Lý luận về quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 126)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Lý luận về quản lý giáo dục

1.3.1. Khái niệm quản lý

Quản lý là một dạng lao động xã hội, gắn liền và phát triển cùng với lịch sử phát triển của nhân loại. Quản lý là lao động đặc biệt, điều khiển các hoạt động lao động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao, đồng thời nó là sản phẩm có tính lịch sử, tính đặc thù. Đề cập tới khái niệm này, có nhiều quan điểm, sau đây là một số các quan niệm về khái niệm quản lý:

- Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) nhằm làm cho tổ

chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [7, 16].

- Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Theo tác giả Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điểu khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà

quản lý, phù hợp với qui luật khách quan” [25].

Từ các khái niệm trên cho thấy, tuy về mặt cấu trúc khái niệm có khác nhau, song đều thể hiện những điểm chung, đó là:

+ Có chủ thể quản lý: “Ai quản lý”, tác nhân tạo ra các tác động. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức.

+ Có chủ thể bị quản lý: “Quản lý ai”, “Quản lý cái gì”, (còn gọi đối

tượng quản lý; khách thể quản lý).

+ Có mục tiêu quản lý: Là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các tác động lên đối tượng quản lý.

Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý, còn chủ thể bị quản lý tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần, có giá trị sử dụng trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người, thoả mãn mục tiêu của quản lý.

Như vậy: Quản lý là cách thức tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên chủ thể bị quản lý bằng các chế định xã hội, bằng tổ chức, nhân lực, tài lực và vật lực, bằng năng lực phẩm chất, uy tín của người quản lý (cơ quan quản lý) nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức nhằm đạt được mục đích, thỏa mãn mục tiêu quản lý.

Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. Tổ hợp các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản lý, nội dung lao động của đội ngũ cán bộ quản lý, có bốn chức năng cơ bản là:

- Chức năng kế hoạch hoá: Lập kế hoạch (kế hoạch hoá) là chức năng cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những phương án hành động trong tương lai, cho toàn bộ và từng bộ phận của một tổ chức, cơ sở, nó bao gồm lựa chọn các mục tiêu, xác định các phương thức để đạt mục tiêu. Lập kế hoạch đòi hỏi nhà quản lý phải nắm chắc thông tin, làm tốt công tác dự báo cùng với sự tham gia dân chủ của mọi thành viên, bởi họ là những người làm cho kế hoạch được thực hiện. Lập kế hoạch đi trước việc thực hiện các chức năng quản lý khác, bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong một thời gian nhất định của một hệ thống.

- Chức năng tổ chức: Tổ chức là sắp xếp một cách khoa học những yếu

tố cấu thành một hệ toàn vẹn, nhằm đảm bảo chúng tương tác với nhau một cách tối ưu đưa hệ tới mục tiêu. Nói đến hoạt động tổ chức nghĩa là nói đến hoạt động của chủ thể quản lý để tổ chức khách thể quản lý và tự tổ chức chính mình.

- Chức năng chỉ đạo: Chỉ đạo là điều hành, huy động lực lượng vào việc

thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu của tổ chức. Chỉ đạo là một chức năng mang tính tác nghiệp. Trên thực tế nhà quản lý đã sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các đối tượng bị quản lý, duy trì các mối quan hệ trong tổ chức, làm cho tổ chức hoạt động đạt được mục tiêu.

- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là chức năng của người quản lý nhằm

đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ quản lý vận hành tối ưu, đạt được mục tiêu đề ra. Kiểm tra là nhằm xác minh kết quả thực hiện kế hoạch trên thực tế, phát hiện những sai lệch, đề ra những biện pháp uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra không hẳn là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ quản lý, bởi kiểm tra không chỉ diễn ra khi công việc đã hoàn thành, có kết quả mà nó diễn ra trong suốt quá trình từ đầu đến cuối, từ lúc chuẩn bị xây dựng kế hoạch. Kiểm tra cung cấp thông tin cho quản lý, mà thông tin là chất liệu cho các quyết định quản lý, làm cho hệ quản lý vận hành linh hoạt, thích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ứng với sự thay đổi của môi trường. Bởi vậy, quản lý, lãnh đạo mà thiếu kiểm tra thì coi như không quản lý, không lãnh đạo.

