Phân loại dư nợ theo từng hình thức bảo đảm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng đảm bảo tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh đông sài gòn (Trang 43 - 45)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chỉ tiêu

Số dư nợ Tỷ lệ Số dư nợ Tỷ lệ Số dư nợ Tỷ lệ

Tổng dư nợ 39.320 132.387 460.012

Cho vay có bảo đảm 32.006 81.40% 118.089 89.20% 432.411 94.00%

Cầm cố 5.249 13.35% 19.366 14.63% 71.347 15.51%

Thế chấp 21.700 55.19% 80.064 60.48% 296.634 64.48%

Thế chấp bằng tài sản người đi vay 14.307 36.39% 52.313 39.52% 204.963 44.56%

Thế chấp bằng TS bên thứ 3 3.968 10.09% 11.808 8.92% 51.024 11.09%

Thế chấp bằng TS hình thành từ vốn vay 3.008 7.65% 15.942 12.04% 40.646 8.84%

Bảo lãnh 5.057 12.86% 22.318 16.86% 64.429 14.01%

Cho vay khơng có bảo đảm 7.313 18.60% 14.297 10.80% 27.600 6.00%

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

Dư nợ khơng có bảo

Bảo lãnh

Thế chấp

Cầm cố

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nợ phân theo hình thức bảo đảm.

(Nguồn: Báo cáo dư nợ giai đoạn 2012 – 2014, Chi nhánh Đơng Sài Gịn)

- Qua sơ đồ trên có thể thấy, thế chấp là hình thức bảo đảm khá an toàn và thuận lợi cho ngân hàng. Từ năm 2012 – 2014, tỷ cho vay thế chấp luôn ổn định trên dưới 60% tổng dư nợ cho vay. Đối với hình thức cầm cố và hình thức bảo lãnh cũng ít có biến động, thường chiếm trên 10% tổng dư nợ cho vay có TSĐB. Số dư nợ cho vay khơng có bảo đảm đã giảm đi đáng kể, còn 6% trên tổng dư nợ trong năm 2010.

2.4.3.1 Thế chấp

- Có thể thấy, thế chấp là hình thức được ngân hàng ưa chuộng nhất do hình thức này ngân hàng chỉ cần nắm giữ bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu hay quyền sử dụng tài sản mà khơng cần phải mất chi phí cho việc cất giữ, bảo quản TSĐB. Vì vậy, hình thức thế chấp luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay có TSĐB của Chi nhánh.

- Thế chấp là hình thức được ngân hàng sử dụng nhiều nhất. Tài sản dùng trong thế chấp có thể được phân loại thành 3 loại chính là : Tài sản thế chấp của người đi vay, tài sản thế chấp của bên thứ 3 và tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay. Trong đó thế chấp bằng tài sản của đi vay chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng khá mạnh ( tăng từ 36.4% lên 44.5% từ năm 2012 – 2014). Hai hình thức cịn lại thì chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng ổn định qua các năm. Bảo đảm tài sản của bên thứ 3 chiếm tỷ trọng dao động khoảng từ 10 – 12% trong tổng dư nợ cho vay có

TSĐB của Chi nhánh. Hình thức này đang dần được phát triển do tính an tồn của nó cao hơn, khoản vay được giám sát bởi ba bên: ngân hàng, khách hàng vay vốn và bên bảo lãnh. Hơn nữa, bên bảo lãnh đứng ra thông thường là những khách hàng lâu năm, đã có uy tín đối với ngân hàng. Đối với hình thức bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay là hình thức mới chỉ phát triển vài năm trở lại đây, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong ba hình thức (từ 7-8%). Nhưng tỷ trọng tăng giảm khơng ổn định là do đây là hình thức mới, cả ngân hàng và khách hàng cần thời gian để thích ứng dần. Do tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai, nên thực chất ngân hàng chưa có đầy đủ bằng chứng để chứng minh quyền sở hữu của chủ tài sản nên độ rủi ro sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng đảm bảo tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh đông sài gòn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)