Công tác quản lý của phòng GDĐT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Trung học cơ sở Thành phố Cẩm Phả , tỉnh Quảng Ninh (Trang 49)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2. Tình hình phát triển giáo dục THCS của thành phố Cẩm Phả tỉnh

2.2.1.5. Công tác quản lý của phòng GDĐT

- Duy trì họp giao ban hàng tháng với lãnh đạo các trƣờng về nhiều nội dung. Phổ biến kịp thời, đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Bộ và Sở GDĐT cũng nhƣ cụ thể hóa thành các văn bản hƣớng dẫn nhằm giúp các trƣờng nâng cao hiệu quả quản lý nhƣ: xây dựng kế hoạch năm học, tổ chức các kỳ thi, các hoạt động chuyên môn (sinh hoạt chuyên môn, chuẩn bị bài, xây dựng thời khóa biểu...).

- Yêu cầu các nhà trƣờng triển khai nghiên cứu kỹ tài liệu “Chuẩn giáo viên, chuẩn Hiệu trƣởng”, tổ chức đánh giá nghiêm túc, công khai, dân chủ CBQL, GV theo chuẩn vào cuối năm học nhằm ngày càng nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL, GV của mỗi nhà trƣờng.

- Tổ chức các buổi dạy thực tập, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hay để GV trong tồn thành phố có cơ hội học hỏi, giao lƣu và chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà trƣờng, tổ chuyên môn tổ chức các câu lạc bộ học tập và các câu lạc bộ theo sở thích cho HS.

- Thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra (đột xuất, báo trƣớc), tồn diện về các mặt ni dƣỡng, giáo dục, hoạt động của các ban ngành, đoàn thể ở cả 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học, THCS. Công tác thanh tra đƣợc đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan.

2.2.2. Cơ cấu, quy mô trường lớp cấp THCS của thành phố Cẩm Phả- Tỉnh Quảng Ninh

Bảng 2.1: Qui mô phát triển trƣờng lớp, HS; tỷ lệ HS/lớp của 5 trƣờng THCS Bái Tử Long, THCS Cẩm Thành, THCS Trọng Điểm,

THCS Lý Tự Trọng, THCS Cửa Ông năm học 2012-2013

TT Trƣờng

Qui mơ phát triển

Số phịng học Tỷ lệ Trung bình HS/lớp Diện tích (m2) Số lớp Số HS 1 THCS Bái Tử Long 7600 19 622 12 32.7 2 THCS Cẩm Thành 9200 20 661 16 33.1 3 THCS Trọng Điểm 8000 21 711 16 33.8 4 THCS Lý Tự Trọng 12000 22 687 18 31.2 5 THCS Cửa Ông 10000 24 751 20 31.3 Tổng 46.800 106 3432 82 32.4 Nhận xét:

Năm học 2012-2013, quy mô trƣờng, lớp ở cấp THCS thành phố Cẩm Phả tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển theo hƣớng hiệu quả, bền vững.

- Tồn thành phố có 17 trƣờng THCS (100% là trƣờng cơng lập với tổng số HS là 8.135 gồm 265 lớp, trong đó: HS nam: 4.165 chiếm 51,2%; HS dân tộc thiểu số: 86 chiếm 1,05%.

- Số học sinh cuối năm so với đầu năm học: giảm 42 HS, chiếm 0,52%. Số HS bỏ học trong năm học của toàn thành phố là 04 HS, chiếm tỉ lệ 0,05%.

Qua nghiên cứu đại diện 5 trƣờng THCS trong thành phố tỷ lệ trung bình HS/lớp là 32.4 thuận lợi cho việc tổ chức dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong các giờ học.

2.2.3. Quy mô và cơ cấu đội ngũ GV trong trường THCS Bái Tử Long, THCS Cẩm Thành, THCS Trọng Điểm, THCS Lý Tự Trọng, THCS Cửa Ông năm học 2012-2013

Bảng 2.2: Cơ cấu trình độ chun mơn của đội ngũ GV, tỷ lệ GV/lớp năm học 2012-2013 TT Trƣờng Giáo viên Tổng số Trên chuẩn Tỉ lệ % Đạt chuẩn Tỉ lệ % Chƣa đạt chuẩn Tỉ lệ % Tỉ lệ GV/lớp 1 THCS Bái Tử Long 43 21 48.8 43 100 0 0 2.26 2 THCS Cẩm Thành 46 28 60.8 46 100 0 0 2.3 3 THCS Trọng Điểm 46 29 63.3 46 100 0 0 2.19 4 THCS Lý Tự Trọng 55 26 47.2 55 100 0 0 2.5 5 THCS Cửa Ông 58 32 55.2 58 100 0 0 2.41 Tổng 248 136 55.06 100 100 0 0 2.33 Nhận xét:

Đội ngũ GV của các trƣờng THCS nói trên đều đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo. Tất cả GV đều có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có năng lực sƣ phạm tƣơng đối đồng đều, tác phong đúng mực. Quan tâm sâu sát đến HS.

