Tổ chức thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Trung học cơ sở Thành phố Cẩm Phả , tỉnh Quảng Ninh (Trang 83 - 89)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3. Một số biện pháp quản lý đổi mới đồng bộ PPD Hở các trƣờng THCS

3.3.1.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

a. Phân tích thực trạng hoạt động đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH

Phân tích thực trạng hoạt động đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH là bƣớc đầu tiên của việc lập kế hoạch. Việc phân tích thực trạng này cần nêu lên những kết quả về tổ chức và quản lý hoạt động đổi mới PPDH mà trƣờng THCS đã đạt đƣợc trong những năm qua (thông thƣờng là khoảng 3 năm trƣớc) và chỉ ra những thách thức đối với hoạt động đổi mới PPDH của nhà trƣờng đang đặt ra phía trƣớc. Phân tích thực trạng bao gồm cả xem xét các tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động đổi mới PPDH; so sánh kết quả đạt đƣợc của nhà trƣờng với kết quả đạt đƣợc của thành phố Cẩm Phả hay tỉnh Quảng Ninh, các bài học kinh nghiệm và các vấn đề cần lƣu ý. Phần này cũng có thể chỉ ra vai trị của hoạt động đổi mới PPDH trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục của trƣờng THSC. Vì vậy, cần đánh giá đúng thực trạng của từng trƣờng từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đƣợc phù hợp, khả thi.

Trong việc phân tích thực trạng hoạt động quản lý đổi mới PPDH ở trƣờng THCS, có thể sử dụng phƣơng pháp SWOT để xem xét:

- Mặt mạnh (sttrengths-S): là đặc trƣng bên trong của nhà trƣờng, tiểm ẩn khả năng cải thiện tình trạng hoạt động đổi mới đồng bộ PPDH hiện tại.

- Mặt yếu (weaknesses-W): là đặc trƣng bên trong có thể làm hạn chế hoặc cản trở quá trình đổi mới PPDH;

- Cơ hội (opportunities-O): là điều kiện mơi trƣờng có thể tạo nên cơ hội, triển vọng để đổi mới PPDH;

- Thách thức (threats-T) là điều kiện môi trƣờng không thuận lợi, thậm chí cản trở nhà trƣờng thực hiện đổi mới PPDH,.

b. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của hoạt động đổi mới PPDH và đánh giá tính khả thi của mục tiêu, chỉ tiêu đó

Sau khi thực hiện phân tích thực trạng, cần xác định các mục tiêu và chỉ tiêu cần đạt đƣợc cho kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH ở trƣờng THCS. Mục đích của xác định mục tiêu nhằm chỉ ra những kỳ vọng về sự thay đổi sau khi thực hiện kế hoạch hoạt động đổi mới đồng bộ PPDH, KTĐG, chẳng hạn: Tăng tỷ lệ học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng; nâng cao hiểu biết của GV về những vấn đề liên quan đến đổi mới PPDH hỗ trợ GV tăng cƣờng kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm để dạy học có hiệu quả (thông qua tinh thần làm việc, hoạt động tổ, nhóm GV, đổi mới PPDH); hỗ trợ GV thực hiện chƣơng trình mới, cải thiện thực tiễn giảng dạy và học tập khi kết thúc giai đoạn kế hoạch.

Mục tiêu nhằm định hƣớng việc quản lý hoạt động đổi mới PPDH. Các mục tiêu kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH của mỗi trƣờng THCS phải phù hợp với các mục tiêu định hƣớng chung về hoạt động đổi mới PPDH của ngành GDĐT thành phố Cẩm Phả. Các mục tiêu hoạt động

phân thành các chỉ tiêu khác nhau. Hoàn thành tất cả các chỉ tiêu đổi mới PPDH có nghĩa là đã đạt đƣợc mục tiêu của hoạt động đổi mới PPDH đã đề ra.

Chỉ tiêu là thành phần cụ thể của mục tiêu của hoạt động đổi mới PPDH, chi tiết hơn mục tiêu, chúng phải có tính khả thi trong một khoảng thời gian, một phạm vi nhất định, đem lại một kết quả nhất định.

Để xác định tính khả thi của mục tiêu và chỉ tiêu của kế hoạch đổi mới PPDH của trƣờng THCS, cần xem xét các vấn đề sau: Có sự nhất trí giữa các lực lƣợng liên quan trong và ngoài nhà trƣờng về các mục tiêu, chỉ tiêu đổi mới PPDH đã đặt ra khơng? Có khả năng đạt đƣợc các mục tiêu và chỉ tiêu này khơng? Có thể thực hiện một tập hợp các hoạt động cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu và chỉ tiêu này khơng? Có thể huy động đƣợc các nguồn CSVC, TBDH và tài chính cần thiết để phục vụ cho tất cả các hoạt động đổi mới PPDH nói trên khơng? Có đủ CBQL, GV có năng lực để thực hiện các hoạt động cần thiết đó khơng? Có thể đo lƣờng các chỉ tiêu không, nhằm xác định mức độ đạt đƣợc chỉ tiêu?

