Nội dung biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 102 - 126)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.7.2.Nội dung biện pháp

- Trong chương trình GD phổ thông hiện hành, ngoài những giờ học chính khoá HS còn được tham dự các hoạt động GD khác như: các giờ sinh hoạt tập thể; hoạt động GD ngoài giờ lên lớp; GD quốc phòng - an ninh; GD hướng nghiệp; GD nghề phổ thông; GD an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn ma tuý; các hoạt động ngoại khoá... với các hoạt động GD này các em thực sự được rèn luyện các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm, qua đó phát huy vai trò tích cực của HS trong quá trình học tập.

- GV chủ nhiệm phối hợp với GV bộ môn tổ chức bồi dưỡng cho HS về các kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm theo yêu cầu của chương trình GD phổ thông và đổi mới PPDH.

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo Đoàn, Đội tổ chức các hoạt động GD đa dạng, phong phú thu hút nhiều HS tham gia, trong đó chú trọng tăng cường khả năng hợp tác cá nhân và tập thể, phát huy tính độc lập sáng tạo của các em trong các hoạt động.

3.2.7.3. Cách thức thực hiện

- Phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức xã hội xây dựng nội quy, quy chế, quy định chi tiết, cụ thể yêu cầu HS phải tuân thủ một cách nghiêm túc. HS phải ký cam kết thực hiện các nội quy, quy định ngay từ đầu năm học. Qua đó tạo bầu không khí làm việc, học tập nghiêm túc.

- Ban chấp hành Đoàn trường cần phối hợp với huyện Đoàn làm tốt công tác GD phát triển đoàn viên, tạo điều kiện để đoàn viên, thanh niên trong nhà trường hoạt động tự chủ, định hướng cho họ về động cơ học tập đúng đắn, về con đường lập thân, lập nghiệp.

- Tăng cường các hoạt động ngoại khóa giúp các em có điều kiện phát huy năng lực cá nhân, khả năng hợp tác, thói quen chủ động trong mọi công việc, từ đó hình thành phương pháp học tập mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thông qua các hoạt động GD trong nhà trường, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện với sự tham gia của GV chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, GV bộ môn... như tổ chức các chủ điểm trong từng tháng, các cuộc thi tìm hiểu dưới dạng bài viết hoặc nói, các chương trình ngoại khoá với nhiều chủ đề.

- Phối hợp tốt với gia đình để quản lý và GD các em. Gia đình là nơi tạo động lực cho các em học tập và rèn luyện, các em có ý thức tự giác học tập hay không là nhờ sự quản lý của gia đình.

3.2.8. Biện pháp 8: Tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đổi mới PPDH

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất, thiết bị DH là thành phần không thể trong quá trình DH, chúng góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng GD của nhà trường. Vì vậy muốn đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS thì cần thiết phải tăng cường CSVC, thiết bị DH cho nhà trường.

Tăng cường CSVC, thiết bị DH giúp cho GV và HS có không gian làm việc thoải mái, tự tin, giúp cho HS chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng, thúc đẩy quá trình nhận thức, phát triển năng lực tư duy, từ đó hình thành và phát triển nhân cách cho HS.

3.2.8.2. Nội dung của biện pháp

- Tham mưu với Sở GD&ĐT quy hoạch tổng thể các nhà trường trong từng giai đoạn, chú ý đến quy hoạch các trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Tham mưu đầu tư thiết bị nội thất cho các phòng học, phòng thực hành thí nghiệm, phòng học bộ môn, phòng tin học, thư viện.

- Tăng cường trang thiết bị phục vụ hoạt động DH đảm bảo theo tinh thần đổi mới như projecter, đầu video, đèn chiếu, phần mềm soạn giáo án điện tử, phần mềm quản lý điểm.

- Các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng dự trù các đồ dùng thí nghiệm cần thiết cho các bài dạy thực hành trong năm mà nhà trường chưa có hoặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chưa được trang bị để có kế hoạch mua sắm kịp thời phục vụ cho hoạt động giảng dạy.

3.2.8.3. Cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng lập kế hoạch tham mưu với Sở GD&ĐT quy hoạch xây dựng nhà trường theo hướng đạt chuẩn Quốc gia.

- Phổ biến ý nghĩa, vai trò của CSVC, thiết bị DH đối với hoạt động DH nói chung và việc thực hiện đổi mới PPDH nói riêng.

- Kêu gọi các dự án của Bộ GD&ĐT đầu tư CSVC, trang thiết bị cho nhà trường.