Nhìn chung tồn bộ đội ngũ CBQL, GV hiện nay của các trƣờng THCS trong thành phố về cơ bản đều đáp ứng đƣợc yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Điều này cũng đã có những tác động tích cực trong việc thực hiện đổi mới PPDH trong các nhà trƣờng THCS của thành phố.

- Về trình độ chun mơn nghiệp vụ: số GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ 100%. Đây là lực lƣợng cơ bản để thực hiện việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng.

- Về độ tuổi:

+ Có 16,4% GV có tuổi đời trên 50 tuổi, số GV này hiện nay kinh nghiệm nhiều, kiến thức chuyên mơn vững nhƣng sức khỏe đã có phần giảm

sút và gặp nhiều khó khăn trong đổi mới PPDH vì họ đã q quen với PPDH truyền thống, ngại đổi mới vì trong suy nghĩ của số GV này PPDH truyền thống đã cho ra đời bao thế hệ cơng dân tốt, đủ trình độ và năng lực làm việc đâu cần phải đổi mới, mặt khác với việc đổi mới PPDH hiện nay áp dụng nhiều phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại (làm đồ dùng dạy học bằng máy vi tính, soạn giáo án điện tử...) thì họ khơng làm đƣợc nên ngại thực hiện. Đồng thời trên thực tế có một bộ phận trong độ tuổi này thấy sắp đến tuổi nghỉ hƣu nên có tƣ tƣởng an bài, khơng muốn bắt tay vào cái mới.

+ Có 53,2% GV- chiếm số đơng trên tổng số GV của tồn thành phố- có độ tuổi trên 30 tuổi đến dƣới 50 tuổi là lực lƣợng quyết định việc đổi mới phƣơng pháp giáo dục nói chung và PPDH nói riêng trong giai đoạn hiện tại. Đa số độ tuổi này là các GV có thâm niên giảng dạy trên 10 năm đã quen với PPDH truyền thống, thay đổi cũng là điều khó khăn nếu khơng có quyết tâm và việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại đổi mới phƣơng pháp giảng dạy cũng có nhiều hạn chế.

+ Có 30.4% GV có độ tuổi dƣới 30 tuổi đƣợc tiếp cận lí luận dạy học hiện đại và sử dụng tốt các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, nhiệt tình, đƣợc học tập và giảng dạy ngay từ đầu về đổi mới phƣơng pháp giáo dục và PPDH nhạy bén với cái mới, lứa tuổi này thích ứng nhanh với đổi mới PPDH, và sử dụng các thiết bị giáo dục hiện đại. Tuy nhiên với đội ngũ GV này cũng gặp một số khó khăn khi kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiệp vụ sƣ phạm cịn ít, bị ảnh hƣởng từ các GV lâu năm và lối sống hiện đại trong điều kiện thu nhập của ngành giáo dục còn khiêm tốn... đã ảnh hƣởng đến họat động dạy học nói chung và đổi mới PPDH nói riêng.

2.2.4. Đội ngũ CBQL trong trường THCS Bái Tử Long, THCS Cẩm Thành, THCS Trọng Điểm, THCS Lý Tự Trọng, THCS Cửa Ông năm học 2012-2013

- Về trình độ chun mơn: 100% CBQL của 5 trƣờng THCS đã đạt trên chuẩn về trình độ chuyên môn (đại học trở lên). Về trình độ quản lí: 100% CBQL đã qua các lớp bồi dƣỡng về quản lý giáo dục. Đây là một thuận lợi trong công tác quản lý nhà trƣờng và quản lý đổi mới PPDH. Về trình độ tin học và

ngoại ngữ: số cán bộ có trình độ tin học và ngoại ngữ cao khơng nhiều, đó cũng là một hạn chế trong việc tiếp cận với những cái mới của đội ngũ cán bộ quản lý.

- Về độ tuổi:

+ Độ tuổi của CBQL giáo dục trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 27,5 %. Số CBQL này có thâm niên làm cơng tác quản lý cao, đây là lực lƣợng nịng cốt của ngành, họ có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý ngành. Tuy nhiên lực lƣợng này đã trải qua nhiều thời kỳ thay đổi trong giáo dục, khả năng sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đổi mới quản lý nhà trƣờng và đổi mới PPDH bị hạn chế.

+ Số CBQL có độ tuổi trên 40 tuổi chiếm 40,1% có thâm niên quản lý trên 5 năm, trải qua ít nhất 5 năm đứng lớp, ở lứa tuổi sung sức trong sự nghiệp và còn nhiều khả năng tiếp nhận cái mới trong hoạt động quản lý, họ sẽ là lực lƣợng chính trong việc lãnh đạo đổi mới giáo dục và đổi mới PPDH.