Khi xác định mục tiêu cần sắp xếp các mục tiêu ƣu tiên (thứ tự ƣu tiên); cần chú trọng tới kết quả cuối cùng, cụ thể cần đạt. Mục tiêu cần phải cụ thể, đo đƣợc; có thể đạt đƣợc, định hƣớng kết quả, có giới hạn thời gian. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch và đạt đƣợc các mục tiêu và chỉ tiêu, mỗi mục tiêu nên gồm không quá 5 chỉ tiêu.

c. Xác định các hoạt động đổi mới PPDH của nhà trường tương ứng với

các mục tiêu

Kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH của trƣờng THCS là tập hợp các hoạt động đổi mới PPDH mà nhà trƣờng cần hoàn thành để đạt đƣợc các mục tiêu và chỉ tiêu đã đặt ra. Kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH của nhà trƣờng cần xác định rõ ràng về các hoạt động bao gồm các nội dung sau:

- Mô tả hoạt động cần thực hiện với các nguồn nhân lực, vật lực và tài chính cần thiết để thực hiện thành công từng hoạt động thành phần của hoạt

động đổi mới PPDH. Chẳng hạn: Hoạt động bồi dƣỡng nâng cao nhận thức và năng lực của GV về đổi mới PPDH; hoạt động chuẩn bị bài lên lớp của GV theo hƣớng đổi mới PPDH; hoạt động hỗ trợ GV trong việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp; hoạt động thực hiện giờ lên lớp theo hƣớng đổi mới PPDH có sử dụng phƣơng tiện hiện đại, kỹ thuật dạy học tích cực; hoạt động xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy theo hƣớng đổi mới PPDHTĐG, thực hiện dự giờ và phân tích sƣ phạm bài dạy; hoạt động hƣớng dẫn HS đổi mới phƣơng pháp học; hoạt động tổ chức kiểm tra, đánh giá HS theo hƣớng đổi mới PPDH; tổ chức thao giảng cấp trƣờng tham gia hội thi cấp quận và cấp thành phố với sự đổi mới PPDH.

- Chỉ định cán bộ phụ trách hay ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện từng hoạt động đổi mới PPDH nói trên. Kiểm tra xem ngƣời chịu trách nhiệm có đủ quyền hạn để thực hiện hoạt động không;

- Xác định rõ thời hạn hoàn thành từng hoạt động thành phần và hoàn thành toàn bộ kế hoạch đổi mới PPDH;

- Xác định các biện pháp, chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá từng hoạt động thành phần và toàn bộ hoạt động đổi mới đồng bộ PPDH,;

- Xây dựng chế độ báo cáo rõ ràng về quá trình và kết quả hoạt động đổi mới PPDH.

Nhìn chung, việc xác định các hoạt động đổi mới PPDH cần trả lời các câu hỏi: Những hoạt động cần đƣợc thực hiện là gì? Trong các hoạt động đƣợc xác định, hoạt động nào có thể làm trƣớc? Sắp xếp các hoạt động vào khung thời gian của một năm nhƣ thế nào là phù hợp nhất? Nếu có quá nhiều hoạt động bị trùng lặp thì cân đối và ƣu tiên những hoạt động có thể giải quyết đƣợc nhiều vần đề hay nhu cầu, đó là những hoạt động nào? Sử dụng nguồn lực nào? Trách nhiệm thực hiện chính là ai?

d. Xác định các nguồn lực (con người, CSVC, sách và TBDH, tài chính…) thực hiện hoạt động đổi mới PPDH của nhà trường

Sau khi xác định các hoạt động, cần xác định các nguồn lực cần thiết và có thể huy động phục vụ tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đổi mới PPDH của nhà trƣờng.

Việc xác định các nguồn lực cần trả lời đƣợc các câu hỏi: Cần phải có những nguồn lực nào (con ngƣời, phƣơng tiện, CSVC, tài chính…)? Nhà trƣờng đã có đƣợc những gì? Có thể huy động, khai thác ở đâu những nguồn lực còn thiếu? Bằng cơ chế nào huy động đƣợc các nguồn lực này? Sử dụng các nguồn lực nhƣ thế nào để có hiệu quả cao nhất?...

