2.1.1 Khả năng đề phòng, vượt qua khủng hoảng
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, hệ thống ngân hàng Việt Nam bộc lộ nhiều yếu điểm thấy rõ. Bắt đầu từ một vài ngân hàng nhỏ, yếu kém, nhưng với tính chất liên hệ mật thiết của hệ thống tài chính, những điểm yếu này đã khiến cho cả hệ thống lung lay. Không giống như các doanh nghiệp khác, với đặc thù kinh doanh cũng như vai trò quan trọng trong việc điều tiết nguồn vốn, một khi hệ thống ngân hàng không đủ sức vượt qua khủng hoảng, nó sẽ làm chậm quá trình phục hồi của nền kinh tế. Bởi vậy, cần thiết phải có một hệ thống các chỉ số để đánh giá khả năng đề phòng, vượt qua khủng hoảng của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
2.1.1.1 Năng lực tài chính
a. Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản
Tính đến 31/12/2013, Việt Nam có 37 ngân hàng bao gồm 33 ngân hàng thương mại cổ phần và 4 ngân hàng thương mại nhà nước (chỉ xét Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) với tổng vốn chủ sở hữu 361.703 tỉ đồng và tổng tài sản 4.968.316 tỉ đồng. Trung bình mỗi ngân hàng Việt Nam chỉ có 9.274 tỉ đồng vốn chủ sở hữu và 127.393 tỉ đồng tổng tài sản. Hãy thử so sánh với Thái Lan – một nước không vượt chúng ta quá xa về trình độ phát triển kinh tế. Năm 2012, toàn hệ thống ngân hàng Thái Lan có 31 ngân hàng nhưng có tới 1.229.837 triệu baht (tương đương 835.481 tỉ đồng, theo tỉ giá cuối năm 2012) vốn chủ sở hữu và quy mô tổng tài sản lên tới 14.773.937 triệu baht (tương đương 10.036.567 tỉ đồng, theo tỉ giá cuối năm 2012). Như vậy, không khó để nhận ra, trung bình mỗi ngân hàng Thái Lan có vốn chủ sở hữu gần gấp 3 một ngân hàng Việt Nam và tổng tài sản gấp 2,5 lần. Do đó, nhu cầu tăng vốn chủ sở hữu kèm theo đó là tổng tài sản đối với từng ngân hàng và toàn hệ thống là cần thiết để nước ta có ngân hàng ngang tầm khu vực.
34
b. Chỉ số ROA, ROE
Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets – ROA), chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) là 2 chỉ số rất quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng có chỉ số ROA, ROE càng cao sẽ càng dễ thu hút được vốn của các nhà đầu tư. Dưới đây là biều đồ so sánh chỉ số ROA và ROE của hệ thống ngân hàng Việt Nam và Thái Lan:
Năm 2012 vừa là năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, hệ thống ngân hàng cũng phải tăng mạnh mức dự phòng rủi ro dẫn đến lợi nhuận toàn hệ thống
35 giảm mạnh. Tuy nhiên, muốn xây dựng hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế thì việc trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu mà các ngân hàng vẫn né tránh lâu nay là rất cần thiết. Như vậy, các ngân hàng Việt Nam sẽ phải đẩy mạnh tái cơ cấu, hoàn thiện bộ máy quản lý và đổi mới quy trình kinh doanh để có thể đạt được mức ROA và ROE tương đương các ngân hàng Thái Lan.
c. Tổng dư nợ, tỉ lệ nợ xấu
Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế của toàn hệ thống giai đoạn 2011-2013 không ngừng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc tăng dư nợ tín dụng luôn đi kèm với gia tăng tỉ lệ nợ xấu, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng khi dư nợ tín dụng luôn tăng trưởng nóng.
d. Tỉ lệ nợ xấu
Những năm trước năm 2011, dư nợ tín dụng của nền kinh tế luôn tăng trưởng nóng, các ngân hàng đua nhau cho vay dẫn đến các quy trình, tiêu chuẩn cho vay bị bóp méo. Hậu quả là hệ thống ngân hàng đã phải gánh chịu tỉ lệ nợ xấu đáng báo động.
36 Có thể thấy tỉ lệ nợ xấu trung bình giai đoạn 2011-2013 của hệ thống ngân hàng Việt Nam là 3,81% cao hơn nhiều so với tỉ lệ nợ xấu an toàn là 3% và cao hơn nhiều tỉ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng Thái Lan năm 2011, 2012 chỉ có 2,48%.
e. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR) là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Tỉ lệ này được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính. Theo thông tin từ cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước, chúng ta có bảng so sánh tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần và ngân hàng liên doanh, nước ngoài
Bảng 2.1: So sánh tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM Nhà nước, NHTMCP và ngân hàng liên doanh, nước ngoài năm 2012, 2013. Đơn vị: %
2012 2013
NHTM Nhà nước 10,28 10,91
NHTM cổ phần 14,01 12,56
Ngân hàng liên doanh, nước ngoài 27,63 26,53
37 Như vậy, có thể nhận thấy, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng đều cao hơn tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo yêu cầu của NHNN là 9%. Mặc dù vậy, tỉ lệ an toàn vốn của NHTM nội địa đều thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ an toàn vốn của các ngân hàng liên doanh, nước ngoài.
f. Tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn
Việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn luôn tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với ngân hàng. Tuy nhiên, số liệu tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng năm 2012 và 2013 từ NHNN sẽ cho thấy rõ ràng nhất thái độ của các ngân hàng đối với rủi ro lãi suất:
Bảng 2.2: So sánh tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng 2012, 2013. Đơn vị: %
2012 2013
NHTM Nhà nước 21,45 23,06
NHTM cổ phần 17,60 19,05
Ngân hàng liên doanh, nước ngoài -2,03 -11,50
Nguồn: website NHNN
Mặc dù tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của các nhóm ngân hàng đều đảm bảo quy định của NHNN là dưới 30%. Tuy nhiên, có thể thấy các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài luôn luôn có ý thức phòng tránh rủi ro lãi suất ở mức cao nhất, trong khi các ngân hàng Việt Nam thì không như vậy, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Trong tình hình hiện nay, khi mà thị trường còn nhiều biến động, người gửi tiền luôn ưu tiên gửi tiền kỳ hạn ngắn. Do đó, nếu chỉ dùng vốn dài hạn tài trợ cho vay dài hạn thì các ngân hàng sẽ không đủ vốn, trong khi vốn ngắn hạn lại dư thừa. Một số ngân hàng đã phải chấp nhận một phần rủi ro để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Để khắc phục tình trạng này cần ổn định thị trường ngân hàng, từ đó tăng niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng và ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn dài hạn.
38
2.1.1.2 Năng lực quản trị điều hành
Năng lực quản trị, điều hành của ngân hàng là yếu tố quan trọng đánh giá khả năng đề phòng, vượt qua khủng hoảng của một ngân hàng. Nó được phản ánh qua nhiều yếu tố phụ như kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng quản trị rủi ro, khả năng quản lý nguồn nhân lực,… Tuy nhiên, xét theo mục tiêu và nội dung bài nghiên cứu khoa học, trong phần này nhóm nghiên cứu sẽ chỉ đề cập đến khả năng quản lý nguồn nhân lực: quy mô nguồn nhân lực và năng suất lao động.
a. Quy mô nguồn nhân lực
Nhân lực luôn là yếu tố then chốt tạo nên thành công cho ngân hàng. Cho dù một ngân hàng có nhiều chi nhánh đến đâu, hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại đi chăng nữa cũng khó có thể phát huy được hết sức mạnh nếu không có nguồn nhân lực đầy đủ về quy mô, xuất sắc về trình độ. Hơn nữa, quy mô nguồn nhân lực cũng có thể phản ánh một phần năng lực quản trị, điều hành của ban lãnh đạo. Vì xét cho cùng, sẽ chẳng có ngân hàng nào mở thêm chi nhánh hay thuê thêm nhân viên khi mà họ không thể quản lý nhân viên hay chi nhánh đó. Hãy xem xét quy mô nhân viên của 3 ngân hàng Vietcombank, Techcombank, SHB giai đoạn 2011-2013.
Từ biểu đồ, ta nhận thấy mặc dù 2 năm 2011, 2012 là năm sóng gió với nhân sự ngành ngân hàng khi rất nhiều ngân hàng tuyên bố cắt giảm nhân sự, cơ cấu lại hệ
39 thống. Tuy nhiên, xu hướng phát triền tăng dần quy mô của các ngân hàng là xu hướng tất yếu, do đó nhu cầu gia tăng nhân sự ngân hàng là không thể tránh khỏi. Do đó, những nhân viên bị cắt giảm thường là những nhân viên không đủ trình độ, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Ngân hàng vẫn luôn sẵn sàng tuyển những nhân viên trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu công việc. Bằng chứng rõ ràng đó là xu hướng tăng nhân sự vẫn tiếp tục mặc dù tỉ lệ tăng thấp hoặc giảm nhẹ rồi tiếp tục tăng trở lại.
b. Năng suất lao động
Đối với một công ty hay tổ chức nói chung và ngân hàng nói riêng, quy mô nguồn nhân lực chưa thể phản ánh đầy đủ năng lực quản trị điều hành vì quy mô lớn có thể là hệ thống cồng kềnh, phức tạp, quy mô nhỏ lại có thể là đơn giản, dễ hoạt động. Do đó, cần phải xét thêm yếu tố năng suất lao động để có thể phản ánh đầy đủ hơn năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng Việt Nam. Tiếp tục xem xét và so sánh năng suất lao động của các nhân viên 3 ngân hàng Vietcombank, Techcombank, SHB thông qua chỉ số bình quân doanh thu/ nhân viên và bình quân lợi nhuận/ nhân viên.
40 Từ 2 biểu đồ, dễ dàng nhận thấy năng suất lao động của 3 ngân hàng tăng dần theo quy mô. Điều này có thể giải thích là do ngân hàng càng lớn càng tạo được niềm tin đối với người dân và doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Như vậy, nếu muốn tăng năng suất lao động, ngân hàng có thể lựa chọn giải pháp mua bán, sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng khác.
