5. Kết cấu của đề tài
3.2.9. Giải pháp về công tác kiểm tra nội bộ
Xuất phát từ công tác kiểm toán nội bộ là khâu hết sức quan trọng trong ngành ngân hàng vì nó có tác dụng ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro có thể xảy ra trong ngân hàng (rủi ro tín dụng, rủi ro thất thoát tài sản) một cách khách quan hay chủ quan (các hành vi trục lợi, cố ý làm trái, gian lận trong ngành ngân hàng). Công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tốt sẽ gián tiếp giúp ngân hàng tăng lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Hiện tại công tác kiểm toán nội bộ tại mỗi chi nhánh của ABBANK vẫn chưa phát huy được hết vai trò của mình và còn tồn tại những bất cập, những bất cập của bộ phận kiểm toán nội bộ xuất phát một phần là do cơ chế quản lý và điều hành của ABBANK, cụ thể là:
- Dù là bộ phận mang tính chất độc lập nhưng cán bộ kiểm toán nội bộ lại tồn tại chính tại ngân hàng đó và dường như bị chi phối bởi Ban lãnh đạo của chi nhánh đó, vì vậy những hoạt động của họ không còn mang tính khách quan nữa.
- Nguyên tắc cán bộ kiểm toán nội bộ của ngân hàng phải là những cán bộ giỏi về nghiệp vụ ngân hàng, am hiểu về qui định của pháp luật và những qui định của ngân hàng. Thế nhưng trên thực tế, bộ phận kiểm toán nội bộ vẫn chưa thật sự đạt được những yêu cầu đó. Điều này cũng dễ hiểu, vì với chế độ quản lý nhân sự hiện tại của ABBANK thì làm sao tìm được những người đáp ứng những điều kiện trên về làm việc và cống hiến. Do vậy, để khắc phục những tồn tại trên, và góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ ngày càng trở thành trợ thủ đắc lực cho hội đồng quản trị, ban lãnh đạo chúng ta cần phải có những chế độ cho người làm công tác kiểm toán nội bộ tại chi nhánh nhằm chiêu dụ những cá nhân đủ tiêu chuẩn làm việc và gắn bó lâu dài với ABBANK, chuyển bộ phận kiểm toán nội bộ của chi nhánh về một cơ quan đầu não khác như phòng vùng, miền. Ngoài ra, đối với từng lĩnh vực hoạt động của ngân hàng cần xây dựng bằng văn bản qui định các qui trình cụ thể, để nhân viên kiểm soát dễ dàng kiểm soát trong quá trình tác nghiệp.