Cần lƣu ý là việc xác định những nguồn lực phục vụ cho các hoạt động đổi mới PPDH phải mang tính thực tế, khả thi và hiệu quả; có thể huy động đƣợc để phục vụ các hoạt động đổi mới PPDH trong nhiều năm; tăng cƣờng cơ chế huy động xã hội hóa bằng các biện pháp phù hợp. Đặc biệt là phải giúp cho đội ngũ CBQL, GV nắm chắc điều kiện của trƣờng và địa phƣơng để có thể tự khai thác trong đổi mới PPDH (cơ sở vật chất, phƣơng tiện, thiết bị dạy học, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo...).

đ. Xác định các biện pháp, chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt

động đổi mới PPDH của nhà trường

Kế hoạch luôn đƣợc hiểu đi kèm với việc thực hiện kế hoạch. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH của trƣờng THCS cần chỉ ra rằng, liệu các hoạt động đổi mới PPDH có đƣợc thực hiện khơng, chúng có đƣợc thực hiện theo tiêu chuẩn cao nhất có thể hay khơng, và chúng có hƣớng tới kết quả mong đợi khơng. Để theo dõi và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH, cần xây dựng một bộ công cụ đánh giá và xây dựng các chỉ số thành công tƣơng ứng để đảm bảo kế hoạch hoạt động đƣợc thực hiện với tiêu chuẩn cao nhất và đạt đƣợc kết quả mong đợi.

Khi theo dõi việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH cần trả lời các câu hỏi sau: Nếu các hoạt động đổi mới PPDH, thành cơng thì có đạt đƣợc các chỉ tiêu đã đặt ra khơng? Các hoạt động đổi mới PPDH có đƣợc thực hiện theo kế hoạch không? Các hoạt động đổi mới PPDH có đƣợc thực hiện theo tiêu chuẩn cao nhất không (Động cơ của cá nhân CBQL, GV thực hiện hoạt động; nhân sự tham gia khi cần thiết; sử dụng nguồn nhân lực, vật lực và tài chính; tác phong

làm việc…)? Các chỉ số có đo đƣợc hoặc đánh giá đƣợc khơng? Có tiến hành rà soát và điều chỉnh kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH trong quá trình thực hiện khơng? Hoạt động đổi mới PPDH có đạt đƣợc các kết quả mong đợi không?

Một chỉ số thành công là một kết quả đo đƣợc của một hoạt động, chỉ ra số liệu định lƣợng và thời gian mong muốn.

Theo dõi và cập nhật việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH tạo ra động lực liên tục cho cơng tác rà sốt và điều chỉnh kế hoạch. Kết quả đổi mới PPDH là thƣớc đo hành động, chúng giúp cho việc quyết định tiếp tục thực hiện hoạt động hay xác định lại hoạt động đổi mới PPDH. Hoạt động đổi mới PPDH đƣợc phân tích theo chỉ tiêu và chúng điều chỉnh lẫn nhau. Mục tiêu mới đƣợc quyết định bởi kết quả của mục tiêu trƣớc và những phân tích về tính khả thi của mục tiêu mới đó.

e. Trình bày kế hoạch đổi mới PPDH của nhà trường

Sau các bƣớc trên, cần phải chuẩn bị một bản kế hoạch đổi mới PPDH của nhà trƣờng. Bản kế hoạch đổi mới PPDH cần phải chính xác, ngắn gọn, chỉ bao gồm các thông tin cần thiết, đƣợc thể hiện một cách rõ ràng và dễ đọc, thơng thƣờng cần có các nội dung sau:

- Tóm tắt kế hoạch.

- Phần 1: Phân tích thực trạng.

- Phần 2: Các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển nhà trƣờng.

- Phần 3: Các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH trong năm học tới.

- Phần 4: Thông tin về nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH.

- Phần 5: Giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH.

Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH cần phải thể hiện đầy đủ các yếu tố để đảm bảo có một kế hoạch tốt. Muốn vậy, hiệu trƣởng nhà trƣờng phải lƣu ý một số vấn đề: Tạo ra sự chuyển biến về nhận thức; quan tâm, hiểu, nắm đƣợc

qui trình, phƣơng pháp lập kế hoạch, sử dụng kế hoạch là công cụ quản lý nhà trƣờng của hiệu trƣởng; phân tích tình hình: sử dụng số liệu chuẩn xác, phải chỉ ra đƣợc vấn đề cần ƣu tiên giải quyết đối với trƣờng THCS; đảm bảo tính logic, khả thi của kế hoạch.

Bên cạnh đó, hiệu trƣởng nhà trƣờng cần huy động sự tham gia của các bên liên quan trong suốt quá trình lập kế hoạch đổi mới PPDH,; sử dụng CNTT để phân tích và dự báo các xu hƣớng một cách cụ thể; công bố rộng rãi văn bản kế hoạch đổi mới PPDH đến toàn thể CBQL, GV, cộng đồng địa phƣơng, cha mẹ HS…

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Trung học cơ sở Thành phố Cẩm Phả , tỉnh Quảng Ninh (Trang 83 - 89)