5. Kết cấu của đề tài
1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý kinh doanh của ABBank
Từ những tình hình khủng hoảng về tài chính của các nước trên thế giới đã tác động trực tiếp đến các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ABBank nói riêng, đồng thời thông qua hoạt động quản lý kinh doanh của bản thân ngân hàng mình trong thời gian qua, ABBank cũng rút ra được một số điểm cần chú ý như:
- ABBank cần phải có đội ngũ tham mưu, dự báo tình hình biến động của thị trường trong nước và quốc tế một cách kịp thời và đề ra những giải pháp để chuẩn bị đối phó với những tình hình khó khăn chung.
- Ban lãnh đạo phải có một chiến lược kinh doanh phát triển đúng hướng và bền vững trong mọi hoàn cảnh không thể tăng trưởng nóng vội sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- ABBank luôn xem trọng việc tính toán dự trữ đủ đảm bảo tính thanh khoản của toàn hệ thống, không thể để xảy ra một sai sót nào trong tình hình khó khăn chung của thị trường tiền tệ. Thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản, căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm nhiều cấp độ từ thấp đến cao và định rõ các loại thanh khoản trong mỗi cấp độ. ABBank cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, các bộ phận và nhân viên. Ngân hàng dựa trên những cơ sở dữ liệu quá khứ và định hướng hoạt động, xem xét và tính toán nhu cầu thanh khoản ở từng
thời điểm để thực hiện dự trữ hợp lý, hạn chế lãng phí vốn, giảm lợi nhuận của ngân hàng, xây dựng danh mục đầu tư hợp lý giữa các tài sản đầu tư có khả năng chuyển đổi nhanh sang tiền mặt với chi phí thấp. Điểm cốt lõi chính là hiệu quả quản lý tài sản, cơ chế hoạt động, điều hành công khai minh bạch, ổn định, tránh tạo cú sốc rút tiền đồng loạt, dự báo nhu cầu rút tiền của khách hàng trong từng thời kỳ để có thể chủ động thu xếp nguồn vốn chi trả theo yêu cầu. Theo dõi giám sát các chỉ số thanh khoản tuân thủ các quy định của NHNN và các quy định nội bộ của ABBank; thực hiện dự trữ bắt buộc, tuân thủ quy định về việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư trung; dài hạn, thực hiện tốt các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Kế hoạch và thực hiện tốt việc xây dựng quỹ, lượng tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại NHNN,…hoạt động huy động từ thị trường tiền tệ liên ngân hàng, các giấy tờ có giá trị có thể chuyển đổi thành tiền mặt...
- Xây dựng báo cáo phân tích độ lệch lãi suất giúp ban lãnh đạo ngân hàng theo dõi và dám sát kịp thời trạng thái thanh khoản của toàn hệ thống. Đồng thời xây dựng hệ thống hạn mức và hệ thống cảnh báo sớm, cũng như chiến lược quản lý tính thanh khoản hợp lý.
- Chiến lược phát triển tín dụng luôn đảm bảo theo đúng cơ chế của ABBank và những quy định của pháp luật.
- Đầu tư những giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng có uy tín, trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc… để dự trữ tình huống khó khăn sẽ được tái chiết khấu các giấy tờ có giá để chuyển thành tiền mặt nhằm xử lý thanh khoản cho những tình hình biến động tài chính khi cần thiết.
- Phát triển mối quan hệ chặt chẻ với các cổ đông chiến lược trong nước và quốc tế tạo thành một thế đứng vững chắc, nhằm hỗ trợ tài chính qua lại khi ngân hàng gặp khó khăn tạm thời.
- Cải thiện hệ thống thông tin, báo cáo quản trị thanh khoản nhằm cung cấp kịp thời các thông tin về chuyển dịch tài sản hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
- Xây dựng kế hoạch dự phòng ba cấp độ để đối phó với các trường hợp khẩn cấp.
- Kinh doanh tiền tệ là hết sức nhạy cảm, nó mang tính hệ thống vì vậy cần liên kết với nhau như hiệp hội ngân hàng để cùng nhau đối phó với những tình huống xấu có thể xảy ra, do tác động của nền kinh tế đất nước bị làm phát như hiện nay. Nó sẽ gây ra những khó khăn thanh khoản chung đối với các ngân hàng thương mại.
* * *
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu lên một cách khái quát về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng, những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM dựa trên chính những đặc điểm của các NHTM và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM.
Cơ sở lý luận ở trên là tiền đề để phân tích năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần AN BÌNH trong Chương 2, kể từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần AN BÌNH trong Chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH TỪ KHI CHUYỂN ĐỔI
MÔ HÌNH TỪ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN THÀNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
2.1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn An Bình thương mại cổ phần nông thôn An Bình
Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn An Bình (ABBank), hoạt động theo giấy phép số 059066 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 17 tháng 5 năm 1993.
