Một số thương vụ sáp nhập, hợp nhất, mua lại trong giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 42 - 46)

2.2.1. Thương vụ hợp nhất giữa NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Đệ Nhất và NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa

2.2.1.1. Khái quát về ba ngân hàng

NHTMCP Sài Gòn tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, có hội sở chính tại 242 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng TMCP Tân Việt được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH–GP ngày 22 tháng 08 năm 1992 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Hội sở chính tại 50-52 Phạm Hồng Thái, Phường Bến Thành, Quận 1 – Tp Hồ Chí Minh.

43 NHTMCP Đệ Nhất thành lập ngày 13/05/1993 với số vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng, đến năm 2011, Ficombank đã đạt được vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Trụ sở chính của Ficombank tọa lạc tại cao ốc 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5, Tp.HCM.

2.2.1.2. Nguyên nhân hợp nhất

Ba ngân hàng trên đều gặp khó khăn trong thanh khoản do việc dùng nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào đã ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ba ngân hàng này. Trước tình hình đó, ngân hàng Nhà nước đã phải hỗ trợ thanh khoản cho ba ngân hàng này. Đồng thời, ba ngân hàng có kế hoạch hợp nhất để hỗ trợ cho nhau và tạo ra một ngân hàng mới với sức cạnh tranh, năng lực tài chính và thị phần tốt hơn.

2.2.1.3. Phân tích SWOT 3 ngân hàng

SCB Ficombank TinNghiabank

Điểm mạnh Là ngân hàng có quy mô lớn nhất về tài sản và vốn chủ sở hữu. SCB đứng thứ 13 về quy mô TTS tính đến quý III/2011. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và cho vay ổn định.

Quy mô tài sản đứng thứ 18 trong 42 NHTMCP. Đang dần xây dựng được thương hiệu thể hiện qua việc lượng tiền gửi tăng rõ rệt.

Xác định chiến lược đúng đắn là tập trung phát triển theo mô hình bán lẻ.

Điểm yếu Tỷ lệ nợ xấu cao. Năng lực quản trị kém. Thị phần chủ yếu ở phía Nam. ROE thấp. Giới hạn ở hoạt động truyền thống là cho vay và bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn huy động. Ngân hàng nhỏ Hạn chế về số lượng chi nhánh và nhân sự.

44

Cơ hội Trở thành một trong những NHTMCP lớn, thị phần được mở rộng, tăng lợi thế cạnh tranh.

Các sản phẩm dịch vụ của hầu hết ngân hàng đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Đây là thương vụ hướng tới mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nên được NHNN tạo điều kiện thuận lợi cũng như nhận được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng BIDV.

Thách thức Thị trường phía Bắc có nhiều đặc điểm khác biệt so với địa bàn quen thuộc của ba ngân hàng.

Việc tăng đột ngột vốn chủ sở hữu có thể gây khó khăn cho ban lãnh đạo chưa có kinh nghiệm điều hành ngân hàng lớn.

2.2.1.4. Diễn biến

- 6/12.2011, NHNN chấp thuận về chủ trương hợp nhất 3 ngân hàng SCB, TinNghiabank và Ficombank

- 8/12/2011, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank) cùng công bố kế hoạch tổ chức ĐHCĐ bất thường vào ngày 15/12 này để thông qua các nội dung của kế hoạch hợp nhất.

- 15/12/2011, ĐHCĐ bất thường của 3 ngân hàng tự nguyên hợp nhất đã diễn ra thành công với tỷ lệ cổ đông đồng ý của SCB là 98%, TinNghiaBank đạt 96%

- 16/12/2011, Ngân hàng Nhà nước ra công văn số 9666/NHNN-TTGSNH về việc chấp thuận nguyên tắc hợp nhất 3 ngân hàng thành Ngân hàng Thương Mai cổ phần Sài Gòn ( SCB).

45

2.2.1.4. Tình hình ngân hàng trước và sau khi sáp nhập a. Tình hình kinh doanh (xét theo SCB)

Bảng 2.3: Một số chỉ số tài chính của SCB giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: tỉ đồng

2009 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản 60.182 54.492 - 149.205 181.018

Vốn chủ sở hữu 4.587 4.710 - 11.361 13.113

Lợi nhuận sau thuế 314 278 - 63,8 42,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãi trên mỗi cổ phiếu (đồng/cổ phiếu)

- 665 - 60 39

ROA(%) 0,57 0,46 - 0,04 0,02

ROE(%) 6,06 5,9 - 0,56 0,32

Nguồn: BCTC SCB năm 2009, 2010, 2012, 2013

Sau khi sáp nhập, các chỉ số tài chính của SCB đều xấu đi. Lợi nhuận trong hai năm liên tiếp của SCB giảm mạnh, từ 278 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2010 xuống còn hơn 60 tỷ đồng năm 2012 và tiếp tục giảm sâu xuống còn 42 tỷ đồng năm 2013. Các chỉ số ROA, ROE đều thấp, so với chính ngân hàng trong hai năm trước sáp nhập và so với ROA, ROE của nhóm các NHTMCP (lần lượt là 0,31% và 3,60%).

b. Bộ máy tổ chức

- Ban lãnh đạo: Chủ tịch HĐQT Bà Nguyễn Thị Thu Sương (nguyên Chủ tịch HĐQT Ficombank), Ông Vũ Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT TinNghiabank) làm Phó Chủ tịch HĐQT, Ông Uông Ngọc Ấn (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ficombank) làm thành viên HĐQT và giữ chức Tổng Giám đốc SCB,

46 Ông Lê Phương Hiền (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT SCB) giữ chức Trưởng ban Kiểm soát.

- Nguồn nhân lực: gần 4.000 người (cuối năm 2011).

- Mạng lưới hoạt động: khoảng 230 đơn vị trên cả nước.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 42 - 46)