Như vậy, có thể nhận thấy khả năng đề phòng, vượt qua khủng hoảng của hệ thống ngân hàng Việt Nam là tương đối yếu.Trong khi hệ thống ngân hàng lại là mạch máu của nền kinh tế, kinh doanh dựa trên niềm tin của người dân. Do đó, nếu xảy ra khủng hoảng dù chỉ là với một ngân hàng cũng có thể làm mất niềm tin của người dân vào hệ thống dẫn đến hiệu ứng domino khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
2.1.2. Tăng sức cạnh tranh của ngân hàng 2.1.2.1. Thị phần và hệ thống điểm giao dịch 2.1.2.1. Thị phần và hệ thống điểm giao dịch
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến 30/6/2013 nước ta có 2.447 chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại nhà nước, các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Như vậy, tính trung bình cứ 3.678 dân thì có một chi nhánh ngân hàng. Mặc dù số lượng chi nhánh của các ngân hàng trong nước chiếm tới 97,6% số lượng, nhưng trong tương lai, khi tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước có thể được nâng lên trên 50% và các ngân hàng nước ngoài
41 mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Các ngân hàng trong nước có thể sẽ là mục tiêu của các vụ mua bán sáp nhập xuyên quốc gia.Với ưu thế về vốn, trình độ quản lý, công nghệ, các ngân hàng nước ngoài sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với hệ thống ngân hàng trong nước. Đứng trước nguy cơ này, các ngân hàng trong nước cần liên kết lại với nhau thành những ngân hàng lớn, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, tránh cho thị trường tài chính trong nước rơi vào tay các ngân hàng, nhà đầu tư nước ngoài.
2.1.2.2. Hệ thống công nghệ
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ đi kèm với tiện ích, an toàn và bảo mật khi sử dụng các dịch vụ như Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, các dịch vụ thẻ,.... Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về tiện ích, an toàn, bảo mật của khách hàng, các ngân hàng không ngừng nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của mình theo kịp các chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh theo chuẩn quốc tế yêu cầu vốn đầu tư khá lớn và trình độ quản lý cao. Do đó, thường chỉ có các ngân hàng lớn mới có đủ năng lực để xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh. Ví dụ như hệ thống VCB Money của Vietcombank được nhiều ngân hàng nhỏ tham gia thiết lập kênh thanh toán điện tử song phương bên cạnh việc tham gia hệ thống thanh toán quốc gia của NHNN, sản phẩm “Thu chi hộ điện tử” của BIDV là sản phẩm công nghệ thông tin duy nhất lọt Top 10 “Sản phẩm Vàng Việt Nam 2012”, sản phẩm “ BIDV@Securities” được trao Giải Ba (giải cao nhất) của nhóm sản phẩm Công nghệ thông tin Thành công từ Ban tổ chức Giải thưởng Nhân tài đất Việt 2012,…
2.1.2.3. Giá trị thương hiệu
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là kinh doanh dựa trên niềm tin. Do đó, giá trị thương hiệu của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của người dân vào ngân hàng đó. Những bước phát triển của hệ thống ngân hàng thời gian qua đã dần dần tạo lập được những nhân tố mang tính cốt lõi của thương hiệu cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã quan tâm đến việc tạo dựng thương hiệu cho mình, như đã thay đổi logo, đã thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh, mục
42 tiêu, đã thiết lập hệ thống nhận diện thương hiệu thống nhất cho ngân hàng và các chi nhánh, đã xây dựng quy chế quản lý thương hiệu, đã thiết lập bộ phận đồ họa phục vụ mục đích truyền thông và nội dung nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, với việc hệ thống ngân hàng bao gồm nhiều ngân hàng nhỏ, giá trị thương hiệu mà những ngân hàng này tạo ra chưa thực sự tạo uy tín trên thị trường. Không phải ngẫu nhiên mà các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Techcombank, … thường xuyên nhận được các giải thưởng của các tạp chí về tài chính, ngân hàng uy tín trên thế giới. Ví dụ như Vietcombank nhận giải thưởng Top 1000 world banks 2012 (xếp hạng 536 trên 1000 ngân hàng tốt nhất thế giới 2012) của tạp chí The Banker, BIDV nhận giải Ngân hàng của năm (House of the year 2012) trong lĩnh vực quản trị rủi ro và kinh doanh các sản phẩm phái sinh của Tạp chí Asia Risks, Techcombank nhận giải Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2011 do tạp chí Asia Money bình chọn,… Đây đều là các ngân hàng có quy mô tương đối lớn, họ có điều kiện về vốn, nhân lực, trình độ để phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng tạo ấn tượng tốt với khách hàng, từ đó nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia quốc tế.
2.2. Một số thương vụ sáp nhập, hợp nhất, mua lại trong giai đoạn 2011-2013 2.2.1. Thương vụ hợp nhất giữa NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Đệ Nhất và 2.2.1. Thương vụ hợp nhất giữa NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Đệ Nhất và NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa
2.2.1.1. Khái quát về ba ngân hàng
NHTMCP Sài Gòn tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, có hội sở chính tại 242 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