Mục đích khảo nghiệm

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 105 - 126)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.1.Mục đích khảo nghiệm

Thông qua phiếu khảo nghiệm để tìm hiểu sự tán thành của các nhà quản lý, GV các trường THPT vùng cao về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất. Qua đó khẳng định tính đúng đắn của biện pháp trong thực tiễn.

3.4.2. Đối tƣợng khảo nghiệm

Khảo nghiệm bằng cách phát phiếu hỏi 16 cán bộ quản lý, 205 GV (trong đó có 24 tổ trưởng chuyên môn). Tổng cộng 221 phiếu; đồng thời tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Yên Hân, huyện Chợ Mới trong năm học 2010 - 2011.

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Tám biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS mà tác giả đề xuất ở trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Số TT Các biện pháp chỉ đạo Mức độ cần thiết Tính khả thi Cần thiết Ít cần thiết Không cần Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV các trường THPT vùng cao về đổi mới PPDH theo hướng tích cực 215 97% 6 3% 0 202 91% 19 9% 0 2

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và GV các trường THPT vùng cao 219 99% 2 1% 0 212 96% 9 4% 0 3 Tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV các trường THPT vùng cao 196 88% 21 10% 4 2% 193 87% 23 11% 5 2% 4

Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp với các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn 217 98% 4 2% 0 210 95% 11 5% 0 5

Thực hiện tốt phong trào dự giờ thăm lớp ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn 212 96% 9 4% 0 206 93% 15 7% 0 6 Tạo động lực mạnh mẽ ở người dạy trong thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực 193 87% 22 10% 6 3% 191 86% 24 11% 6 3% 7 Giáo dục HS ý thức và kỹ năng học tập theo quan điểm DH tích cực ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn 199 90% 22 10% 0 195 88% 21 10% 5 2% 8

Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị DH và sử dụng phương tiện DH phục vụ đổi mới PPDH ở các trường THPT vùng cao 210 95% 11 5% 0 200 90% 21 10% 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số liệu ở bảng 3.1 cho ta thấy các ý kiến đánh giá của những người được hỏi như sau:

- Về mức độ cần thiết của các biện pháp:

Tất cả các biện pháp đề xuất đều được đa số cán bộ quản lý và GV đánh giá là cần thiết ở mức độ cao. Biện pháp được đánh giá ở mức độ cần thiết thấp nhất là 84%, cao nhất là 99%. Điều đó cho thấy, trong chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS ở các trường vùng cao, người hiệu trưởng phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì công cuộc đổi mới PPDH mới thành công. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng chưa đạt được sự đồng thuận tối đa, thậm chí có ý kiến cho là ít cần thiết hoặc không cần thiết. Đặc biệt, về biện pháp tạo động lực mạnh mẽ ở người dạy trong thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực có 22 ý kiến cho là biện pháp này ít khả thi, 6 ý kiến cho là không khả thi, điều này hoàn toàn phù hợp với các trường vùng cao, vì họ cho rằng chế độ đãi ngộ, kinh phí đầu tư thực hiện đổi mới chưa thoả đáng.

- Về tính khả thi của các biện pháp:

Tám biện pháp trên đây đều được đánh giá có tính khả thi ở mức cao trên 80%, nhưng mức độ tính khả thi giữa các biện pháp có khác nhau. Bốn biện pháp được đánh giá có tính khả thi rất cao (trên 91%) là biện pháp 1; 2; 4 và 5. Điều đó phản ánh đúng thực trạng ở các trường THPT vùng cao đang gặp phải và cần được chỉ đạo khắc phục ngay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 3

1. Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tế chúng tôi xây dựng tám biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS ở các trường vùng cao tỉnh Bắc Kạn nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại mà các trường đang vướng mắc. Các biện pháp đã được tiến hành khảo nghiệm và khẳng định tính cần thiết và tính khả thi để các trường vận dụng vào thực tiễn.

