Hà Nội
2.2.2.1. Khái quát về 2 Ngân hàng
- NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tên viết tắt SHB, được thành lập theo các Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QÐ-NHNN ngày 20/1/2006 và số 1764/QÐ-NHNN ngày 11/9/2006.
- NHTMCP Nhà Hà Nội: NHTMCP Nhà Hà Nội được thành lập từ năm 1989 theo quyết định số 6719– QD/UB ngày 31/12/1988 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0020/NH-GP ngày 6/6/1992.
2.2.2.2. Nguyên nhân sáp nhập
- Phía HBB: Các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu của Habubank gắn với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) là gánh nặng lớn nhất dẫn đến những khó khăn phải tính đến sáp nhập. Bên cạnh đó các khoản nợ chưa thu hồi được tại các TCTD khác cũng là lý do dẫn đến sáp nhập. Cụ thể, hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường của Habubank gặp phải những rủi ro tín dụng, trong đó có 270 tỷ đồng tiền gửi tại Công ty Tài chính Cao su và hơn 200 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu, Đệ Nhất, Tài chính Sông Đà và Tài chính Handico. Các khoản tiền gửi này hiện đều chưa thu hồi được.
- Phía SHB: Ngân hàng này có mô hình hoạt động tương xứng với HBB và cùng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Việc sáp nhập giữa SHB và HBB sẽ trở thành định chế có quy mô lớn, rút ngắn được thời gian 5 năm và chi phí trong chiến lược phát triển của SHB.
47
2.2.2.3. Phân tích SWOT 2 ngân hàng
Habubank SHB
Điểm mạnh
Có cổ đông chiến lược nước ngoài là Deutche bank AG – một ngân hàng tốt có quy mô toàn cầu, và có nhiều hợp tác kinh doanh chiến lược.
Habubank là ngân hàng TMCP đầu tiên ở Việt nam có bề dày hoạt động trên 20 năm có kinh nghiệm vượt qua những giai đoạn khó khăn của đất nước và của ngành
Habubank quan hệ đại lý với các ngân hàng ở hơn 100 nước và vùng lãnh thổ
Cổ đông lớn có Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) giúp ngân hàng có thể tham gia các dự án lớn trong ngành.
SHB có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, ban lãnh đạo, điều hành là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Có mục tiêu, chiến lược phát triển rõ ràng trong từng thời kì.
Điểm yếu Quy mô ngân hàng tương đối nhỏ
Mạng lưới ngân hàng mới chỉ tập trung vào một số tỉnh và thành phố lớn
SHB vẫn còn là một ngân hàng có quy mô trung bình trên thị trường Các sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh không cao.
Doanh thu vẫn dựa chủ yếu vào lãi cho vay, chi phí hoạt động vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí.
48
Cơ hội Hiện nay khối NHTMCP đang phát triển mạnh mẽ và dần chiếm được thị phần đáng kể so với khối NHTMNN.
Quy mô ngân hàng tăng giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thị trường ngân hàng bán lẻ còn nhiều tiềm năng phát triển. Thương vụ sáp nhập này với mục tiêu giải quyết khó khăn cho Habubank và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nên sẽ được NHNN hỗ trợ hoạt động sau sáp nhập.
Thách thức
Giải quyết khoản lỗ lũy kế 1.715 tỷ đồng của Habubank là thách thức rất lớn đối với SHB.
Việc tăng mạnh vốn chủ sở hữu có thể gây khó khăn cho ban lãnh đạo, điều hành chưa có kinh nghiệm quản lý một ngân hàng lớn. Các doanh nghiệp găp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát trong nước và quốc tế, dẫn đến giảm nhu cầu vốn do thu hẹp quy mô sản xuất
Yếu tố cạnh tranh khốc liệt hơn khi thị trường không chỉ dành riêng cho các tổ chức trong nước mà đã và sẽ có sự góp mặt của các định chế tài chính lớn mạnh nước ngoài.
2.2.2.3. Diễn biến thương vụ:
- Ngày 25/4/2012, Habubank công bố dự thảo đề án sáp nhập với SHB.
- Ngày 28/4/2012, Habubank họp Đại hội cổ đông thông qua đề án sáp nhập với SHB với 85% tỉ lệ cổ đông đồng ý.
- Ngày 5/5/2012, SHB họp Đại hội cổ đông thông qua đề án sáp nhập Habubank vào HB với 99,4% tỉ lệ cổ đông đồng ý.
- Ngày 15/6/2012, NHNN có văn bản châp thuận việc sáp nhập giữa Habubank và SHB
49
- Ngày 9/8/2012, SHB tổ chức họp báo công bố sáp nhập Habubank vào SHB.
- Ngày 17/8/2012, hủy niêm yết cổ phiếu của Habubank và thực hiện hoán đổi sang cổ phiếu của SHB với tỉ lệ 1 HBB = 0,75 SHB.
2.2.2.4. Tình hình ngân hàng trước và sau khi sáp nhập a. Tình hình hoạt động kinh doanh (xét theo SHB)
Bảng 2.4: Một số chỉ số tài chính của SHB giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: tỉ đồng
2011 2012 2013
Tổng tài sản 70.989 116.538 143.626
Vốn chủ sở hữu 5.830 9.506 10.356
Tổng nợ 65.158 107.029 133.267
lợi nhuận sau thuế 753 26 850
Lại trên mỗi cổ phiếu (đồng/cổ phiếu)
1.745 33 959
ROA (%) 1,06 0,02 0,59
ROE (%) 12,91 0,27 8,21
Tỉ lệ nợ xấu (%) 2,23 8,81 5,69
Nguồn: BCTN SHB giai đoạn 2011 - 2013
Sau quá trình sáp nhập, tổng tài sản của SHB năm 2012 tăng thêm 4.549 tỷ đồng. Tuy nhiên, do phải giải quyết khoản lỗ lũy kế của Habubank nên lợi nhuận sau thuế của SHB giảm mạnh từ 753 (2011) tỷ đồng xuống 26 tỷ đồng (2012) đồng thời các chỉ số lãi trên mỗi cổ phiếu, khả năng sinh lời trên tổng tài sản, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng giảm một cách đáng kể. Sau những khó khăn, thách thức của năm 2012, đến năm 2013, bộ máy tổ chức của SHB đã dần đi vào ổn địnhvà các chỉ số tài chính đều được phục hồi. Đặc biệt tỉ lệ nợ xấu đã giảm một cách rõ rệt từ 8,81% (2012) xuống 5,69 % (2013).
b. Bộ máy tổ chức
- Ban lãnh đạo của SHB gồm 22 người được giữ nguyên, bổ nhiệm thêm cựu giám đốc điều hành của Habubank làm phó tổng giám đốc SHB.
50
- Nguồn nhân lực: Tổng số nhân viên sau sáp nhập là 4.868 người (cuối năm 2012).
- Mạng lưới hoạt động: 1 trụ sở chính, 48 chi nhánh (bao gồm 2 chi nhánh ở nước ngoài), 168 phòng giao dịch và 10 quỹ tiết kiệm.