UFJ Holdings sáp nhập vào Mitsubishi Tokyo Financial Group

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 26 - 30)

1.6.3.1. Khái quát chung

UFJ Holdings

UFJ holdings, Mitsubishi Tokyo Financial Group (MTFG), Ngân hàng Sanwa, ngân hàng Tokai và Toyo Trust&Banking là những ngân hàng lớn của Nhật Bản. UFJ được cho là yếu kém nhất trong bốn ngân hàng trên. UFJ đã liên tục báo cáo kết quả kinh doanh với số lỗ lên tới hàng trăm tỉ yên trong 3 năm liên tiếp 2003, 2004, 2005.

Ban lãnh đạo của ngân hàng này đã phải từ chức và FSA đã yêu cầu ngân hàng phải chỉnh đốn các hoạt động kiểm soát đối nội và đệ trình một kế hoạch cắt giảm các khoản cho vay không có khả năng thanh toán của họ hiện đã lên đến 4 nghìn tỷ Yên, vượt quá mức 8% trị giá tài sản của nó. UFJ đã lập kế hoạch bán bộ phận uỷ

27 thác ngân hàng của mình cho Sumitomo Trust&Banking, coi đó là một cách để huy động vốn, nhưng cuối cùng họ đã không thực hiện ý tưởng này.

Bảng 1.6: Một số chỉ số tài chính của UFJ giai đoạn 2003-2005

3/2003 3/2004 3/2005 Tổng tài sản 80.207 82.134 82.554 Vốn chủ sở hữu 1.864,3 1.665,1 1.180,1 Lợi nhuận (608,9) (402,8) (554,5) ROE (%) (32,66) (24,19) (0,67) ROA (%) (0,76) (0,49) (46,99) Đơn vị: tỉ yên (Nguồn: UFJ holding’s annual report 2003, 2004, 2005)

Mitsubishi Tokyo Financial Group

MTFG là ngân hàng lớn thứ hai của Nhật Bản, có lãi ròng tới 560 tỷ yên. MTFG đang trong tình trạng tốt hơn nhiều UFJ. Họ đã cắt giảm được các khoản cho vay không có khả năng chi trả của mình xuống mức 2,9% trị giá tài sản, so với mức 6% của hai ngân hàng lớn khác.

1.6.3.2. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả Nguyên nhân sáp nhập

Thứ nhất, khủng hoảng kinh tế và nguyên nhân ảnh hưởng tới hệ thống ngân

hàng. Sau năm 1985, Nhật Bản theo đuổi chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng để đối phó với những lo ngại về suy thoái kinh tế gây ra bởi sự tăng giá mạnh của đồng yên, điều này tạo nên bong bóng giá tài sản. Sự sụp đổ bong bóng giá năm 1991 đã đẩy ngành ngân hàng vào khủng hoảng.

Thứ hai, cuộc khủng hoảng nợ xấu giai đoạn 1991 - 2004 đã tiêu tốn 96 nghìn

tỷ yên của các ngân hàng thương mại Nhật Bản. Trong giai đoạn khủng hoảng 2001-2002, Nhật Bản tiến hành nhiều vụ hợp nhất và sáp nhập ngân hàng, nhằm hoàn thành sớm và đầy đủ việc giải quyết nợ khó đòi ở các ngân hàng lớn, đồng thời giới hạn và thay đổi cơ chế hỗ trợ của ngân hàng. Nhằm cải tổ hệ thống tài

28 chính, Chính phủ Nhật Bản nhận định giải quyết nợ xấu trong hệ thống tài chính là vấn đề mấu chốt để tháo gỡ mọi khó khăn, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.

Thứ ba, vụ sáp nhập này được cho là sẽ tạo nên một ngân hàng lớn nhất thế

giới với trị giá tài sản lên tới 190 nghìn tỷ Yên (1,7 nghìn tỷ USD) bởi đây là vụ sáp nhập giữa hai trong bốn ngân hàng lớn của Nhật Bản. Trong khi UFJ được cho là nhỏ nhất và yếu kém nhất trong bốn ngân hàng nói trên thì khi sáp nhập với MTFG thì đây sẽ là ngân hàng mạnh nhất trong cả nhóm. MTFG đang quan tâm tới hoạt động kinh doanh cho vay lẻ của UFJ. Do những tiêu chuẩn tương đối cứng nhắc của Nhật Bản trong lĩnh vực cho vay doanh nghiệp, MTFG đang trong giai đoạn khó khăn, lợi nhuận của ngân hàng dừng lại ở mức khiêm tốn.