2. Các biện pháp đề xuất trên đây không phải hoàn toàn mới, có những biện pháp nằm trong kế hoạch chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT nhưng vấn đề chính là đã được thử nghiệm và vận dụng sáng tạo sát với tình hình thực tế ở các trường THPT vùng cao. Thực tế khảo nghiệm vừa nêu trên chỉ là những bước khởi đầu của kết quả áp dụng những biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn, chắc chắn cần phải có thời gian để triển khai và phát triển trong những năm học tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của

HS là một yêu cầu tất yếu ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn, là một nhiệm vụ quan trọng của người hiệu trưởng trong quản lý hoạt động DH. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, người hiệu trưởng phải nắm vững lý luận về khoa học quản lý, về quản lý GD và những yêu cầu chung của đổi mới PPDH, phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình của từng trường, những thuận lợi và khó khăn hiện nay trong chỉ đạo đổi mới PPDH để từ đó đề xuất các biện pháp chỉ đạo cụ thể, phù hợp với thực tế.

1.2. Trong các biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực

hoá hoạt động nhận thức của người học, phải lấy việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, GV ở các trường THPT vùng cao là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Lấy đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là khâu đột phá, đồng thời để thực hiện có hiệu quả đổi mới PPDH cần tạo động lực cho người dạy và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị DH đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình GD phổ thông. Bên cạnh đó phải chú ý đến người học, đến vai trò của các tổ chức HS (lớp, chi đoàn, chi đội) với việc tổ chức các hoạt động học tập, các hoạt động tập thể vì chúng có tác động rất lớn đến đổi mới PPDH.

1.3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn chỉ đạo đổi mới PPDH hiện nay ở

các trường THPT vùng cao, chúng tôi đề xuất thêm một số biện pháp nhằm giúp hiệu trưởng chỉ đạo đạt hiệu quả hơn, đó là các biện pháp:

1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV các trường THPT vùng cao về đổi mới PPDH theo hướng tích cực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và GV các trường THPT vùng cao.

3. Tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV các trường THPT vùng cao.

4. Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp với các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn.

5. Thực hiện tốt phong trào dự giờ thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn.

6. Tạo động lực mạnh mẽ ở người dạy trong thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực.

7. Giáo dục HS ý thức và kỹ năng học tập theo quan điểm DH tích cực ở các trường THPT vùng cao.

8. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị DH và sử dụng phương tiện DH phục vụ đổi mới PPDH ở các trường THPT vùng cao.

Các biện pháp này bước đầu được khảo nghiệm và nhận được sự phản hồi tích cực. Đa số được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Đây là các biện pháp có tính đồng bộ vì vậy, việc vận dụng các biện pháp ấy như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, bản lĩnh và sự nhạy cảm của người hiệu trưởng.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ GD&ĐT

- Sớm biên soạn và ban hành tài liệu hướng dẫn đổi mới PPDH và phương pháp tự học của HS.

- Bố trí ngân sách nhiều hơn nữa cho các dự án đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị DH ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nghiên cứu và ban hành tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy ở bậc trung học theo hướng đổi mới chương trình GD phổ thông, đổi mới PPDH để từ đó giúp cán bộ quản lý đánh giá tay nghề GV chính xác hơn (thay thế công văn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 đã không còn phù hợp).

2.2. Với Sở GD&ĐT

- Tổ chức tổng kết thực tiễn, tiếp tục phát triển lý luận về đổi mới PPDH phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

- Xây dựng đội ngũ GV cốt cán mang tính chuyên nghiệp của từng bộ môn. - Xây dựng quy hoạch tổng thể về đội ngũ GV THPT, có phương án cho đi đào tạo nâng cao trình độ (vượt chuẩn), và điều động cân đối GV giữa các trường để đảm bảo đủ số lượng GV theo quy định.

- Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

- Có chế độ, chính sách đãi ngộ đối với GV tự nguyện đến công tác ở vùng cao.

2.3. Với các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn

- Hiệu trưởng cần đưa hoạt động chỉ đạo đổi mới PPDH vào kế hoạch chuyên môn của nhà trường, đồng thời phải là người đi tiên phong về đổi mới PPDH.

- Xây dựng quy định cụ thể về trách nhiệm tham gia đổi mới PPDH, chế độ khen thưởng đối với cá nhân tích cực trong đổi mới PPDH.

- Tạo điều kiện thuận lợi để GV được tham gia học tập, nghiên cứu, tham quan các mô hình trường đã thực hiện đổi mới có hiệu quả.

