Kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới

Làm sao để giải quyết khủng hoảng xảy ra với các ngân hàng trên thế giới, nhất là hàng loạt các ngân hàng lớn phương Tây đang bị thua lỗ, là một câu hỏi lớn mà không dễ trả lời đối với các nhà kinh tế. Vì vậy, việc tìm lại những biện pháp giải quyết các cuộc khủng hoảng tương tự trong quá khứ là một lý tưởng hợp lý vào lúc này.

Khi các ngân hàng đứng trước mối đe dọa với tình trạng không trả được nợ, điều thường xảy ra là chính phủ - chủ thể có nhiều tiền mặt nhất phải can thiệp tích cực với các khoản thiếu hụt và thua thiệt trên. Nhưng một quốc gia có thể chi trả được bao nhiêu tiền như vậy? Và trong bao nhiêu lâu?

Sự xuống dốc của các ngân hàng nổi tiếng một thời – Bear Stearns và sự xuất hiện của Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED) trong tư cách người giúp làm dịu sự căng thẳng ở Bear Stearns, dàn xếp bằng một khoản vay trị giá 30 tỷ USD đã chứng minh rằng, trong thời kỳ hiện tại, tầm nhìn của một cơ quan quyền lực giám sát tài chính đang ngày càng được mở rộng.

Theo một cuộc điều tra về tình trạng không trả được nợ năm 1996 do các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện, cái giá của việc cứu vãn hệ thống Ngân hàng Argentina khỏi sự sụp đổ vào đầu những năm 1980 là 55% GDP của nước này. Như thế những rắc rối về ngân hàng của các quốc gia giàu có trên thế giới sẽ không thể trả giá ít hơn. Số tiền bỏ ra để lấy lại sự bình ổn cho các ngân hàng của Phần Lan vào đầu những năm 1990 lên đến 8% GDP; một lượng tiền tương tự cũng được bơm vào đối với các ngân hàng của Thụy Điển. Cho đến nay, Mỹ đã bỏ ra hơn 3% GDP để giải quyết các khủng hoảng về những khoản vay xấu nhưng nó chưa phải là con số cuối cùng, vì các nhà phân tích ước tính thua thiệt từ những khoản cho vay xấu lên đến 1,1 nghìn tỷ USD, trong đó quá nửa thuộc về các Ngân hàng Mỹ.

Theo nguyên tắc, các khoản trợ giúp tài chính cho Ngân hàng sẽ là mục tiêu phải thực hiện nếu chúng thực sự cần thiết. Tuy nhiên, những cứu trợ tài chính thường xuyên chỉ dành hạn chế cho một ngân hàng. Continetai Illinois ở Mỹ và Johnson Matthey Bankers ở Anh là những ngân hàng đã được cứu sống theo cách đó vào năm 1984 vì các nhà chức trách nhận định rằng những ngân hàng này lớn đến mức nếu chúng phá sản sẽ làm rung chuyển toàn bộ hệ thống. Hay bài học kinh nghiệm của Ireland, kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, chính quyền Ireland đã phải liên tục đổ tiền nhằm giải cứu hệ thống ngân hàng đang lâm nguy. Tháng 9 năm 2008, các ngân hàng lớn của Ireland bắt đầu có dấu hiệu thiếu tiền mặt nghiêm trọng và phải đi vay nợ để chi trả cho các chi phí hàng ngày. Trong khi đó, không ai có thể ngờ rằng, rắc rối nguy hiểm nhất lại có gốc rễ sâu xa hơn rất nhiều. Đó chính là tỉ lệ nợ xấu đã đạt tới mức báo động đỏ sau nhiều năm cho vay mạo hiểm. Tháng 10 năm

2008, Chính phủ Ireland phải bỏ ra 7 tỉ euro để giải cứu hai ngân hàng lớn Allied Irish và Bank of Ireland, trong khi con số dự tính hai tuần trước đó chỉ là 4 tỉ euro. Không chỉ có vậy, công ty kiểm toán hàng đầu PwC, sau khi kiểm tra sổ sách của Anglo cho rằng dư lượng nợ xấu của ngân hàng này có thể lên tới 3 tỉ euro. Tuy nhiên, tính đến nay, Anglo đã để mất 20 tỉ euro vào nợ xấu.

Từ các bài học kinh nghiệm của thế giới, các NHTM Việt Nam cần có các biện pháp tránh được các rủi ro từ đầu tư mạo hiểm, đồng thời các các biện pháp quản lý thanh khoản, quản lý vốn… tốt.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w