Giải pháp phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 76 - 79)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.2.Giải pháp phòng ngừa rủi ro

Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro, để có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, ABBANK cần áp dụng các biện pháp sau:

3.2.2.1. Phân tích, đánh giá chính xác khách hàng vay vốn

Phân tích đánh giá chính xác khách hàng là một trong những biện pháp quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư thể hiện qua 4 nội dung sau:

Một là, đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng: nhằm rằng buộc

trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngân hàng. Xác định tính hợp lý của khách hàng chính là cơ sở để ký kết và thực hiện các hợp đồng tín dụng. Đánh giá năng lực pháp lý của doanh nghiệp trên một số mặt sau:

 Quyết định thành lập doanh nghiệp;

 Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp;  Giấy phép kinh doanh giấy phép hành nghề;

 Vốn điều lệ và vốn kinh doanh của doanh nghiệp;

 Tài sản riêng độc lập thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp;

 Tình hình thực hiện các văn bản quy định của Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Hai là, đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh

đạo doanh nghiệp; vị trí của người lãnh đạo điều hành trong doanh nghiệp quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp có thể đánh giá trên một số khía cạnh sau:

 Phân tích năng lực trình độ chuyên môn như: Công việc của người lãnh đạo được phân công có phù hợp với chuyên môn của họ không; Khả năng hoạch định chính sách của người lãnh đạo trong kinh doanh thông qua các chiến lược về sản phẩm về thị trường, về chiến lược khách hàng, về định hướng phát triển của doanh nghiệp; Phân tích năng lực tổ chức quản lý điều hành thông qua các tiêu chí về tổ chức sắp xếp lao động, cách thức hoạch toán, quyết toán tài chính hàng năm, phân tích các phương án sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm…

 Đánh giá xác định uy tín, vị trí của người lãnh đạo điều hành về khả năng điều hành doanh nghiệp để từ đó ABBANK xác định được mức vốn đầu tư cho doanh nghiệp bao nhiêu thì phù hợp.

Ba là, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, nhằm giúp cho ngân

hàng nắm được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được thực trạng và triển vọng về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Bốn là, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp,

nhằm xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường, để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

3.2.2.2. Phân tán rủi ro

nhà đầu tư với nhau, như không tập trung vốn vay vào một khách hàng, hoặc một lĩnh vực đầu tư, ABBANK phải đa dạng hóa loại hình cho vay và đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư.

3.2.2.3. Sử dụng các đảm bảo chắc chắn

ABBANK cần lựa chọn một hình thức đảm bảo phù hợp với yêu cầu của một khoản vay đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm bảo đảm tại thời điểm vay vốn.

- Đối với đảm bảo bằng tài sản: ABBANK phải xác định chính xác được quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính lưu thông và sự tồn tại thực tế của tài sản đối với người vay tiền. Cần lưu ý thời hạn sử dụng của tài sản đảm bảo lớn hơn thời hạn vay vốn.

- Đối với đảm bảo bằng bảo lãnh, ABBANK phải xác định chính xác năng lực pháp lý, năng lực tài chính, uy tín và trách nhiệm của người bảo lãnh.

3.2.2.4. Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội

Tình hình tài chính tiền tệ có liên quan đến việc xây dựng chính sách tín dụng. Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo sự an toàn cho hoạt động đầu tư của ABBANK, nghiên cứu tình hình tài chính trên các mặt sau:

- Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, các diễn biến của thị trường vốn, quan hệ cung cầu của vốn đầu tư…

- Diễn biến về sự biến động của giá vàng trên thị trường qua đó xác định hệ số rủi ro cấu thành trong lãi suất đầu tư của ABBANK.

Lãi suất cho vay = lãi suất cơ bản + hệ số rủi ro

Hệ số rủi ro trong cho vay trung và dài hạn lớn hơn cho vay ngắn hạn.

3.2.2.5. Nắm bắt thông tin rủi ro về khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thông qua báo cáo tài chính mà doanh nghiệp thường xuyên phải cung cấp cho ABBANK.

thông qua trị trường hoặc thông qua thông tin của các cơ quan pháp luật...

- Thông qua trung tâm tín dụng hoặc cũng có thể thông qua hội nghị khách hàng, thông qua quan hệ bạn hàng…

Việc nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin về khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có được những chiến lược kinh doanh phù hợp và hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất.

3.2.2.6. Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ

Công tác kiểm soát nội bộ hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý kịp thời các phạm vi trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của ABBANK. Phải kiểm tra chặt chẻ cơ sở pháp lý khi thiết lập quan hệ giữa ABBANK với doanh nghiệp để bảo vệ cho ABBANK trước pháp luật.

Nội dung kiểm toán nội bộ hoạt động kinh doanh gồm:

- Kiểm tra việc chấp hành quá trình cho vay vốn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay.

- Kiểm tra hồ sơ vay để đánh giá những khoản đã cho vay có cần bổ sung, chỉnh sửa gì không.

- Phân tích đánh giá chất lượng của các khoản cho vay để làm cơ sở chắc chắn cho những khoản vay tiếp theo.

- Tiến hành phân loại hồ sơ, tổ chức kiểm tra chéo áp dụng các biện pháp cụ thể về xử lý các khoản nợ có vấn đề, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, giám sát việc thực hiện hiệu quả quá trình đầu tư vốn.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 76 - 79)