Thương vụ hợp nhất giữa NHTMCP Phương Tây và Tổng công ty tà

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 50 - 54)

chính cổ phần Dầu khí Việt Nam

2.2.3.1. Khái quát về 2 bên

- NHTMCP Phương Tây (Western Bank): NHTM cổ phần Phương Tây, tiền thân là ngân hàng nông thôn Cờ Đỏ, hoạt động chủ yếu trên địa bàn thành phố Cần Thơ với số vốn điều lệ 320 triệu đồng. Ngày 05/06/2007, ngân hàng chính thức chuyển đổi sang mô hình NHTMCP theo quyết định số 1199QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước, với tên giao dịch tiếng Anh là Western Commercial Joint Stock Bank.

- Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC): Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, tiền thân là công ty tài chính dầu khí quốc gia Việt Nam. Ngày 22 tháng 08 năm 2007 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chuyển Công ty Tài chính Dầu khí thành Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, từ một công ty 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

2.2.3.2. Nguyên nhân sáp nhập

- Về phía Western Bank: Western Bank là ngân hàng được chuyển đổi từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với số vồn điều lệ ban đầu nhỏ, nên khi chuyển đổi sang mô hình NHTMCP, việc cam kết mức vốn điều lệ 3.000 tỷ là việc rất khó khăn. Đến năm 2011, Western Bank mới chính thức đáp ứng đủ vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng theo yêu cầu của NHNN. Các chỉ số tài chính của WB sau khi thực hiện chuyển đổi có nhiều dấu hiệu tốt, đặc biệt ấn tượng ở giai đoạn 2009-2011. Tuy nhiên, sang năm 2012, tình hình kinh doanh xuống dốc mạnh, ngân hàng chỉ báo lãi ở mức 36,5 tỷ đồng, tức là chỉ bằng 30% lợi nhuận năm trước, nợ xấu ở mức 7%. Nguyên nhân dễ nhận thấy là ngân hàng bị vướng vào món nợ của Vinashin và Vinalines lên tới khoảng 2.800 tỷ đồng.Tuy ngân hàng

51 vẫn đảm bảo được tính thanh khoản trong ngắn hạn nhưng về trung, dài hạn thì rất đáng lo ngại.

- Về phía PVFC: PVFC đang muốn chuyển đổi sang mô hình NHTM giúp họ có nhiều ưu thế hơn trong việc tiếp cận và huy động nguồn vốn từ khách hàng cá nhân. Thêm vào đó, thương vụ này cũng nằm trong lộ trình giảm tỉ lệ sở hữu tại các công ty con của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

2.2.3.3. Phân tích SWOT hai tổ chức

WesternBank PVFC

Điểm mạnh Khởi đầu từ các dự án cho vay vùng nông thôn, các dự án về nông nghiệp.

20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ.

Địa bản hoạt động tập trung ở khu vực phía Nam.

Tích cực đa dạng hóa nghiệp vụ bên cạnh nghiệp vụ cho vay truyền thống.

Là công ty tài chính nên PVFC có thế mạnh riêng về một số nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho thuê tài chính,...

Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu vào hàng lớn nhất trong số các công ty tài chính, có thế mạnh về mảng bán buôn.

Điểm yếu Quy mô nhỏ, ngân hàng gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỷ.

Ngân hàng hoạt động ở tầm địa phương là chủ yếu.

Không cạnh tranh được với các NHTM trong việc huy động vốn trên thị trường I. Chịu nhiều hạn chế do các quy định của NHNN về hoạt động của công ty tài chính .

52 hạn chế.

Có sự hậu thuẫn lớn từ Tổng công ty dầu khí Việt Nam, hai công ty Chứng khoán dầu khí và Công ty cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư tài chính Dầu khí sẽ trở thành công ty con của PVcombank.

Các dự án của ngành dầu khí cũng như các vụ thu xếp vốn cho các công ty trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ là mục tiêu mũi nhọn cho ngân hàng mới.

Quy mô ngân hàng mới vươn lên vị trí thứ 11 trong hệ thống, PVcombank có khả năng tiếp cận với khách hàng lớn, dự án trọng điểm.

Duy trì chiến lược bán lẻ với lượng khách hàng lớn là cán bộ nhân viên của các công ty trực thuộc PVN.

Thách thức Các tập đoàn nhà nước đang bị buộc thoái vốn khỏi các TCTD.

Đội ngũ nhân sự và số lượng chi nhánh chưa tương xứng với quy mô doanh nghiệp.