Bốn chức năng quản lý gắn bó mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, vận động phát triển và không ngừng biến đổi tạo thành một chu trình quản lý thống nhất như sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa các chức năng trong chu trình quản lý

Ngoài 4 chức năng trên trong một chu trình quản lý, chủ thể quản lý phải sử dụng thông tin như là một công cụ để thực hiện các chức năng.

1.3.2. Khái niệm quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội. Với các cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra nhiều khái niệm về QLGD.

Đối với cấp vĩ mô: QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý

thức, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở GD là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển GD, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành GD.

Đối với cấp vi mô: QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự

giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ Kế hoạch hóa

Kiểm tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thể quản lý đến tập thể GV, công nhân viên, HS, cha mẹ HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nhà trường.

Định nghĩa một cách chung nhất theo nhà khoa học GS.VS Phạm Minh Hạc:

Quản lý GD là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật

của chủ thể quản lý nhằm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí GD tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD với thế hệ trẻ và với từng HS”.

Vậy, QLGD được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong lĩnh vực GD, nói một cách rõ ràng đầy đủ hơn, quản lý là hệ thống những tác động có mục đính, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống GD quốc dân, các cơ sở GD nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng GD nhằm đẩy mạnh công tác GD theo yêu cầu phát triển của xã hội.

1.3.3. Khái niệm quản lý nhà trƣờng

1.3.3.1. Khái niệm nhà trường

Nhà trường là một thể chế xã hội - nhà nước là một đơn vị tổ chức hoàn chỉnh, một cơ quan GD chuyên thực hiện chức năng GD - Đào tạo của nhà nước và cộng đồng xã hội chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống. Nhà trường - Thiết chế hiện thực hoá sứ mệnh của của nền GD trong đời sống kinh tế - xã hội.

1.3.3.2. Khái niệm quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một phạm vi cụ thể của quản lý hệ thống GD. Theo GS.VS Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vậy, quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến con người (GV, cán bộ nhân viên và HS), đến các nguồn lực

(cơ sở vật chất, tài chính, thông tin,…) hợp quy luật (quy luật quản lý, quy

luật GD, quy luật tâm lý…) nhằm đạt mục tiêu GD.

1.3.3.3. Bản chất của quản lý nhà trường

Bản chất của quản lý nhà trường là quản lý mọi hoạt động DH và hoạt động GD làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu GD. Nhà trường có tổ chức dạy, học và GD tốt mới cụ thể hoá được đường lối thành hiện thực, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân và đất nước.

Quản lý nhà trường bao gồm tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS và và các cán bộ khác nhằm:

- Tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư lực lượng xã hội đóng góp và lao động xây dựng vốn tự có.

- Hướng dẫn vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ.

- Thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch và đào tạo đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới.

1.3.3.4. Chức năng của quản lý nhà trường

Chức năng của quản lý nhà trường trước hết phải thực hiện đầy đủ chức năng của quản lý nói chung. Đồng thời ở nhà trường có chức năng cụ thể là quản lý quá trình DH và quá trình GD. Chức năng đó cần được cụ thể hoá một cách chặt chẽ thông qua kế hoạch đào tạo. Việc xây dựng nề nếp DH nhằm mục đích đảm bảo các kế hoạch quy chế đào tạo, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, hấp dẫn với kỷ luật tự giác và tình cảm trách nhiệm, xây dựng mối quan hệ cộng tác giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau giữa GV và HS… Mục tiêu cuối cùng của hoạt động này là nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình GD và đào tạo trong nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.3.5. Nội dung của quản lý nhà trường bao gồm

* Quản lý hoạt động DH:

Hoạt động DH là hoạt động trung tâm của nhà trường, nó chi phối mọi hoạt động GD khác trong nhà trường. Nó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để GD thế hệ trẻ và thực hiện mục đích cao nhất của nhà trường. Vì vậy, có thể nói trọng tâm của quản lý nhà trường là quản lý quá trình DH, quản lý việc chấp hành các quy định về hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS, đảm bảo cho các hoạt động đó được tiến hành tự giác, có nền nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả cao.