- Hỗ trợ đầy đủ kinh phí cho tổ chuyên môn thực hiện các chuyên đề hoặc tập huấn nâng cao nghiệp vụ sư phạm...

- Tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp, thanh tra, kiểm tra đối với GV và các tổ chuyên môn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, NXB Thống kê Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1999), Quản lý giáo dục - Quản lý nhà trường -

Một số hướng tiếp cận. Trường cán bộ QLGD TW1 Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Đề án đổi mới chương trình giáo

dục phổ thông, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu quản lý giáo dục trung học, Nxb Giáo dục Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Chí (2004), Định hướng và giải pháp đổi mới phương pháp

dạy học ở trường THPT. Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số B2002.49-TĐ 37, Viện

chiến lược và chương trình Giáo dục, Bộ GD&ĐT.

7. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997), Cơ sở khoa học về

quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý giáo dục TW1 Hà Nội.

8. Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn (2011), Tổng điều tra dân số và nhà ở

01/4/2009 tỉnh Bắc Kạn kết quả toàn bộ. Bắc Kạn.

9. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2008), Một số vấn đề về đổi mới

phương pháp dạy học ở trường THPT, Hà Nội.

10. Dự án SREM (2010), Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ

thông, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2

BCHTW Đảng khoá VIII. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13. Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (2010), Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ X-

Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Kạn.

14. “Đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng hoạt động hoá người

học” - Kỷ yếu hội thảo khoa học chương trình khoa học công nghệ cấp Bộ. 15. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. NXB giáo dục Hà Nội.

16. Trần Bá Hoành (1996), “Phương pháp tích cực”, Nghiên cứu giáo dục số 3/1996.

17. Trần Bá Hoành (2001), “Học và dạy cách học”, Tự học, số 17, 4/2001.

18. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường

(giáo trình) khoa Quản lý giáo dục Đại học sư phạm Hà Nội.

19. Trần Kiều (1995), “Một vài suy nghĩ về đổi mới PPDH trong nhà trường phổ thông”, Nghiên cứu giáo dục, số 11/1995.

20. Phan Trọng Luận (1998), “Đổi mới PPDH theo hướng hoạt động

hoá người học trong các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn ở THPT

Thông tin khoa học giáo dục, số 65/1998.

21. Luật Giáo dục, năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

22. Huỳnh Công Minh (2005), Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới

PPDH theo yêu cầu chương trình THCS mới, Hà Nội.

23. Quách Tuấn Ngọc (1999), “Đổi mới PPDH bằng công nghệ thông tin. Xu thế của thời đại”, Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, tháng 7/1999.

24. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Trần Quốc Thành (2002), Đề cương bài giảng Khoa học Quản lý

đại cương, Hà Nội.

26. Thái Duy Tuyên (1996), “Một số vấn đề đổi mới PPDH”, Nghiên cứu GD, số 2/1996.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27. Thái Duy Tuyên (2003), “Phát huy tính tích cực hoạt động nhận

thức của người học”, Giáo dục, số 48/2003.

28. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD. Trường CBQL TWI, Hà Nội.

29. Sở Giáo dục và Đào tạo (2011), Báo cáo số liệu thống kê mạng lưới

trường, lớp, học sinh và cơ sở vật chất năm học 2010 - 2011.

30. Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

31. Phạm Viết Vượng (2010), Quản lý hành chính nhà nước và quản lý

ngành giáo dục và đào tạo, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

32. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

33. I.F Kharlamop - Phát huy tính tích cực của HS như thế nào - Viện KHGD Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN PHỤ LỤC Phiếu số 1

PHIẾU XIN Ý KIẾN HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT Ở VÙNG CAO TỈNH BẮC KẠN

Xin đồng chí giới thiệu đôi điều về bản thân:

Họ và tên:...

Tuổi:... Giới tính:...

Trình độ đào tạo:... Lý luận chính trị:...

Số năm công tác:... Số năm làm quản lý:...

Các lớp bồi dưỡng QLGD đã học:... Để tìm hiểu thực trạng GD các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn và kế hoạch chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực. Xin đồng chí vui lòng cung cấp thông tin và trả lời câu hỏi sau đây (đánh dấu X vào cột, ô

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 105 - 126)