Những giải pháp khác

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 100 - 105)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.10. Những giải pháp khác

Một khi sự cạnh tranh của các ngân hàng đã được đẩy lên cao, các NHTM sử dụng mọi biện pháp khác nhau để gia tăng sức mạnh cạnh tranh của mình, đôi khi các NHTM lại không chú trọng đến những đặc điểm riêng, những lợi thế vốn có để tạo ra sự khác biệt, hay tự tạo cho mình sự khác biệt để làm điểm nhấn trong cạnh tranh. Sự khác biệt này thể hiện tính đột phá về công nghệ, tính mới lạ của sản phẩm dịch vụ, văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng, sự liên minh, liên kết giữa các ngân hàng.

Tạo sự liên kết giữa ngân hàng – bảo hiểm – khách hàng

Với những đặc điểm riêng biệt của ABBANK là cho vay cá nhân, hộ kinh doanh và sản xuất…chiếm tỷ trọng cao. Thế nhưng đây lại là lĩnh vực có nhiều rủi ro. Vì thế, để hạn chế những thất thoát có thể xảy ra cho ngân hàng cũng như khách hàng vay tiền ngân hàng nên xây dựng sự liên kết tay ba giữa ngân hàng, công ty bảo hiểm và khách hàng vay.

Tạo sự liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm

Sự liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm sẽ tạo sức mạnh cạnh tranh thông qua việc quảng bá thương hiệu cho nhau; tăng thu nhập cho ngân hàng nhờ vào việc bán sản phẩm bảo hiểm, cho thuê vị trí làm việc, tăng lượng tiền gửi của công ty bảo hiểm tại ngân hàng.

Để cho tỷ trọng thu ngoài dịch vụ của ngân hàng tăng cao, ngân hàng cần đẩy mạnh tính hiệu quả của các công ty thành viên, công ty trực thuộc. Đặc biệt là công ty quản lý nợ và xử lý nợ, công ty chứng khoán…ngân hàng cần tạo sự liên kết chặt chẽ hơn nữa với các công ty trực thuộc nhằm tăng thu nhập và tạo sức mạnh cạnh tranh cho ngân hàng.

3.2.11. Các giải pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Ở nước ta hiện nay, NHNN và Chính phủ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, một chính sách kinh tế đúng đắn, một sự phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của Chính phủ và NHNN sẽ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, đảm bảo cho các định hướng, chiến lược và dự báo của ngành ngân hàng nói riêng đi đúng quỹ đạo. Điều này góp phần không nhỏ cho các tổ chức tín dụng trong việc

xây dựng những chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển của mình. Hơn thế nữa, vai trò của NHNN và Chính phủ càng trở nên quan trọng khi nền kinh tế đi vào hội nhập, các cam kết của WTO được vận hành khi khả năng đổ vỡ và áp lực cạnh tranh cũng tăng cao, tính bất ổn của nền kinh tế sẽ gia tăng. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đảm bảo cho cuộc cạnh tranh của các tổ chức tín dụng nói riêng được công bằng và cũng góp phần cho sự phát triển của ABBANK, NHNN và Chính phủ cần phải:

- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho ABBANK thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý theo qui định của NHNN và các qui định của pháp luật.

- NHNN chỉ giám sát mọi hoạt động của NHTM, nhắc nhở thực hiện đúng các chủ trương chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ thực hiện và quản lý hành chính, điều tiết vĩ mô các chính sách tài chính tiền tệ của quốc gia. Không nên can thiệp quá sâu vào các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của NHTM.

- Đối với tỷ lệ dự trữ bắt áp dụng hiện nay cho các ngân hàng thương mại còn cao, lãi suất trả cho các NHTM thấp, vì vậy kiến nghị nên xem xét và giảm tỷ lệ này nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tăng thêm nguồn vốn để hoạt động kinh doanh và chủ động dự trữ cho thanh khoản.

- NHNN nên mở rộng các hình thức cho vay tái cấp vốn, cho vay chiết khấu các giấy tờ chứng từ có giá do Nhà nước phát hành, để các NHTM khi cần vốn cho thanh khoản thì được vay kịp thời đáp ứng cho nhu cầu cấp bách về tiền mặt.