- Các tổ nhóm chuyên môn kiểm tra, xem xét tất cả các đồ dùng thí nghiệm của bộ môn mà nhà trường hiện có, lập kế hoạch chi tiết việc sử dụng đồ dùng thí nghiệm, thiết bị. Kế hoạch đó phải được thống nhất công khai toàn tổ để mọi người thoả thuận, nhất trí.

- Cán bộ phụ trách phòng thiết bị, thí nghiệp lập sổ theo dõi ghi nhật ký sử dụng thiết bị. Hàng tháng tập hợp báo cáo hiệu trưởng về tiến độ sử dụng đồ dùng thí nghiệm, thiết bị của các tổ, nhóm chuyên môn đã lập, từ đó giúp hiệu trưởng nắm bắt kịp thời, chỉ đạo, nhắc nhở GV làm chưa tốt.

- Phải có nội quy, quy chế sử dụng và bảo quản đồ dùng thí nghiệm, thiết bị DH một cách có hiêu quả đảm bảo nguyên tắc: đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ

- Kết hợp sử dụng các thiết bị DH khác đặc biệt là thiết bị DH hiện đại như máy chiếu projecter, đầu video, tranh ảnh trực quan.

- Có kế hoạch mua sắm đồ dùng thí nghiệm, thiết bị DH bị hỏng hoặc hết khấu hao không sử dụng được.

3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP

Trên đây là một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn. Có thể nói rằng, mỗi biện pháp đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có vai trò và ý nghĩa khác nhau trong chỉ đạo đổi mới PPDH. Tuy nhiên chúng sẽ kém hiệu quả nếu như ta tách rời từng biện pháp hoặc tiến hành các biện pháp một cách thiếu đồng bộ. Bởi vì các biện pháp này luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau là cơ sở cho các nhà quản lý chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay. Biện pháp 1 nếu thực hiện tốt sẽ là tiền đề thúc đẩy các biện pháp sau và ngược lại. Các biện pháp lại có sự tác động qua lại, hỗ trợ nhau tạo nên sự thống nhất chặt chẽ và đem lại hiệu quả cao trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện.

3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Thông qua phiếu khảo nghiệm để tìm hiểu sự tán thành của các nhà quản lý, GV các trường THPT vùng cao về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất. Qua đó khẳng định tính đúng đắn của biện pháp trong thực tiễn.

3.4.2. Đối tƣợng khảo nghiệm

Khảo nghiệm bằng cách phát phiếu hỏi 16 cán bộ quản lý, 205 GV (trong đó có 24 tổ trưởng chuyên môn). Tổng cộng 221 phiếu; đồng thời tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Yên Hân, huyện Chợ Mới trong năm học 2010 - 2011.

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Tám biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS mà tác giả đề xuất ở trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Số TT Các biện pháp chỉ đạo Mức độ cần thiết Tính khả thi Cần thiết Ít cần thiết Không cần Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV các trường THPT vùng cao về đổi mới PPDH theo hướng tích cực 215 97% 6 3% 0 202 91% 19 9% 0 2

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và GV các trường THPT vùng cao 219 99% 2 1% 0 212 96% 9 4% 0 3 Tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV các trường THPT vùng cao 196 88% 21 10% 4 2% 193 87% 23 11% 5 2% 4

Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp với các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn 217 98% 4 2% 0 210 95% 11 5% 0 5

Thực hiện tốt phong trào dự giờ thăm lớp ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn 212 96% 9 4% 0 206 93% 15 7% 0 6 Tạo động lực mạnh mẽ ở người dạy trong thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực 193 87% 22 10% 6 3% 191 86% 24 11% 6 3% 7 Giáo dục HS ý thức và kỹ năng học tập theo quan điểm DH tích cực ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn 199 90% 22 10% 0 195 88% 21 10% 5 2% 8

Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị DH và sử dụng phương tiện DH phục vụ đổi mới PPDH ở các trường THPT vùng cao 210 95% 11 5% 0 200 90% 21 10% 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số liệu ở bảng 3.1 cho ta thấy các ý kiến đánh giá của những người được hỏi như sau:

- Về mức độ cần thiết của các biện pháp:

Tất cả các biện pháp đề xuất đều được đa số cán bộ quản lý và GV đánh giá là cần thiết ở mức độ cao. Biện pháp được đánh giá ở mức độ cần thiết thấp nhất là 84%, cao nhất là 99%. Điều đó cho thấy, trong chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS ở các trường vùng cao, người hiệu trưởng phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì công cuộc đổi mới PPDH mới thành công. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng chưa đạt được sự đồng thuận tối đa, thậm chí có ý kiến cho là ít cần thiết hoặc không cần thiết. Đặc biệt, về biện pháp tạo động lực mạnh mẽ ở người dạy trong thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực có 22 ý kiến cho là biện pháp này ít khả thi, 6 ý kiến cho là không khả thi, điều này hoàn toàn phù hợp với các trường vùng cao, vì họ cho rằng chế độ đãi ngộ, kinh phí đầu tư thực hiện đổi mới chưa thoả đáng.