Diễn biến

Ngày 3/10/2005, ngân hàng lớn nhất thế giới đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Đó là tập đoàn ngân hàng Mitsubishi UFJ, kết quả của vụ sáp nhập hai ngân hàng Nhật Bản Mitsubishi Tokyo và UFJ Holdings.

Mitsubishi UFJ giờ đã trở thành một trong những tập đoàn tài chính mạnh nhất thế giới có số vốn lên tới 1.770 tỷ USD với 40 triệu khách hàng, vượt qua ngân hàng Citigroup của Mỹ về giá trị tài sản.

Mitsubishi UFJ có kế hoạch kiếm lợi bằng việc kết hợp mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài của Mitsubishi Tokyo và sức mạnh của UFJ trong việc phục vụ các khách hàng cá nhân, đặc biệt là ở miền Tây Nhật Bản. Trong các năm tiếp theo, Mitsubishi UFJ hoạt động mạnh mẽ và trở thành ngân hàng cho vay lớn nhất Nhật Bản.

29

1.6.3.3. Chỉ số tài chính của Mitsubishi UFJ sau khi sáp nhập

Bảng 1.7: Một số chỉ số tài chính của Mitsubishi UFJ giai đoạn 2008-2012

2012 2011 2010 2009 2008 Tổng tài sản 8.046,630 8.484,758 7.786 6.483 7.062 Tổng nợ 7.492,039 7.954,461 7.260 5.974 6.585 Vốn chủ sở hữu 554,6 530,3 519 509 477 Lợi nhuận ròng 30 36 35 38 55 ROA(%) 0,37 0,42 0,45 0,59 0,78 ROE(%) 5,4 6,79 6,74 7,47 11,53 Đơn vị: tỉ euro (Nguồn: Mitsubishi UFJ Financial Groups’s annual Report 2008, 2009, 2010, 2011, 2012)

1.6.3.4. Đánh giá và bài học kinh nghiệm. Đánh giá

Mitsubishi Tokyo sáp nhập được UFJ đồng nghĩa với việc được sở hữu một ngân hàng chuyên nghiệp trong việc cho vay tư nhân và công ty vừa và nhỏ ở thành phố Nagoya sôi động của Nhật Bản, còn Mitsubishi Tokyo thường làm ăn với các tập đoàn lớn có trụ sở tại Tokyo và đặc biệt với các công ty con của tập đoàn công nghiệp khổng lồ Mitsubishi. Vụ sáp nhập này được Chính phủ Nhật Bản ủng hộ hơn các vụ sáp nhập trước đó do có chủ trương M&A, vì trước kia hầu hết các vụ sáp nhập chỉ đơn thuần được coi là động thái để bảo vệ, do các ngân hàng muốn tìm kiếm sự an toàn trong quy mô mà không chú ý về mặt giá trị.

Tuy nhiên, việc sáp nhập này cũng gặp phải một số khó khăn là họ phải đối phó với các vấn đề như chi nhánh thừa, quá nhiều nhân viên quản lý và các chiến lược cho vay không đồng nhất về phương thức cho vay, dẫn đến số lượng lớn các khoản cho vay không hiệu quả cao, có sự khác biệt về cơ cấu và cách quản lý do Mitsubishi Tokyo có xu hướng truyền thống, bảo thủ trong khi UFJ thì ngược lại.

Thương vụ sáp nhập Mitsubishi Tokyo-UFJ đã tạo ra làn sóng M&A các ngân hàng ở nước này, lan sang cả ngân hàng nhỏ để nâng cao năng lực gia tăng hợp nhất về vốn và quy mô hoạt động nhằm tránh sự độc quyền của các ngân hàng lớn.

30

Bài học kinh nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, bất kì một vụ sáp nhập giữa 2 ngân hàng nào cũng cần phải dựa trên

việc nắm bắt được lợi thế cũng như những hạn chế của nhau, đồng thời cùng hướng đến tìm kiếm những lợi ích nhất định từ việc sáp nhập đó.

Thứ hai, sau quá trình sáp nhập, dù trở thành một tập đoàn tài chính lớn nhất

Nhật Bản như Mitsubishi UFJ cũng cần phải đề ra chiến lược hoạt động và phát triển lâu dài để tránh những vụ bê bối đáng tiếc.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 26 - 30)