CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢOĐẢM TÍN DỤNG
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng bảođảm tín dụng
3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lý và giám sát TSĐB
- Chi nhánh muốn thực hiện tốt vấn đề an tồn trong cho vay thì cần phải làm tốt cơng tác kiểm tra, giám sát việc quản lý tài sản đảm bảo và việc sử dụng vốn của khách hàng. Bởi vì có như vậy thì Chi nhánh mới sớm phát hiện được tình trạng thực tế của khách hàng để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng.
- Chi nhánh phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình trạng của tài sản bảo đảm, đồng thời cũng phải thực hiện việc giám sát vấn đề sử dụng tài sản bảo đảm của khách hàng có đúng mục đích khơng để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Hiện nay ngân hàng đã thành lập công ty định giá MBAMC - hoạt động trên các lĩnh vực xử lý và mua bán nợ, phát triển mạng lưới, xây dựng cơ bản, kinh doanh vận chuyển và quản lý ô tô, quản lý tài sản, kho… cho Ngân hàng. Tuy nhiên, do mới thành lập chưa lâu nên MBAMC trong công tác quản lý không tránh khỏi những vấp váp, khuyết điểm và cần có thời gian để hồn thiện các nghiệp vụ của mình. Thực chất của vấn để này là đưa ra phương pháp quản lý hiệu quả nhất cho từng loại tài sản để tối thiểu hóa rủi ro từ việc hỏng hóc, mất cắp, biến đổi giá trị. Mỗi một loại tài sản dùng để cầm cố, thế chấp có đặc điểm khác nhau về hình thức, tính ổn định, tính thanh khoản, cơ chế pháp luật tác động nên việc quản lý cũng khác nhau. Đối với TSĐB là thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, các loại GTCG khác…thì việc quản lý là tương đối đơn giản. Ngoài việc lưu trữ các giấy tờ trong két bảo quản của ngân hàng thì ngân hàng cịn cần phải theo dõi và phong tỏa các hoạt động ghi trên tài khoản cùa người vay. Đối với kỳ phiếu, trái phiếu thì chỉ cần quan tâm đến thời hạn đáo hạn, sở hữu hợp pháp. Để bảo đảm an toàn, ngân hàng phải có các cuộc kiểm tra định kỳ để tiến hành đánh giá lại TSĐB đồng thời kiểm tra xem tài sản có bị hỏng hóc, thay đổi hay khơng để tiến hàng các biện pháp xử lí kịp thời. Cũng như việc thẩm định khách hàng, thẩm định TSĐB không những chỉ chú trọng ở giai đoạn đầu của quy trình tín dụng mà ngân hàng phải coi đó là một hoạt động thường xuyên liên tục cần thực hiện trong suốt thời hạn của khoản vay.