Khái quát về GD tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 57 - 60)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Khái quát về GD tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn có hệ thống GD tương đối hoàn chỉnh từ GD mầm non, phổ thông đến cao đẳng và dạy nghề. Trong những năm gần đây, hệ thống GD trên địa bàn tiếp tục được củng cố và phát triển. Loại hình GD ngoài công lập bước đầu có những phát triển phù hợp với chủ trương xã hội hoá công tác GD đã góp phần làm đa dạng hoá các loại hình đào tạo.

Tỷ lệ HS trong độ tuổi được đến trường ngày càng cao. Chất lượng GD ngày càng được nâng lên, số trường chuẩn quốc gia ngày càng nhiều, tính đến nay đã có 29 trường, trong đó mầm non có 06 trường, tiểu học có 19 trường, trung học cơ sở có 04 trường, THPT chưa có trường nào (ngành đang chỉ đạo tập trung xây dựng điểm trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh).

Tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập GD tiểu học từ năm 1998 và đạt chuẩn phổ cập GD trung học cơ sở từ năm 2005.

Cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư xây dựng. Đến nay, toàn tỉnh có 3.704 phòng học. Số phòng được xây dựng kiên cố: 1.661 phòng, số phòng học cấp 4: 1.456 phòng, số phòng học tạm: 587 phòng, không có trường nào học 3 ca. Việc mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đảm bảo và thường xuyên được kiểm tra, giám sát.

Đội ngũ GV các bậc học đã phát triển cả về số lượng và chất lượng theo hướng chuẩn hoá. Số cán bộ, GV và nhân viên ở các bậc học có 6.838 người. Trong đó: Khối phòng GD&ĐT huyện, thị xã có 5.825 người; Khối các trường THPT và các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT quản lý có 1.013 người.

Tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao: mầm non 99,9%, tiểu học 99,8%, trung học cơ sở 99,9% và THPT 100%. Toàn ngành có 09 chuyên viên chính, 39 thạc sỹ và 23 người đang theo học thạc sỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

GD mầm non

Phát triển đến mọi địa bàn dân cư, các lớp mẫu giáo 5 tuổi được ưu tiên mở đến các thôn bản vùng sâu, vùng xa, công tác tuyên truyền vận động phát triển số lượng trường, nhóm trẻ được đẩy mạnh trong cộng đồng. Chất lượng GD ngày càng được nâng cao.

Kết quả năm học 2010-2011:

Số trường: 116 trường, với 16.333 trẻ. Trong đó trẻ nhà trẻ có 279 nhóm trẻ, với 3.271 cháu, tỷ lệ huy động đạt 30,52%. Trẻ mẫu giáo có 757 lớp, với 13.062 cháu, tỷ lệ huy động 96,49% (trong đó mẫu giáo 5 tuổi có 423 lớp, với 4.291 cháu, tỷ lệ huy động đạt 100%).

Chất lượng: Số trẻ suy dinh dưỡng 1.947 cháu, tỷ lệ 11,92%. 100% trẻ đến trường được kiểm tra và theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Chất lượng chăm sóc: Trẻ đạt kênh A: 14.386 cháu đạt 88,07%.

GD phổ thông

Năm học 2010-2011 cả tỉnh có 222 trường phổ thông từ tiểu học đến THPT, với 2.417 lớp và 49.876 HS. Trong đó:

Tiểu học có 110 trường, 1.504 lớp, 22.971 HS. Trung học cơ sở có 77 trường, 649 lớp, 16.911 HS. THPT có 15 trường, 264 lớp, 9.994 HS.

Năm học 2010-2011 được xác định là “Năm học tiếp tục đổi mới quản

lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận

động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng thời phát huy kết quả 4 năm thực hiện cuộc vận động “Hai không” đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên trong các cơ quan quản lý và các cơ sở GD. Chính vì vậy, việc đánh giá, xếp loại 2 mặt GD cho HS đã đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vào thực chất hơn, tỷ lệ HS xếp loại học lực khá, giỏi ở các cấp giảm so với các năm trước. Hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra, thi cử giảm hẳn, kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT được tổ chức nghiêm túc ở các hội đồng thi. Trong 2 năm học gần đây số HS tốt nghiệp THPT tăng lên (năm học 2009- 2010: THPT đạt 69,30%, GD thường xuyên đạt 43,64%; năm học 2010-2011: THPT đạt 93,61%, GD thường xuyên đạt 88,86%). Tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia ngày càng tăng. Tỷ lệ thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước.

Kết quả xếp loại 2 mặt GD của các cấp học như sau:

Cấp học Tổng số HS Hạnh kiểm (Tỷ lệ %) Xếp loại GD (Tỷ lệ %) Đạt Chƣa đạt Không XL Giỏi Khá TB Yếu Tiểu học 22.971 98,62 0,90 0,48 21,48 32,17 39,81 6,52 Cấp học Tổng số HS

Xếp loại văn hoá (Tỷ lệ%) Xếp loại hạnh kiểm (Tỷ lệ%)

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

THCS 16.911 3,84 25,00 50,50 20,00 0,66 60,72 31,52 7,13 0,63

THPT 9.994 0,74 10,41 37,85 45,50 5,50 40,75 38,24 18,26 2,75

Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê trường, lớp, số học sinh năm học 2010-2011

GD thƣờng xuyên

Tính đến tháng 7/2011 cả tỉnh có 01 trung tâm GDTX cấp tỉnh, 06 trung tâm GDTX cấp huyện (trong đó có 04 trung tâm GDTX cấp huyện mới được thành lập) đáp ứng đủ nhu cầu “học tập suốt đời” cho mọi người dân. Đã mở được 36 lớp bổ túc văn hoá với 857 học viên (bổ túc trung học cơ sở: 23 lớp, 335 học viên; bổ túc THPT: 13 lớp, 522 học viên).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cấp học

Tổng số HS

Xếp loại văn hoá (Tỷ lệ%) Xếp loại hạnh kiểm (Tỷ lệ%)

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu KXL

BTTHCS 335 0 1,49 98,21 0,3 0 63,28 31,94 1,79 0 2,99 BTTHPT 522 0 0,57 36,59 54,60 8,24 14,18 40,04 25,29 1,91 18,58

Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê trường, lớp, số học sinh năm học 2010-2011

Ngoài hệ thống các trung tâm GDTX, hiện nay trên địa bàn tỉnh mỗi xã/phường/thị trấn có 01 trung tâm học tập cộng đồng phục vụ việc nâng cao dân trí cho mỗi địa phương, góp phần đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật đến với người dân đang lao động sản xuất.

GD đại học, cao đẳng

Trên địa bàn có 01 trường cao đẳng cộng đồng với hơn 1000 sinh viên. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong năm học 2010-2011 là 92 người. Nhà trường có chức năng, nhiệm vụ đào tạo đa cấp, đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực, chủ yếu là đào tạo con em các dân tộc trong tỉnh và những vùng lân cận. Đó là ngôi trường “của cộng đồng, cho cộng đồng và vì cộng đồng”

GD nghề nghiệp

Hiện tại Bắc Kạn có 01 trường trung cấp dạy nghề trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường có nhiệm vụ đào tạo một số nghề cơ bản như cơ khí, sửa chữa, nông nghiệp, điện dân dụng… phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)