Trách nhiệm của GV

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 126)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.3.3.Trách nhiệm của GV

Để đổi mới PPDH, mỗi GV phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:

- Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, cách thức hướng dẫn HS lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới PPDH.

- Biết những GV dạy giỏi có PPDH tiên tiến ở địa phương và GV giỏi cùng môn để học hỏi kinh nghiệm ở trong trường và trường bạn.

- Nắm chắc điều kiện của trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới PPDH (CSVC, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo...).

- Biết và tranh thủ được những ai có thể giúp đỡ mình trong việc đổi mới PPDH như đồng nghiệp, lãnh đạo tổ chuyên môn, lãnh đạo trường...

- Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của HS về PPDH và GD của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ti hoặc chủ quan thỏa mãn.

- Hướng dẫn HS về phương pháp học tập và biết cách tự học, tự tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập.

1.4.4. Các bƣớc thực hiện

- Xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo đổi mới PPDH - Tổ chức triển khai kế hoạch.

- Đôn đốc, kiểm tra thực hiện kế hoạch. - Đánh giá, tổng kết.

Các bước thực hiện chỉ đạo đổi mới PPDH có thể được thể hiện bằng sơ đồ sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn SỞ GD TRƢỜNG HIỆU TRƯỞNG Tham dự Triển khai Tham Đánh giá, tổng kết GV dự

Sơ đồ 1.4. Các bƣớc thực hiện chỉ đạo đổi mới PPDH ở trƣờng THPT

Kết luận chƣơng 1

1. Đổi mới PPDH là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng GD của nhà trường, đáp ứng đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn phát triển và hội nhập.

2. Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông là làm thay đổi lối DH truyền thụ một chiều mang tính áp đặt sang DH theo “Phương pháp DH tích cực” nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình tự giải quyết nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức của GV, từ đó phát triển năng lực tự học, tinh thần hợp tác, phát triển các phẩm chất độc lập, sáng tạo trong tư duy.

3. Hoạt động chỉ đạo là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Chỉ đạo đổi mới PPDH là cách thức tổ chức, điều hành, tạo điều kiện để GV các trường thực hiện tốt yêu cầu đổi mới khi triển khai chương trình GD THPT. Thực tế cho thấy hoạt động chỉ đạo đổi mới PPDH hiện nay ở các trường phổ thông vẫn còn thiếu những biện pháp đồng bộ, nhất quán. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lý phải tìm ra những biện pháp chỉ đạo phù hợp và có hiệu quả hơn.

Tập huấn ĐMPPDH

Lập kế hoạch

Tham dự

Kiểm tra Áp dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PPDH THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THPT VÙNG CAO TỈNH BẮC KẠN 2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, VĂN HOÁ- XÃ HỘI VÀ GD TỈNH BẮC KẠN

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Bắc Kạn

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

B¾c K¹n lµ tØnh miÒn nói n»m ë trung t©m khu vùc §«ng B¾c B¾c Bé. Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa tỉnh Thái Nguyên; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia tỉnh Lạng Sơn; phía Tây giáp các huyện: Nà Hang, Chiêm Hóa và Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Toàn tỉnh có 7 huyện và 1 thị xã với 122 đơn vị xã, phường, thị trấn (112 xã, 4 phường, 6 thị trấn trong đó có 97 xã vùng cao). Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa và có nhiều điểm tương đồng với các tỉnh xung quanh về địa hình, tài nguyên, khí hậu, con người…

Tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập năm 1997, với diện tích tự nhiên 4.686,41km2, chiếm 4,7% diện tích vùng Đông Bắc Bộ và khoảng 1,45% diện tích cả nước. Trên 90% diện tích là đồi núi cao. Địa hình bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông suối tạo thành các kiểu địa hình chính sau: địa hình núi cao hiểm trở, địa hình núi thấp và địa hình thung lũng hẹp ven sông, suối. Chênh lệch độ cao giữa các vùng trong tỉnh cũng rất lớn. Vì vậy có ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông, thuỷ lợi và phát triển kinh tế-xã hội của toàn tỉnh.

2.1.1.2. Đặc điểm văn hoá - xã hội

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009, dân số toàn tỉnh có 293.826 người, trong đó dân tộc thiểu số 86,63% bao gồm: Dân tộc Tày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chiếm, 52,93%, dân tộc Dao chiếm 17,63%, dân tộc Nùng chiếm 9,36%, dân tộc Hmông chiếm 5,95%, dân tộc Hoa chiếm 0,36%, dân tộc Sán Chay chiếm 0,20%, còn lại là dân tộc Kinh. Mật độ dân số thấp: 60 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong 10 năm (1999-2009) đối với Bắc Kạn là 0,7%, cả nước là 1,2%.

Bắc Kạn là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, phân bố dân số không đồng đều, số người sống ở thành thị là 47.183 người, chiếm 16,1%, số người sống ở nông thôn là 246.643 người, chiếm 83,9%. Tỷ số giới tính: Nam có 148.119 người, chiếm 50,41%, Nữ có 145.707 người, chiếm 49,59%.

