Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.1.Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng

thương mại cổ phần nông thôn An Bình

Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn An Bình (ABBank), hoạt động theo giấy phép số 059066 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 17 tháng 5 năm 1993.

ABBank đi vào hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo chủ trương của Chính phủ, đây là giai đoạn đổi mới và thực hiện pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã và Công ty tài chính, vốn điều lệ ban đầu của ABBank là 1 tỷ đồng Việt Nam. Mạng lưới hoạt động của ABBank chỉ có một trụ sở chính đặt tại: Số 138 Hùng Vương, Thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, với tổng số cán bộ công nhân viên hơn 10 người, đối tượng khách hàng chủ yếu của ABBank là các hộ nông dân, mục đích cho vay là chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển cũng như với mong muốn ABBank, tháng 3 năm 2002 ABBank tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư.

Ngày 07 tháng 9 năm 2005, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã chính thức ký Quyết định số 1333/QĐ-NHNN chấp thuận chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn An Bình thành Ngân

hàng thương mại cổ phần An Bình, đó là cái mốc ghi lại một giai đoạn phát triển vượt bậc của ABBank. Để đánh dấu sự kiện này ABBank đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 165 tỷ, tăng gấp 165 lần so với vốn đầu tư ban đầu, đồng thời mạng lưới đã được mở rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, là tiền đề nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu “cần và đủ” để phục vụ cho nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ năm 2006, thực hiện các định hướng phát triển chiến lược dài hạn cùng với các điều chỉnh linh hoạt kịp thời phù hợp với tình hình thị trường, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank) đã phối hợp với các thành viên khác của tập đoàn tài chính ABBank (gồm Công ty chứng khoán An Bình và Công ty quản lý quỹ An Bình), tiếp tục khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, tăng vốn điều lệ lên 586% (từ 165 tỉ đồng lên 1.131.951 tỉ đồng), phát triển mạnh mẽ để trở thành một trong các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, trở thành một trong mười ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Với sự hỗ trợ của các cổ đông chiến lược là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với tỉ lệ vốn góp 30%; Tổng công ty tài chính dầu khí (PVEC), Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco), ABBank đã tiếp tục có sự phát triển vượt bậc về mạng lưới, quy mô, đội ngũ nhân sự và thể chế. ABBank đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới mang lại rất nhiều tiện ích để phục vụ khách hàng. Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBank bao gồm: Nhóm khách hàng doanh nghiệp, Nhóm khách hàng cá nhân và Nhóm khách hàng đầu tư. Với mỗi nhóm khách hàng, ABBank luôn đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ mang lại lợi ích cao và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Sang năm 2009, ABBank đã thành công trong việc đảm bảo an toàn hệ thống và thanh khoản, mở rộng mạng lưới và tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển bền vững. Đây cũng là năm thành công của ABBank trong việc thực

hiện cam kết với cổ đông chiến lược trong đó có Maybank. Sự hợp tác chiến lược còn thể hiện trong các chương trình như quản lý rủi ro, quản lý nghiệp vụ, đào tạo, công nghệ thông tin, nguồn vốn và thanh toán quốc tế. Và ABBank đã tạo được hình ảnh và vị thế vững chắc trên thị trường tài chính ngân hàng, đảm bảo hoạt động an toàn, tăng trưởng bền vững, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 42 - 44)