Tính cạnh tranh với các ngân hàng truyền thống là rất cao, ngay cả tại “sân nhà” PVN.

2.2.3.3. Diễn biến thương vụ:

- Cuối tháng 4/2012, PVFC và WesternBank tiến hành kí thỏa thuận nguyên tắc về việc tái cơ cấu WesternBank và hợp nhất ngân hàng

- Cuối tháng 4/2012 – 5/2012, hai bên tiến hành hoàn chỉnh các nội dung để án hợp nhất sơ bộ để xin chấp thuận chủ trương từ cổ đông Nhà nước của PVFC là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam NHNN, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan ban nghành.

53 - Cuối tháng 12/2012, Thủ tướng chấp thuận về chủ trương tái cơ cấu WesternBank và hợp nhất với PVFC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 16/3/2013, WesternBank tiến hành ĐHCĐ thường niên thông qua kế hoạch hợp nhất với PVFC.

- Ngày 18/5/2013, PVFC tiến hành ĐHCĐ thường niên thông qua phương án hợp nhất với WesternBank.

- Ngày 14/6/2013, NHNN có văn bản chấp thuận nguyên tắc hợp nhất PVFC và WesternBank.

- Ngày 8/9/2013, ĐHCĐ hợp nhất PVFC và Westernbank, tên của ngân hàng mới dự kiến sẽ là NHTMCP Đại chúng – PVcomBank

- Ngày 12/9/2013, NHNN đã có quyết định chính thức về việc hợp nhất giữa hai tổ chức và việc thành lập NHTMCP Đại chúng Việt Nam.

- Ngày 12/9/2013, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, thông báo về việc hủy niêm yết cổ phiếu của PVFC và hoán đổi cổ phiếu của PVFC và WesternBank thành cổ phiếu của PVVombank theo tỉ lệ 1:1.

2.2.3.4. Tình hình ngân hàng trước và sau khi sáp nhập

a. Tình hình kinh doanh (Xét theo NHTMCP Phương Tây)

Bảng 2.5: Một số chỉ số tài chính của WesternBank giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: tỉ đồng

2011 2012 2013

Tổng tài sản 20.551 15.123 100.874

Vốn chủ sở hữu 3.163 3.199 9.919

Lợi nhuận sau thuế 120,8 36,6 35,2

ROA (%) 0,59 0,24 0,034

ROE (%) 3,82 1,14 0,35

Lãi trên mỗi cổ phiếu (đồng/cổ phiếu)

424 122 39

Tỉ lệ nợ xấu (%) 1,30 7,26 5,06

54 PVcombank là ngân hàng mới nên báo cáo tài chính của ngân hàng chưa thể hiện chính xác hiệu quả của thương vụ này. Tuy nhiên, nhìn vào một vài chỉ số tài chính, dễ dàng nhận thấy PVcombank cũng đang bước đầu phải đối mặt với những khó khăn của một ngân hàng sau sáp nhập. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 39 tỷ đồng, giảm 4 lần so với năm 2012 và hơn 10 lần so với năm 2011. Các chỉ tiêu ROA, ROE thấp so với toàn hệ thống. Điểm sáng duy nhất là tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống mức 5% nhờ việc cơ cấu lại các khoản nợ cho vay Vinalines và Vinashin. Với quy mô tài sản tăng gấp 6 lần và vốn chủ sở hữu được bổ sung thêm 6.000 tỷ, PVcombank có nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai.

b. Bộ máy tổ chức

- Ban lãnh đạo của PVcombank: thành viên HĐQT bao gồm: Ông Nguyễn Đình Lâm (Chủ tịch HĐQT PVFC), Ông Vũ Huy An (Phó Chủ tịch PVFC), Ông Lê Minh Tuấn (Chủ tịch HĐQT Westernbank), Ông Trịnh Hữu Hiền (Thành viên HĐQT Westernbank), Ông Đoàn Minh Mẫn (Phó Tổng Giám đốc PVFC), Ông Nguyễn Khuyễn Nguồn (Thành viên Hội đồng quản trị PVFC), Ông Võ Trọng Thủy (Thành viên HĐQT độc lập Westernbank).

- Nguồn nhân lực: 2.188 người (cuối năm 2013).

- Mạng lưới hoạt động: 102 điểm giao dịch, 1 trụ sở chính, 30 chi nhánh, 67 phòng giao dịch và 4 quỹ tiết kiệm.

2.2.4. Thương vụ sáp nhập giữa NHTMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và NHTMCP Đại Á

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 50 - 54)