Mục tiêu cụ thể của ABBANK trong thời kỳ từ năm 2010 đến

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 73 - 74)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Mục tiêu cụ thể của ABBANK trong thời kỳ từ năm 2010 đến

Mục tiêu cụ thể của ABBANK trong giai đoạn từ 2010 đến 2015 tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:

- Xác định thị trường mục tiêu là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao như: Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn dầu khí, các khu công nghiệp. Đặc biệt là tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực: các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, viễn thông, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản…Thực hiện chiến lược phát triển danh mục đầu tư bền vững thông qua các khoản đầu tư tài chính dài hạn, ABBANK hướng tới một chiến lược đầu tư vào các Công ty hoạt động trong các ngành kinh tế trọng điểm của điện lực, phát triển cơ sở hạ tầng… Trong năm 2008, ABBANK đã tham gia một số hoạt động góp vốn, giao dịch chứng khoán vốn chưa niêm yết (mua/bán cổ phần) của các tổ chức tài chính, doanh nghiệp lớn, có tiềm năng tăng trưởng cao như: Habubank, Công ty cổ phần Bách Việt Media, công ty Geleximco, công ty cổ phần chứng khoán An Bình, công ty cổ phần giấy An Hòa, EVN Finance…

- Đối với khách hàng cá nhân thì tập trung vào các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại các trung tâm thành phố lớn; Các hộ kinh doanh tư nhân, tiểu thương tại các khu chợ và khu thương mại; Các hộ gia đình tại thành thị và nông thôn.

- Tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động thông qua việc nâng cao năng lực tài chính, năng lực công nghệ, triển khai các ứng dụng tin học và công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại trong toàn hệ thống.

- Tăng cường hợp tác với Maybank, các ngân hàng, tổ chức định chế tài chính trên các phương diện: hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, nâng cao năng lực điều hành, quản trị rủi ro, hợp tác chuyên môn để phát triển sản phẩm và kinh doanh.

- Mục tiêu nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý vốn, ABBANK chú trọng vào việc quản trị nguồn vốn tập trung nhằm giảm chi phí vốn đầu vào, chi phí thanh khoản và nâng cao hiệu quả công tác nguồn vốn , luôn luôn đảm bảo tính thanh khoản cao. Để thực hiện được mục tiêu đó thì trước tiên phải tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh như nâng cao năng suất lao động, đầu tư vào đào tạo con người phát triển năng lực của từng nhân viên, đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu công việc. Tăng cường việc đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên; Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro sao cho tập trung nhất quán với các tiêu chuẩn quốc tế, đóng vai trò là cơ sở nâng cao chất lượng của công tác đánh giá, thẩm định và giám sát tín dụng trong toàn hệ thống; Về công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, ABBANK chú trọng nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w