PPDH cụ thể của từng GV; có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tác động vào đội ngũ GV thực hiện tốt và thƣờng xuyên hoạt động đổi mới PPDH. Chỉ có qua dự giờ thăm lớp mới thấy đƣợc kỹ năng tổ chức sự hợp tác thƣờng xuyên giữa GV và HS trong tiến trình một giờ lên lớp theo tinh thần tích cực; phát hiện kinh