+ Số CBQL có độ tuổi từ 35 đến 40 chiếm khoảng 32,4% - Đây là lực lƣợng CBQL trƣởng thành từ đội ngũ GV có năng lực chun mơn vững vàng, giữ vai trị chun mơn cốt cán trong ngành. Khả năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin tốt, nhanh nhạy trong việc tiếp cận cái mới trong họat động quản lý. Đội ngũ CBQL trẻ sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc quản lý nhà trƣờng, quản lý đổi mới PPDH, nâng cao chất lƣợng giáo dục của các nhà trƣờng THCS.

2.2.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho thực hiện đổi mới PPDH.

Bảng 2.3a: Tình hình cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

STT Trƣờng Phòng học bộ mơn Phịng thí nghiệm Phịng thực hành Thƣ viện hoặc thƣ viện điện tử Phòng học đa năng 1 THCS Bái Tử Long 12 1 8 1 5 2 THCS Cẩm Thành 16 1 10 1 6 3 THCS Trọng Điểm 16 1 8 1 6 4 THCS Lý Tự Trọng 20 1 10 1 5 5 THCS Cửa Ông 20 1 10 1 6 Tổng 84 5 46 5 28

Bảng 2.3 b: Tình hình cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (tiếp) STT Trƣờng Máy tính Website phục vụ đổi mới PPDH Projector Số phòng máy Số máy tính Số máy đƣợc nối mạng 1 THCS Bái Tử Long 1 25 25 1 5 2 THCS Cẩm Thành 2 50 50 1 10 3 THCS Trọng Điểm 2 50 50 1 9 4 THCS Lý Tự Trọng 2 50 50 1 9 5 THCS Cửa Ông 2 50 50 1 13 Tổng 9 225 225 5 46 Nhận xét: Tính đến hết năm học 2012- 2013 tồn thành phố Cẩm Phả đã có 10/17 trƣờng đạt Chuẩn quốc g - . Đặc biệt trƣờng THCS Cửa Ơng đã huy động nguồn kinh phí xã hội hóa trang bị cho tất cả các phịng học máy projector, màn chiếu ti vi tinh thể lỏng… tạo điều kiện cho GV ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH rất hiệu quả.

2.3. Thực trạng đổi mới PPDH ở các trƣờng THCS thành phố Cẩm Phả

2.3.1. Thực trạng đội ngũ CBQL và GV ở 5 trường THCS thành phố Cẩm Phả đối với việc đổi mới PPDH

Để có những số liệu thực tế về hoạt động đổi mới PPDH tại các trƣờng THCS thành phố Cẩm Phả, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 900 HS của 5 trƣờng THCS thuộc thành phố Cẩm Phả trƣờng là THCS Bái Tử Long, THCS

Cẩm Thành, THCS Trọng Điểm, THCS Lý Tự Trọng, THCS Cửa Ông năm học 2012-2013. Khảo sát 200 GV trực tiếp giảng dạy, 68 CBQL, tổ trƣởng chun mơn của các trƣờng THCS, phịng GD&ĐT trong toàn

thành phố Cẩm Phả.

Ngoài ra chúng tơi cịn nghiên cứu các báo cáo, các tài liệu lƣu trữ của các đơn vị trƣờng học, các cấp quản lý tại Sở GDĐT cũng nhƣ qua trao đổi phỏng vấn trực tiếp,... để tìm hiểu về nhận thức hành vi, thái độ, điều kiện thực hiện hoạt động đổi mới đồng bộ phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá có ảnh hƣởng đến q trình quản lý hoạt động đổi mới đồng bộ phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá của Hiệu trƣởng trƣờng THCS thành phố Cẩm Phả.

2.3.1.1. Nhận thức về PPDH của CBQL và GV

Bảng 2.4: Nhận thức về mức độ cần thiết đổi mới PPDH của CBQL và GV Mức độ Mức độ Đối tƣợng Rất cần thiết ( %) Cần thiết (%) Ít cần thiết (%) Khơng cần thiết (%) CBQL 53 32 10 5 GV 44 28 14 14 0 10 20 30 40 50 60 Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Ít cần thiết (%) Khơng cần thiết (%) Mức độ CBQL GV

Biểu đồ 2.1: Nhận thức về mức độ cần thiết đổi mới PPDH của CBQL và GV

Nhận xét:

Qua khảo sát hầu hết các ý kiến đều nhận thức rằng, đổi mới PPDH hiện nay trong các trƣờng THCS là vấn đề cần thiết phải thực hiện (53% CBQL và 44% GV trả lời rất cần thiết, 32% CBQL và 28% GV trả lời là cần thiết). Với vai trò là CBQL trƣờng học, việc chỉ đạo đội ngũ GV thực hiện đổi mới PPDH phải là công việc đặt lên hàng đầu cho quá trình quản lý hoạt động dạy học của nhà trƣờng. Có 10% CBQL và 14% GV trả lời ít cần thiết, 5% CBQL và 14% GV cho rằng không cần thiết thực hiện đổi mới PPDH. Tuy đây chỉ là số nhỏ nhƣng nó phản ánh rằng một bộ phận CBQL chƣa nhận thức đƣợc tính đúng đắn và cấp thiết của việc đổi mới PPDH thì khó có thể chỉ đạo tốt công tác đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục trong các nhà trƣờng.