- Về tính khả thi của các biện pháp:

Tám biện pháp trên đây đều được đánh giá có tính khả thi ở mức cao trên 80%, nhưng mức độ tính khả thi giữa các biện pháp có khác nhau. Bốn biện pháp được đánh giá có tính khả thi rất cao (trên 91%) là biện pháp 1; 2; 4 và 5. Điều đó phản ánh đúng thực trạng ở các trường THPT vùng cao đang gặp phải và cần được chỉ đạo khắc phục ngay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 3

1. Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tế chúng tôi xây dựng tám biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS ở các trường vùng cao tỉnh Bắc Kạn nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại mà các trường đang vướng mắc. Các biện pháp đã được tiến hành khảo nghiệm và khẳng định tính cần thiết và tính khả thi để các trường vận dụng vào thực tiễn.

2. Các biện pháp đề xuất trên đây không phải hoàn toàn mới, có những biện pháp nằm trong kế hoạch chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT nhưng vấn đề chính là đã được thử nghiệm và vận dụng sáng tạo sát với tình hình thực tế ở các trường THPT vùng cao. Thực tế khảo nghiệm vừa nêu trên chỉ là những bước khởi đầu của kết quả áp dụng những biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn, chắc chắn cần phải có thời gian để triển khai và phát triển trong những năm học tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của

HS là một yêu cầu tất yếu ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn, là một nhiệm vụ quan trọng của người hiệu trưởng trong quản lý hoạt động DH. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, người hiệu trưởng phải nắm vững lý luận về khoa học quản lý, về quản lý GD và những yêu cầu chung của đổi mới PPDH, phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình của từng trường, những thuận lợi và khó khăn hiện nay trong chỉ đạo đổi mới PPDH để từ đó đề xuất các biện pháp chỉ đạo cụ thể, phù hợp với thực tế.

1.2. Trong các biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực

hoá hoạt động nhận thức của người học, phải lấy việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, GV ở các trường THPT vùng cao là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Lấy đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là khâu đột phá, đồng thời để thực hiện có hiệu quả đổi mới PPDH cần tạo động lực cho người dạy và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị DH đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình GD phổ thông. Bên cạnh đó phải chú ý đến người học, đến vai trò của các tổ chức HS (lớp, chi đoàn, chi đội) với việc tổ chức các hoạt động học tập, các hoạt động tập thể vì chúng có tác động rất lớn đến đổi mới PPDH.

1.3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn chỉ đạo đổi mới PPDH hiện nay ở

các trường THPT vùng cao, chúng tôi đề xuất thêm một số biện pháp nhằm giúp hiệu trưởng chỉ đạo đạt hiệu quả hơn, đó là các biện pháp:

1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV các trường THPT vùng cao về đổi mới PPDH theo hướng tích cực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và GV các trường THPT vùng cao.

3. Tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV các trường THPT vùng cao.

4. Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp với các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn.

5. Thực hiện tốt phong trào dự giờ thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm ở các trường THPT vùng cao tỉnh Bắc Kạn.

6. Tạo động lực mạnh mẽ ở người dạy trong thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực.

7. Giáo dục HS ý thức và kỹ năng học tập theo quan điểm DH tích cực ở các trường THPT vùng cao.

8. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị DH và sử dụng phương tiện DH phục vụ đổi mới PPDH ở các trường THPT vùng cao.

Các biện pháp này bước đầu được khảo nghiệm và nhận được sự phản hồi tích cực. Đa số được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Đây là các biện pháp có tính đồng bộ vì vậy, việc vận dụng các biện pháp ấy như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, bản lĩnh và sự nhạy cảm của người hiệu trưởng.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ GD&ĐT

- Sớm biên soạn và ban hành tài liệu hướng dẫn đổi mới PPDH và phương pháp tự học của HS.

- Bố trí ngân sách nhiều hơn nữa cho các dự án đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị DH ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 102 - 126)