ABBank đi vào hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo chủ trương của Chính phủ, đây là giai đoạn đổi mới và thực hiện pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã và Công ty tài chính, vốn điều lệ ban đầu của ABBank là 1 tỷ đồng Việt Nam. Mạng lưới hoạt động của ABBank chỉ có một trụ sở chính đặt tại: Số 138 Hùng Vương, Thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, với tổng số cán bộ công nhân viên hơn 10 người, đối tượng khách hàng chủ yếu của ABBank là các hộ nông dân, mục đích cho vay là chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển cũng như với mong muốn ABBank, tháng 3 năm 2002 ABBank tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư.
Ngày 07 tháng 9 năm 2005, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã chính thức ký Quyết định số 1333/QĐ-NHNN chấp thuận chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn An Bình thành Ngân
hàng thương mại cổ phần An Bình, đó là cái mốc ghi lại một giai đoạn phát triển vượt bậc của ABBank. Để đánh dấu sự kiện này ABBank đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 165 tỷ, tăng gấp 165 lần so với vốn đầu tư ban đầu, đồng thời mạng lưới đã được mở rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, là tiền đề nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu “cần và đủ” để phục vụ cho nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ năm 2006, thực hiện các định hướng phát triển chiến lược dài hạn cùng với các điều chỉnh linh hoạt kịp thời phù hợp với tình hình thị trường, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank) đã phối hợp với các thành viên khác của tập đoàn tài chính ABBank (gồm Công ty chứng khoán An Bình và Công ty quản lý quỹ An Bình), tiếp tục khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, tăng vốn điều lệ lên 586% (từ 165 tỉ đồng lên 1.131.951 tỉ đồng), phát triển mạnh mẽ để trở thành một trong các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, trở thành một trong mười ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Với sự hỗ trợ của các cổ đông chiến lược là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với tỉ lệ vốn góp 30%; Tổng công ty tài chính dầu khí (PVEC), Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco), ABBank đã tiếp tục có sự phát triển vượt bậc về mạng lưới, quy mô, đội ngũ nhân sự và thể chế. ABBank đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới mang lại rất nhiều tiện ích để phục vụ khách hàng. Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBank bao gồm: Nhóm khách hàng doanh nghiệp, Nhóm khách hàng cá nhân và Nhóm khách hàng đầu tư. Với mỗi nhóm khách hàng, ABBank luôn đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ mang lại lợi ích cao và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Sang năm 2009, ABBank đã thành công trong việc đảm bảo an toàn hệ thống và thanh khoản, mở rộng mạng lưới và tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển bền vững. Đây cũng là năm thành công của ABBank trong việc thực
hiện cam kết với cổ đông chiến lược trong đó có Maybank. Sự hợp tác chiến lược còn thể hiện trong các chương trình như quản lý rủi ro, quản lý nghiệp vụ, đào tạo, công nghệ thông tin, nguồn vốn và thanh toán quốc tế. Và ABBank đã tạo được hình ảnh và vị thế vững chắc trên thị trường tài chính ngân hàng, đảm bảo hoạt động an toàn, tăng trưởng bền vững, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động.
2.1.2. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình từ khi chuyển đổi mô hình từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần
2.1.2.1. Cơ hội cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
Sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công Hội nghị APEC và bình thường hóa quan hệ vĩnh viễn với Hoa Kỳ, nền kinh tế Việt nam đã được dự báo sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới. Cùng với môi trường chính trị pháp luật ổn định, môi trường kinh doanh của Việt nam ngày càng dễ dàng và thông thoáng hơn, tự chủ hơn, thương mại hơn. Hệ thống pháp luật của Việt nam đã được sửa đổi và ngày càng hoàn thiện hơn sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc cải cách ngân hàng cũng như chủ trương cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh được tiến hành nhanh chóng nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại đáp ứng được những thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc tăng quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo hoạt động của các ngân hàng thương mại theo các nguyên tắc thị trường.
Hội nhập kinh tế mở ra cơ hội tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ để phát triển kinh tế tránh tụt hậu. Các ngân hàng thương mại, trong đó ABBank có điều kiện trao đổi hợp tác tiếp cận công nghệ và tận dụng những kinh nghiệm chuyên sâu hơn về các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản lý tài sản có và công nợ, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng,
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. Từ đó phát huy lợi thế so sánh của mình, tăng cường khả năng cạnh tranh thị trường trong nước cũng như quốc tế, nâng cao vị thế thương hiệu của ABBank, cơ hội để mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh của mình rộng khắp cả nước, từng bước đưa ngân hàng hoạt động năng động, an toàn, hiệu quả phù hợp với phương châm của ABBank “Trao giải pháp tặng nụ cười”.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt nam với sự đa dạng về các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, đặc biệt đối với khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển nhanh từ sau khi Luật doanh nghiệp ra đời. Số lượng các doanh nghiệp mới thành lập đã tăng lên nhanh chóng và dự kiến đạt con số 500.000 doanh nghiệp vào cuối năm 2010 có thể nói là thành phần kinh tế mà các ngân hàng quan tâm tới.