Qua quan sát và trao đổi với các hiệu trƣởng, tôi nhận thấy:

- Đội ngũ CBQL của các trƣờng nhìn chung đã chú ý đến việc nâng cao chất lƣợng dạy và học trong nhà trƣờng, tích cực đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng.

- Nhận thức về vấn đề đổi mới PPDH đã đƣợc thể hiện qua các hoạt động tổ chức ở qui mô các cấp, thực hiện thao giảng, xây dựng các tiết dạy điển hình về PPDH trong các mơn học tại các trƣờng, các cụm trƣờng và các hội thi GV giỏi hàng năm.

Qua khảo sát và trao đổi trực tiếp với GV, tỉ lệ GV cho rằng việc đổi mới PPDH hiện nay chƣa cần thiết vẫn có tỷ lệ tƣơng đối cao (28%). Đổi mới PPDH chƣa thực sự là một yêu cầu cấp thiết do đó thực hiện khơng thƣờng xuyên. Nhận thức của họ xuất phát từ những lí do sau:

- Với lối dạy truyền thống sử dụng phƣơng pháp diễn giảng vấn đáp, thầy giảng trò nghe và thầy đọc trò ghi, thầy ghi bảng trò chép lại vào vở đang đạt đƣợc hiệu quả qua các kì thi do đó khơng cần thay đổi.

- Trong các nhà trƣờng THCS, do đặc điểm của HS cịn chƣa có thói quen tƣ duy trừu tƣợng và khả năng độc lập tìm tịi, suy nghĩ cũng nhƣ tính tự giác nên việc sử dụng các phƣơng pháp đòi hỏi HS phải tự học với ý thức tự giác cao là điều rất khó khăn. Họ cho rằng việc đổi mới PPDH khơng hiệu quả bằng các phƣơng pháp hiện đang sử dụng.

- Khi thực hiện đổi mới PPDH sự chuẩn bị tiết dạy rất vất vả vì phƣơng tiện dạy học cịn thiếu, nội dung chƣơng trình cịn nặng nề trong khi điều kiện sống và làm việc của GV cịn nhiều khó khăn. Cần nâng cao đời sống cho GV và thực hiện giảm tải chƣơng trình trƣớc khi bắt buộc đổi mới PPDH. Đây là ý kiến các GV khi đƣợc hỏi trả lời đồng ý nhiều nhất.

Với những lý do trên cho thấy rằng một số lƣợng không nhỏ GV chƣa nhận thức đƣợc yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới PPDH ở trƣờng THCS hiện nay. Tâm lý chƣa thực sự muốn thay đổi cách dạy đã ảnh hƣởng đến hiệu quả của tiến trình đổi mới PPDH.

Một bộ phận GV cho rằng đổi mới PPDH chẳng qua chỉ là đổi mới cách thức thực hiện các hình thức dạy học và kiểm tra. Với nhận thức này, những cố gắng trong đổi mới PPDH của GV sẽ là tìm tịi cách thức thực hiện mới cho những PPDH hiện đang đƣợc sử dụng một cách phổ biến. Bên cạnh đó, một số GV tìm kiếm các PPDH mới và bƣớc đầu thử nghiệm các PPDH này.

Với nhận thức trên, hoạt động thực tiễn để đổi mới PPDH của họ chƣa ổn định và ít hiệu quả. Bởi vì, nếu chỉ chú trọng đến thay đổi cách thức thực hiện các PPDH mà khơng tính đến các yếu tố khác thì những cố gắng này không thể mang lại hiệu quả mong muốn. Đây là một thực tiễn khiến một số GV chƣa lạc quan lắm và chƣa cố gắng trong quá trình đổi mới PPDH hiện nay của chính mình.

Để nắm đƣợc tình hình của việc dạy hiện nay, đặc biệt là tinh thần đổi mới PPDH tôi đã dùng phƣơng pháp điều tra (phát phiếu hỏi) đối với 64 GV và CBQL của trƣờng THCS Cửa Ông.

Bảng 2.5: Về việc vận dụng, sử dụng PPDH của GV

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Trung học cơ sở Thành phố Cẩm Phả , tỉnh Quảng Ninh (Trang 49)