Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chênh lệch 2013 so với 2012 2014 so với 2013 2012 2013 2014 Số tiền Tương đối (%) Số tiền Tương đối (%) Doanh thu 34.591 39.780 52.716 5.189 15,00 12.936 32,52 Chi phí 21.048 23.153 26.245 2.105 10,00 3.092 13,35 Lợi nhuận trước thuế 13.543 16.627 26.471 3.084 22,77 9.844 59,20 Thuế 3.792 4.656 6.618 864 22,78 1.962 42,13 LN ròng 9.751 11.971 19.853 2.220 22,77 7.882 65,84
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014, Chi nhánh Đơng Sài Gịn)
Biểu đồ 2.1: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận ròng của Chi nhánh năm 2012- 2014
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014, Chi nhánh Đơng Sài Gịn)
- Nhìn chung, tình hình tăng trưởng lợi nhuận của Chi nhánh tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014. Lợi nhuận ròng năm 2013 là 11.971 tỷ đồng tăng hơn 2.000 tỷ đồng tương đương tăng 22,77% so với năm 2012 (9.751 tỷ đồng) cụ thể là doanh thu của Chi nhánh năm 2013 là 39.780 tỷ đồng tăng 5.189 tỷ đồng tăng
khoảng 15% so với doanh thu năm 2012 và doanh thu tăng chi phí cũng có xu hướng tăng theo như năm 2012 chi phí ở mức 21.048 tỷ đến năm 2013 chi phí tăng 2.105 tỷ đồng tương đương 10% (năm 2013 23.153 tỷ đồng). Trong năm 2013, lạm phát tăng rất cao, Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mơ để kiềm chế nên khung lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra ở mức cao vì thế để đảm bảo nguồn vốn hoạt động tín dụng Ngân hàng phải tăng lãi suất huy động lên cao, chi phí phục vụ cho hoạt động tín dụng cũng tăng, từ đó chi phí cho hoạt động này tăng cao. Bên cạnh đó, nguyên nhân là do năm 2013 chi nhánh đã trích lập dự phịng từ lợi nhuận để xử lý tồn bộ nợ xấu, nên lợi nhuận khơng tăng mạnh so với năm 2012.
- Bước sang năm 2014 với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên, kết quả hoạt động của Chi nhánh đã đột phá đến mức kỷ lục cụ thể là lợi nhuận ròng năm 2014 đạt 19.853 tỷ đồng tăng 7.882 tỷ đồng tương đương tăng đến 65,84% so với năm 2013 trong đó doanh thu năm 2014 là 52.716 tỷ đồng tăng đến 12.936 tỷ đồng tương đương tăng 32,52%. Doanh thu tăng lên đồng thời lượng chi phí mà ngân hàng chi ra cũng tăng lên nhưng mức tăng của chi phí thấp hơn mức tăng của doanh thu cụ thể là chi phí năm 2014 của Chi nhánh là 26.245 tỷ đồng tăng 3.092 tỷ đồng tương đương tăng 13,35% so với năm 2013. Năm 2014, ngoài lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh, cịn có nguồn thu từ việc xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, Chi nhánh Đơng Sài Gịn đã tạo ra lợi nhuận cao, kết quả cuối cùng sau khi đóng thuế cho Nhà nước ngân hàng đã thu về một khoản lợi nhuận ròng tăng đến 65.84% so với năm 2013.
2.4 Thực trạng công tác bảo đảm tín dụng tại ngân hàng Quân Đội chi
nhánh Đơng Sài Gịn.
2.4.1Về cơ sở pháp lý về bảo đảm tín dụng.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo đảm tín dụng, Chính phủ có sự quan tâm đặc biệt bẳng cách hồn thiện pháp luật về bảo đảm tín dụng. Hiện nay, các quy định về BĐTD được thực thi:
• Nghị định 163/2006/ND-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về BĐTD của các tổ chức tín dụng.
• Thơng tư 06/2006/TT-BTP hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao
dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảođảm thuộc Bộ Tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành.
• Thơng tư 03/2007/TT-BTP sửa đổi Thông tư 06/2006/TT-BTP hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp do Bộ Tư Pháp ban hành.
• Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/9/2010 và thay thế Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000.
• Quyết định 2366/QĐ-BTP năm 2010 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
• Thơng tư 22/2010/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án do Bộ Tư pháp ban hành.
• Quyết định 25/QĐ-CĐKGDBĐ năm 2010 ban hành Quy chế làm việc của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm do Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm ban hành.
•Thơng tư 05/2011/TT-BTP hướng dẫn đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm do Bộ Tư pháp ban hành.
- Đây là hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến cơ chế BĐTD của các tổ chức tín dụng mà Quân Đội sử dụng để đề ra quy định cho riêng ngân hàng và thực thi khi phải xử lý tài sản.
2.4.2Về nguyên tắc bảo đảm tài sản của ngân hàng Quân Đội.
- Khách hàng phải cầm cố, thế chấp tài sản hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng Quân Đội, trừ trường hợp khách hàng được ngân hàng Quân Đội đồng ý thực hiện các giao dịch khơng cần có bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
- Ngân hàng Quân Đội và khách hàng thỏa thuận lựa chọn áp dụng phương thức bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
- Ngân hàng Quân Đội có quyền lựa chọn tài sản đủ điều kiện để làm tài sản bảo đảm, lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng. Trường hợp bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng là cá nhân, pháp nhân nước ngồi, thì việc thực hiện bảo lãnh phải tuân theo các quy định và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Bên bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình.
- Khi thế chấp tài sản gắn liền với đất, khách hàng phải thế chấp cả giá trị quyền sử dụng đất cùng với tài sản đó trừ trường hợp pháp luật về đất đai và pháp luật liên quan có quy định khác.
- Ngân hàng Quân Đội có quyền xử lý TSĐB theo quy định pháp luật có liên quan để thu hồi nợ khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
- Sau khi xử lý TSĐB, nếu khách hàng hoặc bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng hoặc bên bảo lãnh có trách nghiệm tiếp tục thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
2.4.3Về hình thức bảo đảm tín dụng
- Trước đây, do môi trường pháp lý nước ta cịn kém, chưa có quy định rõ ràng về BĐTD và hoạt động ngân hàng ít mang tính cạnh trên nên các NHTM áp dụng chưa đa dạng, chưa linh hoạt các hình thức bảo đảm. Nhưng đến nay, khi nền kinh tế phát triển mạnh và để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng phát triển đầy đủ các hình thức bảo đảm. Có thể thấy việc cho vay có TSĐB ngày càng tăng cao, chiếm chủ yếu trong hoạt động cho vay. Chi nhánh đang giảm tỷ lệ cho vay khơng có TSĐB xuống tỷ lệ thấp nhất, điều này dễ hiểu là do tính rủi ro thị trường ngày càng tăng cao, khi thị trường chứng khốn, vàng, hàng hóa ln ln có sự thay đổi khơng ngừng, điều này ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của khách hàng, đồng nghĩa với việc khả năng thu nợ của Chi nhánh bị giảm. Vì vậy, ngân hàng cần gia tăng biện pháp đảm bảo an toàn từ nguồn thu nợ thứ 2 – cho vay có TSĐB .