CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢOĐẢM TÍN DỤNG
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng bảođảm tín dụng
3.2.3 Áp dụng linh hoạt hình thức TSĐB
- Việc nhận cầm cố, thế chấp những tài sản tại ngân hàng xưa nay diễn ra rất đơn giản, khách hàng vay đề nghị cầm cố hay thế chấp tài sản gì thì cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định tài sản đó chứ khơng hề có một quy định chuẩn mực, chi tiết nào về điều kiện cụ thể của từng loại tài sản bảo đảm ứng với từng hình thức cấp tín dụng. Mà thực tế đối với loại hình vay mức độ rủi ro của nó là khác nhau, do đó mà những tiêu chuẩn, mức độ khắt khe đối với điều kiện và giá trị tài sản đảm bảo của các khoản vay đó cũng khác nhau. Vì vậy nếu làm tốt được việc thiết lập một cơ chế lựa chọn tài sản đảm bảo thì sẽ tránh được trường hợp khách hàng cứ có tài sản là mang đến ngân hàng địi cầm cố, thế chấp mà không cần biết tài sản của mình có đủ điều kiện và phù hợp với hình thức tín dụng mà mình đề nghị hay khơng, hay việc cán bộ thẩm định chỉ dựa trên những khía cạnh chung chung, dựa vào kinh nghiệm chủ quan là chính dẫn đến tình trạng đề cao mặt này, xem nhẹ mặt khác, tính rủi ro vì thế mà cao. Ngồi ra nó cịn giúp tiết kiệm được chi phí, cơng sức và thời gian của cả ngân hàng và khách hàng.
- Đánh giá lại từng khoản tín dụng và tài sản bảo đảm có phù hợp với giá trị, thời lượng của khoản vay hay không. Trong trường hợp TSĐB đã nhận chưa đầy đủ cơ sở pháp lý, tính chuyển nhượng và giám sút về mặt giá trị yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản hoặc giảm dư nợ vay/ tất toán khoản vay trước hạn nếu nhận thấy những dấu hiệu rủi ro từ nguồn thanh toán nghĩa vụ vốn vay.
- Giảm dần tỷ lệ cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản, theo qui định của ngân hàng, những đơn vị trả lương qua tài khoản, cán bộ nhân viên trong đơn vị có thể xem xét cho vay tín chấp lương. Thực tế, nhiều các nhân trong đơn vị có ý thức trả nợ thấp, hoặc mức độ ổn định thu nhật của người vay thấp nên thường xuyên để nợ quá hạn. Vì vây, ít nhất 6 tháng hoặc 1 năm, chi nhánh tiến hành đánh giá lại từng đơn vị trả lương qua tài khoản để thiết lập chính sách tín dụng cho những khoản vay tín chấp của các đơn vị.
- Đối với từng sản phẩm tín dụng cụ thể, điều kiện của từng cá nhân cụ thể, từng mục đích vay cụ thể…mà ngân hàng áp dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tín
dụng bằng tài sản sao cho đạt hiệu quả bảo đảm cao nhất.
- Đối với tài sản đảm bảo là hàng hóa hình thành thừ vốn vay: Chi nhánh thực hiện nghiêm túc quy trình ban hành thống nhất trong tồn hệ thống. Mở rộng hợp tác với các đơn vị giao vận uy tín và trình phịng phát triển sản phẩm ngân hàng nghiên cứu kỹ các thỏa thuận hợp tác toàn hệ thống nhằm tạo thuận tiện cho khách hàng và ngân hàng. Những trường hợp cá biệt khơng tn thủ đúng quy trình giao vận, chi nhánh tiến hành thuê kho hàng hai bên, thuê bảo vệ độc lập vịng ngồi, khơng chấp nhận những kho hàng khơng đủ điều kiện, hàng hóa quản lý khơng có sự tách biệt với hàng hóa của các đơn vị khác. Bên cạnh đó, cần giữ tồn bộ giấy tờ chứng minh nguồn gốc và quyền sở hữu tài sản và nhập kho lưu giữ theo quy định của Ngân hàng. Ngân hàng cần kiểm tra đột xuất hoặc thường xuyên hàng hóa để tại kho ba bên, giám sát quy trình nhập xuất kho. Kiểm tra chất lượng hàng hóa. Khi xảy ra dấu hiệu bị rút hàng hoặc hàng hóa giảm sút giá trị cần có giải pháp kịp thời để xử lý nhằm bảo toàn vốn vay ngân hàng.
- Đối với tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ: trường hợp những khoản vay Chi nhánh chấp nhận lấy quyền đòi nợ cần yêu cầu trong hợp đồng kinh tế mà Chi nhánh nhận quyền địi nợ có cam kết thanh tốn duy nhất. không hủy ngang về tài khoản của khách hàng mở tại chi nhánh hoặc yêu cầu có cam kết thanh tốn ba bên. Chi nhánh thường xun theo dõi dịng tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng và đánh giá chất lượng, giá trị hàng hóa, đánh giá đối tác mà chi nhánh nhận quyền đòi nợ. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ khơng thực hiện theo đúng cam kết ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng vay vốn thực hiện cam kết. Để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng phải thường xuyên đánh giá uy tín của bên có nghĩa vụ, u cầu khách hàng vay vốn phải cung cấp thông tin về bên mua hàng để đảm bảo chắc chắn nguồn thu từ quyền đòi nợ không vi phạm cam kết.
- Đối với tài sản bảo đảm là hàng tốn kho, khoản phải thu luân chuyển: chỉ áp dụng với khách hàng có mức độ uy tín cao, sản xuất kinh doanh an tồn, hiệu quả. Việc kiểm tra phải tiến hành thường xuyên, đối chiếu với sổ sách và hàng hóa, cơng nợ thực tế của cơng ty. Theo dõi sát dịng tiền về tài khoản của khách hàng để theo sát hoạt động kinh doanh của khách hàng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi nhận TSĐB là hàng hóa, khoản phải thu.
- Đối với từng sản phẩm tín dụng cụ thể, điều kiện của từng cá nhân cụ thể, từng mục đích vay cụ thể…mà ngân hàng áp dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tín dụng bằng tài sản sao cho đạt hiệu quả bảo đảm cao nhất.