- NHNN ban hành các văn bản pháp luật mới thì cần kèm theo ngay các văn bản hướng dẫn để các NHTM thực hiện một cách đồng nhất theo qui định của pháp luật.

* * *

Xu thế của hội nhập, những biến động của nền kinh tế…những đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ABBANK được nêu trên xuất phát từ những thực tại của ABBANK bên cạnh những chuyển biến của nền kinh tế trong xu thế hội nhập.

Chương 3 khép lại với những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ABBANK từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động. Những giải pháp được nên trên dù chỉ mang tính khái quát, chưa thật sự đi sâu vào từng giải pháp cụ thể. Xong đó là những nền tảng cơ bản cho những định hướng phát triển và những giải pháp riêng biệt cho sự phát triển của ABBANK trong tương lai.

Nền kinh tế mở cửa là con đường tất yếu và bắt buộc đối với Việt Nam trên bước đường phát triển. Chúng ta đang tham gia vào các tổ chức, hiệp hội kinh tế trên thế giới như ASEAN, ASEM, APEC, Hiệp định thương mại Việt Mỹ và nhất là WTO tạo ra cho chúng ta không ít những cơ hội nhưng cũng đầy cam go và thách thức. Ngành ngân hàng nói chung và ABBANK nói riêng cũng không thoát khỏi xu thế đó. Với mô hình là một ngân hàng non trẻ mới chuyển đổi từ ngân hàng TMCP nông thôn thành ngân hàng TMCP, ABBank dù đã có những thành công nhất định, nhưng nhìn chung những yếu tố mang tính nền tảng của cạnh tranh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu của ngành ngân hàng hiện đại.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh được xem là sự tất yếu, là sự sống còn của mỗi tổ chức. Để có chỗ đứng trên thị trường trong nước và tạo cơ sở vươn ra thị trường nước ngoài, ABBANK còn phải nỗ lực nhiều trong việc củng cố, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu trên cả thị trường trong nước và hướng ra quốc tế.

Với sự giới hạn về nhiều mặt, bản thân tác giả cũng chỉ đưa ra một số giải pháp mang tính khái quát để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của ABBANK trên cơ sở những điểm mạnh, điểm yếu, những thời cơ và thách thức trong mối tương quan giữa các ngân hàng trong nước, cùng với những xu thế hội nhập quốc tế mà các ngân hàng sẽ và phải hướng đến để tạo dựng vị thế trên thị trường.

Dù đã rất cố gắng để hoàn thiện tốt nghiên cứu của mình. Nhưng đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các Thầy, Cô giáo và bạn đọc đóng góp để giúp đề tài được tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Micheal E.Porter, Chiến lược cạnh tranh (1996), NXB Trẻ. 2. Micheal E. Porter, Lợi thế cạnh tranh (2008), NXB Trẻ.

3. Micheal E. Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia (2008), NXB Trẻ. 4. Philip Kotler, Marketing căn bản (2007), NXB Lao động - Xã hội.

5. Liam Fahey & Robert M. Randall, Quản lý chiến lược (2009), NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

6. PGS, TS. Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm, TS. Trần Hữu Hải,

Quản trị chiến lược (2007), NXB Thống kê.

7. PGS. PTS Lê Văn Tâm, Quản trị doanh nghiệp (2008), NXB Giáo dục. 8. PGS. TS Phạm Thị Gái, Phân tích hoạt động kinh doanh (2006),

NXB Giáo dục.

9. Trần Sửu, Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn

cầu hóa (2006), NXB Lao động.

10. Nguyễn Vĩnh Thanh, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp Việt Nam hiện nay (2005), Viện nghiên cứu kinh tế.

11. Bộ Thương Mại, Doanh nghiệp Việt nam – APEC – WTO hội nhập và

phát triển (2006), NXB Thống kê.

12. GS. Đỗ Quốc Sam, Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau 20

năm đổi mới.

13. GS. Chu Văn Cấp, Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong

quá trình hội nhập khu vực và quốc tế (2003), NXB Chính trị quốc gia.

14. Russell Pittman, Chính sách cạnh tranh đối với các nước đang phát triển (2006), NXB Lao động – Xã hội.

15. Luật cạnh tranh, năm 2004.

16. Báo cáo tài chính của Ngân hang TMCP An Bình 2007-2009. 17. Báo cáo Bạch của Ngân hang TMCP An Bình năm 2009.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w