Bắc Kạn có 7 dân tộc anh em cùng Chung sống, vì vậy nền văn hoá cũng mang nhiều sắc thái. Các lễ hội truyền thống của cư dân địa phương thường được tổ chức vào sau Tết Nguyên đán với những trò chơi mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.

Bắc Kạn là tỉnh có tiềm năng khai thác du lịch rất lớn gắn với nhiều địa danh nổi tiếng đã được xếp hạng di tích lịch sử, di tích cách mạng như ATK Chợ Đồn, Khu di tích lịch sử Nà Tu - huyện Bạch Thông, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ… đặc biệt Bắc Kạn có vườn quốc gia Ba Bể đã được hội đồng di sản ASEAN công nhận là vườn di sản ASEAN và đang đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học.

2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, Bắc Kạn vẫn giữ được tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, là một trong những điểm nhấn trong kỳ kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Bên cạnh các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đạt khá, các vấn đề xã hội được giải quyết tốt và kịp thời nhất là đảm bảo an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn là điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006 - 2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 11,2%, trong đó nông-lâm nghiệp tăng trưởng 7,78%, công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng trưởng 8,92% và dịch vụ tăng trưởng 16,57%.

Thu ngân sách nhà nước tăng trưởng bình quân 20%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 9,6 triệu đồng, gấp 2,7 lần so với năm 2005.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 50,87% năm 2005 xuống còn 19,86% năm 2010. Giảm chênh lệch khoảng cách giàu nghèo từ 5,97 lần vào năm 2005 xuống còn 5,15 lần vào năm 2010.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và mất cân đối, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp trong cơ cấu có giảm trong 2 năm đầu nhưng lại tăng trong 2 năm tiếp theo, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản giảm, khu vực dịch vụ tương đối ổn định. Tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp tăng từ 41,96% vào năm 2005 lên 43,01% vào năm 2010, ngành công nghiệp giảm từ 21,83% xuống còn 19,38%, ngành dịch vụ tăng từ 36,21% lên 37,61% (Dự ước đến năm 2015 cơ cấu ngành kinh tế của 3 khu vực nông-lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tương ứng là: 37%; 29%; 34%). Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước chỉ đạt 7,2%, nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn mới đáp ứng được khoảng 10% tổng chi ngân sách.

Tóm lại: Trong điều kiện nền kinh tế của một tỉnh có điểm xuất phát thấp Bắc Kạn gặp không ít những khó khăn trên bước đường phát triển. Tuy nhiên, với truyền thống đoàn kết, cần cù chịu khó và ý chí vươn lên cùng những thế mạnh về tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản và tiềm năng phát triển du lịch. Đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn luôn quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đề ra, sớm đưa tỉnh đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước và trở thành một tỉnh giàu có trong những năm tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.2. Khái quát về GD tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn có hệ thống GD tương đối hoàn chỉnh từ GD mầm non, phổ thông đến cao đẳng và dạy nghề. Trong những năm gần đây, hệ thống GD trên địa bàn tiếp tục được củng cố và phát triển. Loại hình GD ngoài công lập bước đầu có những phát triển phù hợp với chủ trương xã hội hoá công tác GD đã góp phần làm đa dạng hoá các loại hình đào tạo.

Tỷ lệ HS trong độ tuổi được đến trường ngày càng cao. Chất lượng GD ngày càng được nâng lên, số trường chuẩn quốc gia ngày càng nhiều, tính đến nay đã có 29 trường, trong đó mầm non có 06 trường, tiểu học có 19 trường, trung học cơ sở có 04 trường, THPT chưa có trường nào (ngành đang chỉ đạo tập trung xây dựng điểm trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh).

Tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập GD tiểu học từ năm 1998 và đạt chuẩn phổ cập GD trung học cơ sở từ năm 2005.

Cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư xây dựng. Đến nay, toàn tỉnh có 3.704 phòng học. Số phòng được xây dựng kiên cố: 1.661 phòng, số phòng học cấp 4: 1.456 phòng, số phòng học tạm: 587 phòng, không có trường nào học 3 ca. Việc mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đảm bảo và thường xuyên được kiểm tra, giám sát.

Đội ngũ GV các bậc học đã phát triển cả về số lượng và chất lượng theo hướng chuẩn hoá. Số cán bộ, GV và nhân viên ở các bậc học có 6.838 người. Trong đó: Khối phòng GD&ĐT huyện, thị xã có 5.825 người; Khối các trường THPT và các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT quản lý có 1.013 người.

Tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao: mầm non 99,9%, tiểu học 99,8%, trung học cơ sở 99,9% và THPT 100%. Toàn ngành có 09 chuyên viên chính, 39 thạc sỹ và 23 người đang theo học thạc sỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

GD mầm non

Phát triển đến mọi địa bàn dân cư, các lớp mẫu giáo 5 tuổi được ưu tiên mở đến các thôn bản vùng sâu, vùng xa, công tác tuyên truyền vận động phát triển số lượng trường, nhóm trẻ được đẩy mạnh trong cộng đồng. Chất lượng GD ngày càng được nâng cao.

Kết quả năm học 2010-2011:

Số trường: 116 trường, với 16.333 trẻ. Trong đó trẻ nhà trẻ có 279 nhóm trẻ, với 3.271 cháu, tỷ lệ huy động đạt 30,52%. Trẻ mẫu giáo có 757 lớp, với 13.062 cháu, tỷ lệ huy động 96,49% (trong đó mẫu giáo 5 tuổi có 423 lớp, với 4.291 cháu, tỷ lệ huy động đạt 100%).

Chất lượng: Số trẻ suy dinh dưỡng 1.947 cháu, tỷ lệ 11,92%. 100% trẻ đến trường được kiểm tra và theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Chất lượng chăm sóc: Trẻ đạt kênh A: 14.386 cháu đạt 88,07%.

GD phổ thông

Năm học 2010-2011 cả tỉnh có 222 trường phổ thông từ tiểu học đến THPT, với 2.417 lớp và 49.876 HS. Trong đó:

Tiểu học có 110 trường, 1.504 lớp, 22.971 HS. Trung học cơ sở có 77 trường, 649 lớp, 16.911 HS. THPT có 15 trường, 264 lớp, 9.994 HS.

Năm học 2010-2011 được xác định là “Năm học tiếp tục đổi mới quản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận

động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng thời phát huy kết quả 4 năm thực hiện cuộc vận động “Hai không” đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên trong các cơ quan quản lý và các cơ sở GD. Chính vì vậy, việc đánh giá, xếp loại 2 mặt GD cho HS đã đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vào thực chất hơn, tỷ lệ HS xếp loại học lực khá, giỏi ở các cấp giảm so với các năm trước. Hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra, thi cử giảm hẳn, kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT được tổ chức nghiêm túc ở các hội đồng thi. Trong 2 năm học gần đây số HS tốt nghiệp THPT tăng lên (năm học 2009- 2010: THPT đạt 69,30%, GD thường xuyên đạt 43,64%; năm học 2010-2011: THPT đạt 93,61%, GD thường xuyên đạt 88,86%). Tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia ngày càng tăng. Tỷ lệ thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước.

Kết quả xếp loại 2 mặt GD của các cấp học như sau:

Cấp học Tổng số HS Hạnh kiểm (Tỷ lệ %) Xếp loại GD (Tỷ lệ %) Đạt Chƣa đạt Không XL Giỏi Khá TB Yếu Tiểu học 22.971 98,62 0,90 0,48 21,48 32,17 39,81 6,52 Cấp học Tổng số HS

Xếp loại văn hoá (Tỷ lệ%) Xếp loại hạnh kiểm (Tỷ lệ%)

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

THCS 16.911 3,84 25,00 50,50 20,00 0,66 60,72 31,52 7,13 0,63

THPT 9.994 0,74 10,41 37,85 45,50 5,50 40,75 38,24 18,26 2,75

Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê trường, lớp, số học sinh năm học 2010-2011

GD thƣờng xuyên

Tính đến tháng 7/2011 cả tỉnh có 01 trung tâm GDTX cấp tỉnh, 06 trung tâm GDTX cấp huyện (trong đó có 04 trung tâm GDTX cấp huyện mới được thành lập) đáp ứng đủ nhu cầu “học tập suốt đời” cho mọi người dân. Đã mở được 36 lớp bổ túc văn hoá với 857 học viên (bổ túc trung học cơ sở: 23 lớp, 335 học viên; bổ túc THPT: 13 lớp, 522 học viên).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cấp học

Tổng số HS

Xếp loại văn hoá (Tỷ lệ%) Xếp loại hạnh kiểm (Tỷ lệ%)

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu KXL

BTTHCS 335 0 1,49 98,21 0,3 0 63,28 31,94 1,79 0 2,99 BTTHPT 522 0 0,57 36,59 54,60 8,24 14,18 40,04 25,29 1,91 18,58

Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê trường, lớp, số học sinh năm học 2010-2011

Ngoài hệ thống các trung tâm GDTX, hiện nay trên địa bàn tỉnh mỗi xã/phường/thị trấn có 01 trung tâm học tập cộng đồng phục vụ việc nâng cao dân trí cho mỗi địa phương, góp phần đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật đến với người dân đang lao động sản xuất.

GD đại học, cao đẳng

Trên địa bàn có 01 trường cao đẳng cộng đồng với hơn 1000 sinh viên. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong năm học 2010-2011 là 92 người. Nhà trường có chức năng, nhiệm vụ đào tạo đa cấp, đa ngành, đa nghề,

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 126)