- Quản lý hoạt động của thầy: Quản lý việc thực hiện chương trình, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV, quản lý việc dự giờ thao giảng và tự bồi dưỡng của GV, quản lý việc thực hiện công tác nghiên cứu khoa học của GV.

- Quản lý hoạt động học tập của trò: Quản lý việc thực hiện giờ giấc học tập, tinh thần và ý thức học tập, phương pháp học tập…

* Quản lý hoạt động GD:

Quản lý mọi hoạt động GD của nhà trường đảm bảo đúng mục tiêu GD của Đảng, Nhà nước đó là đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo thích ứng với việc làm trong xã hội.

* Quản lý hoạt động phối hợp

Trong nhà trường có nhiều bộ phận, mọi hoạt động của nhà trường nói chung đều là các hoạt động mang tính phối hợp. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận góp phần làm cho các hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.

* Quản lý tài chính và CSVC

- Quản lý CSVC: Tài sản của nhà trường bao gồm đất đai, nhà xưởng, công trình xây dựng, các trang thiết bị được Nhà nước giao cho trường quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lý và sử dụng hoặc do đầu tư mua sắm xây dựng và các hoạt động khác. Quản lý tài sản nói chung và quản lý CSVC - kỹ thuật phục vụ cho quá trình DH nói riêng phải đảm bảo được các yêu cầu liên quan mật thiết với nhau là: Đảm bảo đủ CSVC - kỹ thuật trong quá trình DH, quản lý tốt CSVC - kỹ thuật của nhà trường.

- Quản lý tài chính: Trong bất kỳ tổ chức đơn vị nào thì nguồn kinh phí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động. Nếu nhà trường tạo được nguồn kinh phí tốt và sử dụng đúng mục đích tức là đã quản lý tốt nguồn tài chính của đơn vị mình.

Tóm lại: Quản lý nhà trường chính là sự tác động có ý thức, có kế

hoạch và có mục đích của chủ thể quản lý đến tất cả các hoạt động trong nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu hoạt động của nhà trường.

1.4. MỘT SỐ NỘI DUNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PPDH Ở TRƢỜNG THPT 1.4.1. Khái niệm về chỉ đạo đổi mới PPDH ở trƣờng THPT

Chỉ đạo đổi mới PPDH ở trường THPT là quá trình vạch ra đường lối, kế hoạch, là sự huy động các lực lượng trong nhà trường vào việc cải tiến những hình thức và cách thức làm việc kém hiệu quả của GV và HS trong quá trình DH nhằm nâng cao chất lượng GD, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.

1.4.2. Nội dung chỉ đạo đổi mới PPDH ở trƣờng THPT

Trong quản lý đổi mới chương trình GD THPT người hiệu trưởng cần thể hiện rõ vai trò trong quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, thiết bị và đánh giá GD một cách đồng bộ, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng GD. Muốn vậy, người hiệu trưởng cần phải có những biện pháp tích cực trong chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH. Để chỉ đạo đổi mới PPDH thành công hiệu trưởng cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nâng cao nhận thức về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của công cuộc đổi mới nhà trường nói chung và đổi mới PPDH cho cán bộ quản lý, GV bằng việc triển khai các văn bản chỉ đạo của ngành về việc thực hiện nhiệm vụ năm học, về chuyên môn...

- Tạo điều kiện cho GV được đi học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn (vượt chuẩn) và các lớp tập huấn chuyên đề do ngành tổ chức.

- Chỉ đạo xây dựng các chuyên đề thiết thực phục vụ cho việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá.

- Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đổi mới PPDH cho GV thông

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thống vùng cao tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)