Trong hoạt động tín dụng, việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thanh toán và cho vay dành cho các doanh nghiệp và chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mọi thành phần kinh tế đối với ngân hàng sẽ phân tán rủi ro, đồng thời nếu thỏa thuận được lãi suất cho vay cao sẽ tạo thêm lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại. Trong tương lai nguồn thu từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chiếm tỷ trọng lớn cho các ngân hàng trẻ và năng động như ABBank. Xây dựng mối quan hệ chia sẻ lợi ích và phát triển với các khách hàng tiềm năng này, trong khi các doanh nghiệp lớn vẫn giữ mối quan hệ truyền thống với các ngân hàng thương mại quốc doanh là hoạt động cần thiết đối với các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung và đối với ABBank nói riêng.
2.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBank từ năm 2007 – 2009
Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBank từ năm 2007 – 2009 được thể hiện qua các bảng số liệu sau đây:
Bảng 2.1. Doanh thu của Ngân hàng từ 2007 - 2009 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Thu từ lãi 1.102.1401.492.284 1.646.999 390.144 35,40 154.715 10.37 Thu ngoài lãi 15.247 45.785 111.483 30.538 200 65.698 143,49
Tổng doanh thu 1.117.3871.538.069 1.758.482 420.682 37,65 220.413 14,33
(Nguồn:ABBANK)
- Tổng doanh thu từ lãi năm 2007 là 1.102.140 triệu đồng; năm 2008 là 1.492.280 triệu đồng tăng 390.144 triệu đồng tương đương 35,40% so với năm 2007; năm 2009 là 1.646.999 triệu đồng đạt 10,37% so với năm 2008.
- Tổng thu ngoài lãi năm 2007 là 15.247 triệu đồng; năm 2008 là 45.785 triệu đồng, tăng 200% so với năm 2007. Năm 2009 là 111.483 triệu đồng, tăng 143,49% so với năm 2008.
- Tổng doanh thu năm 2007 là 1.117.387 triệu đồng; năm 2008 đạt 1.538.069 triệu đồng, tăng 420.682% so với năm 2007; năm 2009 đạt 1.758.482 triệu đồng tăng 14,33% so với năm 2008.
Bảng 2.2. Chi phí của Ngân hàng từ 2007 - 2009
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm
2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Chi từ lãi 441.682 1.223.980 957.497 782.288 177,12 (266.483) (21,77) Chi ngoài lãi 9.687 24.001 23.577 14.314 147,76 (424) (1,76)
Tổng chi phí 451.369 1.247.971 981.074 796.602 176,49 (266.907) (21,38)
(Nguồn:ABBANK)
- Tổng chi từ lãi năm 2007 là 441.682 triệu đồng; năm 2008 là 1.223.980 triệu đồng tăng 177,12% so với năm 2007; năm 2009 là 957.497 triệu đồng giảm 21,77 % so với năm 2008.
- Tổng chi ngoài lãi năm 2007 là 9.687 triệu đồng; năm 2008 là 24.001 triệu đồng tăng 147,76% so với năm 2008. Năm 2009 là 23.577 triệu đồng, giảm 1,76% so với năm 2008.
- Tổng chi phí năm 2007 là 451.369 triệu đồng; năm 2008 đạt 1,247.971 triệu đồng tăng 176,49% so với năm 2007. Năm 2009 là 981.074 triệu đồng, giảm 21,38% so với năm 2008.
Bảng 2.3. Lợi nhuận của Ngân hàng từ 2007 - 2009
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%)
Lợi nhuận trước thuế 230.766 65.414 412.615 (165.352) (71,65) 347.201 530,8 Thu nhập doanh nghiệp 69.017 15.718 100.968 (53.299) (77,23) 85.250 542,4 Lợi nhuận sau thuế 161.749 49.696 311.647 (112.053) (69,27) 261.951 527,1
(Nguồn từ ABBANK)
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 -2009
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tổng giá trị tài sản 17.174.117 13.494.125 26.518.084 (3.689.992) (21,48) 13.023.959 96,52 Tổng vốn huy động 14.478.551 9.317.517 21.336.045 (5.161.034) (35,65) 12.018.528 128,99