CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢOĐẢM TÍN DỤNG
1.1 Khái quát về bảođảm tín dụng và tài sản bảo đảm
1.1.7 Qui trình thực hiện nghiệp vụ bảođảm tín dụng
- Đây chính là bước mà Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ bảo đảm, xem xét nhu cầu của khách hàng và các điểu kiện đề ra, quyết định biện pháp bảo đảm tiền vay nào là phù hợp. Ngay trong bước đầu tiên của một quy trình tín dụng là lập hồ sơ thì tài liệu liên quan đến BĐTD cũng đã là một trong 5 tài liệu cần thiết, đóng một vai trị nhất định.
Thực tế cho thấy hồn trả tín dụng mặc dù khơng phải là mục đích kinh doanh của NH song nó là nhiều cái quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu kinh doanh của NH. Vì vậy, trong q trình hoạt động tín dụng, NH phải luôn xem xét một cách thận trọng từ hồ sơ, giấy tờ vay vốn hợp lệ đến uy tín và năng lực tài chính của khách hàng, từ đó áp dụng những phương pháp cho vay thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ.
Bƣớc 2: Thẩm định tài sản bảo đảm
- Đây là một bước rất quan trọng trong quy trình bảo đảm tiền vay vì thơng qua việc thẩm định, đánh giá TSBĐ, ngân hàng sẽ xác định được giá trị của TSBĐ để làm cơ sở cho việc quyết định mức cho vay dựa trên giá trị của TSBĐ. Vì thế, khi tiến hành bước này, NH cần thực hiện một cách cẩn trọng và kỹ lưỡng.
Bƣớc 3: Xác định mức cho vay trên cơ sở giá trị TSBĐ
- Khi đã hoàn tất việc định giá TSBĐ, NH cần xác định mức cho vay đối với khoản vay có TSBĐ đó. Thơng thường, các NHTM có xu hướng cho vay ít hơn giá trị TSBĐ, phổ biến ở mức 50% - 70%. Tuy nhiên, để xác định mức cho vay tương đối an toàn, NH còn phải căn cứ vào nhiều khía cạnh như đặc điểm, tính chất của TSBĐ. Ví dụ như cầm cố bằng những tài sản có độ rủi ro thấp gần như bằng 0 như Trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi do chính NH phát hành… thì có thể cho vay tới 100% giá trị, cịn những tài sản có biến động lớn về giá dẫn đến nguy cơ rủi ro cao, mức cho vay dao động bằng hay dưới 50% giá trị TSBĐ.
Bƣớc 4: Ký hợp đồng và quản lý TSBĐ
- Sau khi NH và bến đi vay đã thỏa thuận được các điều kiện về tín dụng, bên vay vốn phải lập giấy cầm cố, thế chấp tài sản. Tùy theo từng hình thức và loại TSBĐ mà hợp đồng đảm bảo có thể nằm trong hợp đồng tín dụng hay có thể lập thành văn
bản riêng. Nhưng điều đặc biệt lưu ý là hợp đồng đảm bảo chỉ có ý nghĩa pháp lý khi và chỉ khi nó đi kèm với hợp đồng tín dụng (hợp đồng gốc).
- Theo đó, việc cơng chứng hoặc chứng thực giao dịch bảo đảm là do các bên thỏa thuận, trong trường hợp pháp luật có quy định thì giao dịch bảo đảm phải được công chứng hoặc chứng thực.
- Việc giữ tài sản và giấy tờ của tài sản bảo đảm tiền vay:
+ Khi cầm cố tài sản, bảo lãnh bằng động sản, khách hàng vay, bên bảo lãnh có nghĩa vụ giao tài sản cầm cố cho bên ngân hàng nắm giữ.
+ Khi thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng bất động sản thì tài sản thế chấp, bảo lãnh do khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh giữ, trừ trường hợp các bên thỏa thuận giao cho ngân hàng hoặc bên thứ ba giữ. Nếu thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản có đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì ngân hàng phải giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Việc quản lý TSBĐ bao gồm cả việc bảo quản, đánh giá lại tài sản và xử lý sau khi đáng giá. Hiệu quả của việc quản lý này còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất (như kho bãi để bảo quản tài sản), trình độ của cán bộ ngân hàng trong việc định giá tài sản và đưa ra được những biện pháp xử lý thỏa đáng, đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM.
Bước 5: Giải chấp
- Khi đến hạn thanh toán, nếu khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân hàng sẽ tiến hành giải chấp, hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm được thanh lý hoàn toàn, ngân hàng trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản hoặc trả lại TSBĐ cho người đi vay. Còn trong trường hợp khách hàng khơng có khả năng trả nợ, lơ là nghĩa vụ trả nợ hoặc có hành vi bất hợp tác trong việc thanh tốn nợ thì ngân hàng buộc phải xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.
- Việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
+ Trong trường hợp tài sản bảo đảm được dùng để thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên, nếu khơng có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng
nhận bảo đảm, nếu khơng có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
+ Việc xử lý TSBĐ phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan.
+ Người xử lý TSBĐ là bên nhận bảo đảm (hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền)