Tăng sức cạnh tranh của ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 40 - 42)

2.1.2.1. Thị phần và hệ thống điểm giao dịch

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến 30/6/2013 nước ta có 2.447 chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại nhà nước, các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Như vậy, tính trung bình cứ 3.678 dân thì có một chi nhánh ngân hàng. Mặc dù số lượng chi nhánh của các ngân hàng trong nước chiếm tới 97,6% số lượng, nhưng trong tương lai, khi tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước có thể được nâng lên trên 50% và các ngân hàng nước ngoài

41 mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Các ngân hàng trong nước có thể sẽ là mục tiêu của các vụ mua bán sáp nhập xuyên quốc gia.Với ưu thế về vốn, trình độ quản lý, công nghệ, các ngân hàng nước ngoài sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với hệ thống ngân hàng trong nước. Đứng trước nguy cơ này, các ngân hàng trong nước cần liên kết lại với nhau thành những ngân hàng lớn, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, tránh cho thị trường tài chính trong nước rơi vào tay các ngân hàng, nhà đầu tư nước ngoài.

2.1.2.2. Hệ thống công nghệ

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ đi kèm với tiện ích, an toàn và bảo mật khi sử dụng các dịch vụ như Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, các dịch vụ thẻ,.... Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về tiện ích, an toàn, bảo mật của khách hàng, các ngân hàng không ngừng nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của mình theo kịp các chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh theo chuẩn quốc tế yêu cầu vốn đầu tư khá lớn và trình độ quản lý cao. Do đó, thường chỉ có các ngân hàng lớn mới có đủ năng lực để xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh. Ví dụ như hệ thống VCB Money của Vietcombank được nhiều ngân hàng nhỏ tham gia thiết lập kênh thanh toán điện tử song phương bên cạnh việc tham gia hệ thống thanh toán quốc gia của NHNN, sản phẩm “Thu chi hộ điện tử” của BIDV là sản phẩm công nghệ thông tin duy nhất lọt Top 10 “Sản phẩm Vàng Việt Nam 2012”, sản phẩm “ BIDV@Securities” được trao Giải Ba (giải cao nhất) của nhóm sản phẩm Công nghệ thông tin Thành công từ Ban tổ chức Giải thưởng Nhân tài đất Việt 2012,…

2.1.2.3. Giá trị thương hiệu

Hoạt động kinh doanh ngân hàng là kinh doanh dựa trên niềm tin. Do đó, giá trị thương hiệu của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của người dân vào ngân hàng đó. Những bước phát triển của hệ thống ngân hàng thời gian qua đã dần dần tạo lập được những nhân tố mang tính cốt lõi của thương hiệu cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã quan tâm đến việc tạo dựng thương hiệu cho mình, như đã thay đổi logo, đã thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh, mục

42 tiêu, đã thiết lập hệ thống nhận diện thương hiệu thống nhất cho ngân hàng và các chi nhánh, đã xây dựng quy chế quản lý thương hiệu, đã thiết lập bộ phận đồ họa phục vụ mục đích truyền thông và nội dung nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, với việc hệ thống ngân hàng bao gồm nhiều ngân hàng nhỏ, giá trị thương hiệu mà những ngân hàng này tạo ra chưa thực sự tạo uy tín trên thị trường. Không phải ngẫu nhiên mà các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Techcombank, … thường xuyên nhận được các giải thưởng của các tạp chí về tài chính, ngân hàng uy tín trên thế giới. Ví dụ như Vietcombank nhận giải thưởng Top 1000 world banks 2012 (xếp hạng 536 trên 1000 ngân hàng tốt nhất thế giới 2012) của tạp chí The Banker, BIDV nhận giải Ngân hàng của năm (House of the year 2012) trong lĩnh vực quản trị rủi ro và kinh doanh các sản phẩm phái sinh của Tạp chí Asia Risks, Techcombank nhận giải Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2011 do tạp chí Asia Money bình chọn,… Đây đều là các ngân hàng có quy mô tương đối lớn, họ có điều kiện về vốn, nhân lực, trình độ để phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng tạo ấn tượng tốt với khách hàng, từ đó nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia quốc tế.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 40 - 42)