Dự báo xu hướng M&A

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 64 - 65)

Trong giai đoạn 2014-2016, có thể dự đoán một số xu hướng M&A trong ngành thông qua một vài động thái gần đây của một số ngân hàng.

Xu hướng thứ nhất: Các ngân hàng lớn muốn tìm một đối tác nhỏ hơn để lấn

sân sang lĩnh vực khác. Tiêu biểu là khối ngân hàng nhà nước với hai ông lớn Vietinbank, Vietcombank hiện đang có ý định tìm kiếm đối tác sáp nhập. Có thể họ đang muốn đấy mạnh lĩnh vực bán lẻ, vốn là thị trường trước nay chỉ có các ngân hàng TMCP theo đuổi.

Xu hướng thứ hai: Các ngân hàng trong khối thương mại sáp nhập với nhau

nhằm cạnh tranh với khối thương mại cổ phần nhà nước. Đây hoàn toàn có thể là một bước tiến quan trọng trong việc tạo lập một thị trường cạnh tranh hoàn hảo cho ngành ngân hàng. Nếu các ngân hàng “top” đầu của khối thương mại cổ phần tiến hành sáp nhập, khả năng cạnh tranh của họ với các ngân hàng nhà nước, vốn bị đánh giá là bộ máy kém năng động và linh hoạt, sẽ tăng lên đáng kể. Điển hình là

65 sau khi sáp nhập với Southernbank, Sacombank sẽ trở thành ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất trong khối TMCP chỉ đứng sau 4 ngân hàng có vốn nhà nước.

Xu hướng thứ ba: Việc M&A sẽ mở rộng giữa các ngân hàng và các tổ chức

phi ngân hàng. Sau thương vụ giữa Westernbank và PVFC, có thể thấy việc các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng là một lựa chọn đối tác tốt cho ngân hàng để tiến hành M&A. Các tổ chức tài chính này có thế mạnh ở một số nghiệp vụ như thu xếp vốn, cho vay tiêu dùng, đầu tư chứng khoán, cũng là một kênh M&A mà các ngân hàng có thể cân nhắc.

Xu hướng thứ tư: các thương vụ M&A có thể có thêm yếu tố nước ngoài.

Trong bối cảnh kinh tế đang phục hổi, các ngân hàng bắt đầu thoát ra khỏi tình trạng khó khăn. Nhu cầu sáp nhập, hợp nhất sẽ giảm đi thay vào đó là các thương vụ mua lại các ngân hàng. Tuy nhiên, các thương vụ mua lại ngân hàng luôn cần một lượng vốn rất lớn. Đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đó sẽ là một thách thức không nhỏ ngay cả với các ngân hàng lớn. Nếu có thêm nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thương vụ, với tiềm lực tài chính lớn sẽ giúp các ngân hàng giải quyết bài toán thiếu vốn khi mua lại. Do đó, trong tương lai, Nghị định 01/2014/NĐ-CP có thể sẽ tiếp tục được sửa đổi theo hướng gia tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 64 - 65)