Những điểm mạnh của ABBANK

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 66 - 68)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Những điểm mạnh của ABBANK

Vốn điều lệ hiện nay của ABBANK là hơn 3.482 tỷ, mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng, tổng số cổ đông lên trên 4.000 đại diện cho 3 triệu cổ phần. Các cổ đông chiến lược đều có tiềm lực về tài chính mạnh, có khả năng hỗ trợ và cam kết hỗ trợ tài chính cho ngân hàng khi ngân hàng gặp khó khăn về tài chính. Tính đến 31/12/2009 gồm các cổ đông chiến lược lớn như: Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty tài chính dầu khí (PVFC), Tổng Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (GELEXIMCO), Ngân hàng nước ngoài Maybank.

Ban lãnh đạo hiện tại của ABBANK đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành tài chính tín dụng, có đạo đức về nghề nghiệp tốt, có kinh nghiệm quản lý ngân hàng lâu năm. Sự đoàn kết trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị, điều hành kinh

doanh của ABBANK có được hiệu quả cao.

Có thể nói đứng trên phương diện an toàn vốn ABBANK là một ngân hàng bền vững và cơ sở vốn hiện tại đủ để đảm bảo ngân hàng tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Tỷ lệ an toàn vốn tính theo Quy định của Ngân hàng An Bình đến 31/12/2009 là 25,4% cao hơn nhiều so với 8% của Ngân hàng Nhà nước và tương đương với các ngân hàng mạnh trong khu vực và tốt hơn rất nhiều so với các ngân hàng thương mại khác. Với môi trường kinh tế vi mô thuận lợi, hệ thống ngân hàng nói chung, ABBANK nói riêng đang được đánh giá là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đây là một cơ hội tốt cho ngân hàng để huy động thêm vốn để phục vụ cho mục đích phát triển trong tương lai.

ABBANK có một vị thế mạnh tại các địa bàn hoạt động với số lượng chi nhánh tại các thành phố lớn và tỉnh thành trọng điểm, các phòng giao dịch được bao phủ rộng rãi và phân bố đồng đều tại các quận, huyện… Hiện nay, ABBANK có tất cả 86 Chi Nhánh và Phòng giao dịch được trải rộng khắp các thành phố lớn trong cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Năng...

Với truyền thống cho vay thận trọng từ khi còn là ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn. ABBANK luôn duy trì trong việc cho vay thận trọng, chọn lọc khách hàng một cách khách quan nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn tăng, danh mục nợ quá hạn tính đến cuối năm 2009 là tỷ lệ chỉ khoảng 1,46% trên tổng dư nợ cho vay, giảm khá nhiều so với 31/12/2008 là 4,16%, giảm 2,69% so với cuối năm 2009. Chất lượng tín dụng luôn được quan tâm và đánh giá cao, tỷ lệ cho vay được phân tán một cách hợp lý, luôn duy trì tính thanh khoản của ABBANK ở mức độ cao.

Từ khi ABBANK được Ngân hàng Nhà nước công nhận chuyển đổi mô hình từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần thì ban lãnh đạo đã sẵn sàng nhận những thử thách mới và đề ra chiến lược cho sự phát triển chung của ngân hàng trong đó đề cập hàng đầu là về nhân sự. Để thu hút được các nhân tài đến cộng tác, làm việc trước hết

ABBANK phải đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn các ngân hàng khác như: Phương tiện đi lại cho cấp lãnh đạo, phát hành cổ phiếu ưu đãi, cho vay đến toàn thể cán bộ công nhân viên, chế độ lương bổng tạo điều kiện cải thiện cuộc sống… Đến nay ABBANK đã thu hút được bộ khung trong ban lãnh đạo đa phần là những người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cấp luôn sãn sàng chấp nhận những áp lực trong cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Họ đều là những người trẻ tuổi giàu nhiệt huyết, yêu nghề và mong muốn có một môi trường làm việc năng động áp dụng các phương pháp quản lý theo chuẩn mực quốc tế, nhằm không ngừng nâng cao kiến thực và có điều kiện phát huy sở trường của mình.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w